Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì

Skip to content

Các bộ phận trong khách sạn đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Sơ đồ các tổ chức chỉ rõ các bộ phận, các vị trí nhân sự trong khách sạn với chức năng cụ thể, rõ ràng. Dựa vào sơ đồ tổ chức này, nhân sự khách sạn sẽ có thể làm việc và phối hợp nhịp nhàng với nhau. Vậy một sơ đồ các bộ phận trong khách sạn hoàn chỉnh sẽ như thế nào đây?

  • Bộ phận Tiền sảnh: Front Office Department
  • Bộ phận Buồng phòng: Housekeeping Department
  • Bộ phận Ẩm thực: F&B Department
  • Bộ phận Nhân sự: Human Resources Department
  • Bộ phận Kinh doanh: Sales Department
  • Bộ phận Tài chính – Kế toán: Financial Accounting Department
  • Bộ phận Kỹ thuật: Maintenance/Engineering Department
Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Các bộ phận trong khách sạn có tên bằng tiếng Anh riêng biệt

Bộ phận Tiền sảnh

  • Giám đốc bộ phận lễ tân (Front Office Manager – FOM)
  • Giám đốc sảnh (Duty Manager)
  • Nhân viên hành lý và đứng cửa (Bellman – Door man)
  • Nhân viên lễ tân (Receptionist)
  • Nhân viên thu ngân (Cashier)
  • Nhân viên concierge

Bộ phận Buồng phòng

  • Giám đốc Buồng (Housekeeping Manager)
  • Giám sát Buồng (Housekeeping Supervisor)
  • Nhân viên làm phòng (Room Attendant)
  • Nhân viên vệ sinh công cộng (Public Area Cleaner)
  • Nhân viên kho vải (Linen Room)
  • Nhân viên giặt là (Laundry)
  • Nhân viên làm vườn, diệt côn trùng (Gardener/ Pest Control)
  • Nhân viên trông trẻ (Babysitter)

Bộ phận F&B

  • Giám đốc Ẩm thực (F&B Manager)
  • Trưởng nhà hàng (Restaurant Manager)
  • Giám sát nhà hàng (Restaurant Supervisor)
  • Nhân viên đứng cửa (Hostess)
  • Nhân viên điểm món (Order Taker)
  • Nhân viên chạy món (Food Runner)
  • Nhân viên phục vụ (Waiter/ Waitress)
  • Nhân viên tiệc (Banquet Staff)
  • Tổ trưởng Bar/ Pub (Bar/ Pub Manager)
  • Nhân viên pha chế đồ uống (Bartender)
  • Bếp trưởng Âu, Á, Việt (Chef)
  • Bộ phận chảo (Pan)
  • Bộ phận thớt (Chop)
  • Bếp bánh (Bakery)
  • Phụ bếp (Cook Assistant)
  • Nhân viên rửa bát (Steward)

Xem thêm 

  • Nhiệm vụ và công việc của bộ phận kỹ thuật trong khách sạn

Bộ phận Kinh doanh

  • Giám đốc kinh doanh (Sales & Marketing Manager)
  • Nhân viên quan hệ khách hàng (PR, Guest Relation)
  • Nhân viên Sales nhà hàng và tiệc (Sales Banquet – F&B)

Bộ phận Kỹ thuật (Engineering)

  • Giám đốc bộ phận Kỹ thuật (Maintenance/ Engineering)
  • Thợ điện (Electrical Engineer)
  • Thợ ước (Plumber)
  • Thợ mộc (Carpenter)
  • Thợ sơn (Painter)
  • Thợ điện lạnh (AC Chiller)
  • Nhân viên IT (IT Man)

Bộ phận Nhân sự

  • Giám đốc bộ phận Hành chính – nhân sự (Administration/ HR Manager)
  • Tổ trưởng nhân sự (HR Manager)
  • Nhân viên lương, bảo hiểm (Payroll/ Insurance)
  • Nhân viên pháp lý (Legal Officer)

Bộ phận Tài chính – Kế toán

  • Giám đốc tài chính, kế toán (Chief Accountant/ Accounting Manager)
  • Kế toán tổng hợp (General Accountant)
  • Kế toán công nợ (Debt Accountant)
  • Kế toán nội bộ (Auditor)
  • Thu ngân (Cashier)
  • Thủ quỹ (Cash Keeper)

Đây là bộ phận có chức năng như chiếc cầu nối giữa khách và các dịch vụ trong khách sạn. Lễ tân là cơ quan đầu não trong khách sạn, tiếp nhận thông tin từ nhiều bộ phận như Buồng phòng, Nhà hàng, Kỹ thuật… và là bộ phận phải nắm rõ quy trình đón tiếp khách hàng

Bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức khách sạn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của khách sạn, góp phần mang lại những căn phòng sạch sẽ, gọn gàng chính là Buồng phòng. Bộ phận này làm việc nhiều với Lễ tân, Nhà hàng…

