Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt

Để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu khái niệm nhà quản trị là gì và những kỹ năng cần thiết nào khiến bạn trở thành một nhà quản trị đúng nghĩa? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết ngay sau đây.

Nhà quản trị là gì? 

Nhà quản trị là người đứng ra tổ chức và chỉ đạo các công việc của người khác. Họ chịu trách nhiệm trong vấn đề lên kế hoạch, điều khiển và giám sát nhân sự, tài chính trong công ty. Nói chính xác hơn, mục tiêu mà nhà quản trị thực hiện được được thông qua người khác và giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đó. Dựa theo mức độ quy mô của từng doanh nghiệp mà vị trí của các nhà quản trị cũng rất đa dạng như trưởng phòng, quản đốc hay tổng giám đốc điều hành …

Nhà quản trị cần có những kỹ năng gì?

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám trở nên khác biệt

Vai trò của nhà quản trị là luôn luôn phải có khả năng nhìn xa trông rộng, phải luôn suy nghĩ đến những thứ mà người khác chưa nghĩ tới. Họ luôn biết rằng đâu là việc cần hoàn thành và cái gì phải làm được bây giờ.

Nếu một nhà quản trị không có những ý tưởng mới, không tiếp tục dự đoán những cạnh trong của mình, không có ý tưởng táo bạo thì chắc chắn không bao giờ trở thành một nhà quản trị giỏi được mà mãi mãi chỉ là một người quản lý tầm thấp mà thôi. Chính vì vậy nhà quản trị phải biết nhìn xa trông rộng, luôn luôn tìm kiếm những cơ hội mới và đầy tiềm năng.

Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Nhà quản trị phải có chiến lược

Không những có khả năng nhìn xa trông rộng mà nhà quản trị còn phải có sự quả quyết. Bạn phải đưa ra những quyết định mà thường người ta sẽ run sợ không dám tiếp cận. Đôi khi một nhà quản trị phải có chút nhẫn tâm thì mới có thể mang lại lợi ích cho cả tập thể lớn và từng cá nhân nhỏ được.

► Xem thêm: Các khái niệm quản trị giúp bạn hiểu thêm về từng vị trí công việc trong ngành nghề này

Có đầu óc kinh doanh

Cách xây dựng nên một nhà lãnh đạo chính là khả năng kinh doanh giỏi. Chính vì vậy quy tắc biết điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình hoàn toàn là quan trọng. Bởi vì chỉ khi luôn nghĩ đến việc mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp thì họ mới không bị sai sót và luôn đưa ra được quyết định đúng. Không một nhà quản trị nào có thể thành công và tài giỏi nếu không đặt ra câu hỏi: Điều gì tốt và không tốt cho doanh nghiệp của mình?.

Đứng ra chịu trách nhiệm trong các quyết định của bản thân

Việc xem xét lại những quyết định trước đó vô cùng quan trọng. Quy tắc này giúp cho các nhà quản trị có thể biết được thế mạnh cũng như cũng điểm yếu của họ. Để từ đó họ có thể đẩy mạnh ưu điểm của mình hơn và kèm theo đó là cần hoàn thiện và bổ sung những điều còn thiếu sót.

Biết phát triển các kế hoạch

Một nhà quản trị giỏi luôn luôn biết đặt những câu hỏi: Doanh nghiệp cần tôi đóng góp những gì? Bao lâu thì tôi sẽ làm được điều đó? Sau đó rồi thì anh ta sẽ vạch ra những bước kế hoạch hành động từ sự ưu tiên

Hay là kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn như nào? Các nhà quản trị giỏi chính là người lúc nào cũng tiến hành các bước theo trình tự đúng quy định như là nhận diện sự việc, vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề. Phân loại từng vấn để thành ý nhỏ và sau cùng là đưa ra các giải pháp để giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy nhớ là một nhà quản lý giỏi thì không được bỏ qua các bước nào cả nhé.

Tập trung vào cơ hội, sẵn sàng chấp nhận thất bại

Là một nhà quản trị giỏi thì họ luôn coi sự thay đổi đó chính là cơ hội cần nắm bắt hơn là mối đe dọa nguy hiểm. Vì họ luôn biết trở ngại không bao giờ vượt quá cơ hội cả. Công việc của nhà quản trị giỏi là phải biết tận dụng những cơ hội lớn một cách triệt để chứ không phải là e ngại rồi sợ hãi rằng chắc chắn sẽ không làm được. Có một câu rất hay đó là: Nếu không phá được, thì đừng đóng cho nó chặt thêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thể phá vỡ thì gì đó ngay bây giờ thì sau này sẽ có thể, cứ ưu tiên giải quyết nó thì sẽ tránh được nhiều rắc rối sau này mà thôi.

Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Nhà quản lý phải biết chấp nhận thất bại

Sẵn sàng chấp nhận sự thất bại đây chính là một đức tính mà nhà quản trị muốn giỏi cần phải có. Một nhà quản trị không bao giờ muốn sự thất bại, luôn làm mọi thứ, mọi việc để sự thất bại không xảy ra. Thế nhưng khi thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận, nhưng chấp nhận ở đây là họ biết sự thất bại sẽ khiến họ tiến xa hơn.

Điều hành cuộc họp một cách suôn sẻ, hiệu quả

Chức năng của nhà quản trị giỏi chính là không để mọi chuyện dây dưa, không có hướng giải quyết kịp thời và cụ thể. Mà nhà quản trị tài ba chính là người điều hành cuộc họp một cách hiệu quả nhất bằng việc đó là sẽ chấm dứt, đưa ra hướng giải quyết tốt nhất trong cuộc họp đó và những cuộc họp sau sẽ bàn về những vấn đề hoàn toàn mới. Như vậy thì mới điều hành tốt cũng như hiệu quả công việc cao hơn.