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Các bộ phận hoạt động hỗ trợ lẫn nhau để bộ máy tổ chức vận hành hiệu quả nhất

Nhà hàng phục vụ nhu cần ăn uống cho khách là bộ phận mang lại doanh thu cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận Buồng phòng, thường làm việc với Lễ tân, Buồng phòng…

Nhân sự là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và tuyển dụng nhân lực trong khách sạn. Bộ phận này thường bao gồm các vị trí như HR manager (quản lý nhân sự), payroll/insurance (nhân viên lương/bảo hiểm), legal officer (nhân viên pháp lý)…

Bộ phận Kinh doanh đảm nhận công việc tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận trong khách sạn như Buồng phòng, Nhà hàng…, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

Tài chính – Kế toán là bộ phận quyết định các chiến lược về tài chính, tìm kiếm nguồn vốn cho khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận còn thực hiện theo dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ…

Kỹ thuật là bộ phận đảm nhận quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất và kỹ thuật trong khách sạn, làm việc nhiều với Lễ tân, Buồng phòng…

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về các bộ phận trong khách sạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học để trau dồi kiến thức và kỹ năng trong ngành, hãy tìm hiểu khóa học Nghiệp vụ Quản lý Nhà hàng Khách sạn của Hướng Nghiệp Á Âu. Bạn có thể để lại thông tin tại form đăng ký hoặc gọi tới số hotline miễn phí để được tư vấn.

Tôi có đầu tiên tham dự cuộc họp HODs, lúc đó tôi cũng không hiểu HODs là gì, chỉ nghĩ nó là cuộc họp của ban lãnh đạo. Nhưng sau khi tìm hiểu tôi biết HODs là viết tắt của cụm từ gì và hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các bạn.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
HODs là gì?

HODs = Head Of Departments – Thuật ngữ này có nghĩa là Các trưởng bộ phận của một tổ chức, doanh nghiệp hay khách sạn. HODs giữ vai trò trong việc vận hành của doanh nghiệp, tổ chức. Đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra suôn sẻ, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Ở các khách sạn 4-5 sao, cuộc họp HODs diễn ra hàng ngày còn  đối với các khách sạn nhỏ hơn cuộc họp HODs thường được tổ chức 1-2 lần mỗi tuần. Thành phần tham gia họp là các Trưởng bộ phận, Giám đốc khách sạn là người điều phối cuộc họp. Ngoài ra, còn có thư ký ghi chép nội dung cuộc họp. Nội dung các cuộc họp HODs là báo cáo tình hình hoạt động của bộ phận, các vấn đề liên quan đến khách hàng, nhân viên, phương án giải quyết, đề xuất tương lai. Dưới đây là các vị trí HODs tham gia cuộc họp:

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Bản mô tả công việc phó giám đốc khách sạn

Giám đốc khách sạn là người quản lý cao nhất trong khách sạn, chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động trong khách sạn, đảm bảo đem lại hiệu quả cao nhất. Công việc cụ thể là tạo ra mô trường làm việc thân thiện, năng suất cao, quản lý chất lượng dịch vụ, quản trị tài sản, quản trị con người, hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Bản mô tả công việc trưởng phòng nhân sự khách sạn

Trưởng phòng nhân sự là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, tổ chức hoạt động của phòng nhân sự. Quản lý ngân sách, hệ thống các chính sách, quy định, quy chế về nhân sự. Lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của khách sạn…

Đừng bỏ lỡ:  Phỏng vấn vòng 2 toàn tập

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Trưởng bộ phận lễ tân

Trưởng bộ phận lễ tân là quản lý hoạt động bộ phận sao cho hiệu quả, đúng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn đề ra. Công việc cụ thể là: Điều phối công việc bộ phận lễ tân; Đón tiếp khách VIP, khách đoàn, khách trung thành, khách ở dài hạn; Xử lý các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng; Tuyển chọn và đào tạo nhân sự lễ tân.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Trưởng bộ phận buồng phòng

Trưởng bộ phận buồng phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát và phối kết hợp tất cả các hoạt động của bộ phận buồng phòng. Đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh, bảo dưỡng, các yêu cầu của phòng khách, nhà hàng, phòng tiệc, khu vực công cộng.

  • Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận.
  • Quản lý, điều phối các hoạt động của bộ phận.
  • Giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng.
  • Tuyển chọn nhân sự cho bộ phận.
  • Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên.
Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Director of sales là gì?

Trưởng bộ phận kinh doanh tiếp thị chịu trách nhiệm bán phòng và các dịch vụ khách sạn, lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện triển khai. Quản lý đội ngũ nhân sự phòng kinh doanh, bao gồm giao việc, giám sát, kiểm tra hiệu quả. Trưởng bộ phận kinh doanh tiếp thị kết hợp với Giám đốc và các trưởng bộ phận đảm bảo mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Lên kế hoạch làm việc hàng tuần, tháng, quý, năm. Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên kinh doanh tiếp thị.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Bản mô tả công việc F&B Manager

Trưởng bộ phận ẩm thực chịu trách nhiệm quản lý bộ phận ẩm thực tại các khách sạn, resort, khu kinh doanh ẩm thực. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến ẩm thực từ nhà hàng, bar, phòng trà, tiệc cưới, hội nghị… Quản lý nhân viên, quản lý tiêu chuẩn phục vụ, quản lý hàng hoá, tài sản, giải quyết sự cố và khiếu nại của khách. Tham gia tuyển dụng và đào tạo đội ngũ F&B.

Đừng bỏ lỡ:  Năng lực là gì? 12 năng lực cốt lõi của ứng viên tiềm năng

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Mẫu CV xin việc bếp trưởng tiếng Anh

Bếp trưởng chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp. Đảm bảo chất lượng món phục vụ thực khách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo duy trì chi phí thực phẩm ở mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, bếp trưởng còn phải đảm nhận công tác tuyển chọn, đào tạo và quản lý nhân viên bộ phận bếp.

  • Đảm bảo chất lượng món ăn
  • Điều hành công việc bộ phận
  • Quản lý hàng hóa trong bếp
  • Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Quản lý công cụ, dụng cụ, tài sản được giao
  • Quản lý nhân sự bộ phận bếp
  • Trực tiếp chế biến và nấu món
  • Tham gia hoạt động kinh doanh
  • Phối hợp với các bộ phận
Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Công việc phải làm hàng ngày của kế toán nhà hàng khách sạn

Trưởng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm giám sát và chỉ đạo mọi vấn đề kế toán và tài chính. Tư vấn chính sách tài chính, kế toán cho giám đốc, chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản lý và đánh giá được khả năng làm việc của các vị trí kế toán trong phòng.

Kiểm soát và ký toàn bộ các hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung cấp hàng hóa, hợp đồng bán phòng và dịch vụ trước khi chuyển giám đốc ký. Đảm bảo rằng tất cả các vấn đề về thuế đang được kiểm soát & xử lý một cách hợp lý và phù hợp với công ty và pháp luật…..

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Nhân viên thực hiện công việc bảo trì

Trưởng bộ phận kỹ thuật, bảo trì là người chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống, thiết bị hoạt động trong tình trạng tốt, không bị gián đoạn. Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì định kỳ và bảo trì ngăn ngừa cho hệ thống kỹ thuật. Nhận biết và cảnh báo các rủi ro của đơn vị trong quá trình vận hành, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, giảm thiểu rủi ro.

Tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của Bộ phận Kỹ thuật. Phân công, giao việc, điều động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên dưới quyền thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ Phận Kỹ thuật.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Kiểm soát thiết bị an ninh khách sạn

Trưởng bộ phận an ninh sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tại bộ phận nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản khách sạn, khách hàng và nhân viên. Đại diện cho khách sạn làm việc với cơ quan chức năng theo đúng quyền hạn và chức năng của bộ phận an ninh, an toàn như: Công an khu vực, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy….

Đừng bỏ lỡ:  Bar Manager là gì? Bản mô tả công việc Bar Manager

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Bộ phận giải trí trong sơ đồ khách sạn 5 sao

Trưởng bộ phận giải trí chịu trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động của bộ phận giải trí. Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của các bộ phận. Thúc đẩy, giám sát nhân viên các bộ phận đảm bảo qui trình, tiêu chuẩn của khách sạn. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của các nhân viên trong bộ phận.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Kiểm soát việc sử dụng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của khách sạn đúng qui trình. Quản lý chi phí của bộ phận. Đảm bảo an toàn cho du khách khi sử dụng dịch vụ.Tham gia họp giao ban và báo cáo kết quả công việc hàng ngày của bộ phận cho Giám đốc điều hành.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Bộ phận thể thao trong sơ đồ khách sạn 5 sao

Trưởng bộ phận thể thao chịu trách nhiệm quản lý họp động bể bơi, thể thao nước, thuyền buồm, cano, lướt ván, sân golf, phòng tập thể hình, thể dục nhịp điệu. Quản lý, phân công công việc cho giám sát, nhân viên bộ phận. Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân viên bộ phận.

Giám đốc khách sạn tiếng Anh là gì
Mô tả công việc nhân viên IT khách sạn

Trưởng bộ phận IT chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin của khách sạn. Dưới quản lý  IT có thêm các vị trí như: Trợ lý, nhân viên IT, nhân viên thiết kế, nhân viên quản trị web ….

Hotelcareers.vn vừa chia sẻ với các bạn HODs là gì? Các HODs trong khách sạn. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!