Tôn trọng vị thế của cả tập thế chưa không phải mình cá nhân

Muốn trở thành một nhà quản trị giỏi thì việc quan trọng nhất đó chính là chia sẻ hoặc trao quyền cho người khác. Đơn giản là bạn hãy thử nghĩ xem nếu như bạn độc chiếm quyền lợi, chỉ quan tâm đến bản thân mình thì liệu có được đồng nghiệp yêu mến, hay là hiệu quả công việc có cao. Muốn phát triển thì các nhà quản trị phải nghĩ đến quyền lợi cho cả tập thể, luôn đầu tư vào đội ngũ nhân viên giống như đang đầu tư vào chính bản thân mình. Có như vậy thì mới có thể cùng nhau phát triển được.

Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Nhà quản trị phải biết tạo động lực cho nhân viên

Chính vì vậy người quản trị giỏi chính là người luôn biết cách tạo động lực cho cả mình và nhân nhân viên. Trên hết là người quản trị giỏi luôn biết sử dụng người giỏi hơn mình để làm việc, xem họ chính là cánh tay đắc lực giúp việc cho mình. Một điều quan trọng nữa chính là bản cũng cần phải cải thiện lại bản thân mình, đừng quá chú tâm đến nhân viên mà bỏ quên bản thân. Dù cho bạn có là nhà quản lý thì chắc chắn bạn cũng có những mặt thế mạnh và hạn chế.

Vậy nên hãy tìm những mặt còn yếu kém của mình để cải thiện như việc đọc sách hay tham gia các khóa học cũng rất bổ ích vừa nâng cao kỹ năng lại trở thành một nhà quản trị tài giỏi hơn nữa.

Trên đây là 8 kĩ năng mà Tìm Việc Quản Trị muốn chia sẻ với những ai đang quan tâm và muốn trở thành một nhà quản trị cũng như hiểu rõ hơn khái niệm nhà quản trị là gì? Chúc các bạn thành công nhé!

Quản trị học là gì? Nhà quản trị là gì? Bài viết này của Luận Văn 24 sẽ giải đáp cho bạn tất cả những câu hỏi liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và các cấp bậc của nhà quản trị. Cùng khám phá ngay nào!

Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Định nghĩa nhà quản trị và các chức năng quản trị

Xem thêm:

  • Quản trị học là khoa học nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong các tổ chức; giải thích các hiện tượng quản trị và đề xuất những lí thuyết cùng những kĩ thuật nên áp dụng để giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Quản trị học cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản trị chức năng như quản trị sản xuất, quản trị tiếp thị, quản trị nhân sự, v.v… 
  • Quản trị học cũng là khoa học liên ngành vì nó sử dụng nhiều tri thức của nhiều ngành học khác nhau như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, v.v… 
  • Quản trị học là một khoa học, nhưng sự thực hành quản trị là một nghệ thuật. Nhà quản trị phải hiểu biết lý thuyết quản trị, linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể để có thể quản trị hữu hiệu.
  • Nhà quản trị là gì? Khái niệm Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.
  • Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. (Nguồn: Wikipedia.org)
  • Chức danh nhà quản trị có thể khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi trách nhiệm, lĩnh vực phụ trách và tính chuyên môn hóa; họ có thể là tổng giám đốc điều hành, chủ tịch, trưởng phòng, quản đốc phân xưởng…
  • Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. 
  • Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng tư duy một cách chiến lược – có tầm nhìn dài hạn và bao quát, xử lí thông tin, hoạch định, hiểu rõ mức độ phức tạp của hoàn cảnh và biết cách giảm thiểu sự phức tạp đó xuống mức độ đối phó được.
  • Kỹ năng này cần thiết cho nhà quản trị, nhưng đặc biệt quan trọng cho quản trị cấp cao. 

Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Kỹ năng nhận thức

Bạn đang mệt mỏi và căng thẳng khi phải làm các bài tiểu luận để kết thúc môn học? Bạn không có đủ thời gian để có thể hoàn thành tốt bài luận của mình? Đừng lo, hãy tham khảo Dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 24 ngay nhé. Chúng tôi sẽ giải quyết tất cả các vấn đề mà bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng.

  • Kỹ năng nhân sự là khả năng của nhà quản trị làm việc với người khác và thông qua người khác một cách hiệu quả. 
  • Kỹ năng này bao gồm khả năng động viên, tạo thuận lợi, điều phối, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết mâu thuẫn. 
  • Tạo điều kiện cho cấp dưới phát biểu ý kiến mà không sợ hãi, quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên và đặc biệt là phải tôn trọng và tin tưởng nhân viên, đừng làm cho nhân viên có cảm giác là họ bị quản lý. 
  • Kỹ năng chuyên môn là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc cụ thể. 
  • Kỹ năng này bao gồm sự tinh thông về các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị liên quan đến các chức năng cụ thể như marketing, sản xuất hoặc tài chính. Ngoài ra còn bao gồm những kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích và sử dụng các công cụ kĩ thuật để giải quyết vấn đề trong một lĩnh vực cụ thể.
  • Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm luận văn hay gặp khó khăn trong quá trình làm bài, hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ kinh tế ngành quản trị của Luận văn 24 – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
  • Nhà quản trị là người sẽ đại cho cả 1 tổ chức
  • Ở vai trò này, họ thường la những người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động ngoại giao quan trọng. 

Nhà quản trị là người sẽ đưa ra phương hướng và kế hoạch cho nhân viên và giám sát đánh giá hoạt động ấy của các nhân viên. 

4.3. Vai trò liên lạc 

  • Nhà quản trị sẽ giúp giữ liên lạc với các tổ chức, cá nhân ở bên ngoài của danh nghiệp. 
  • Nhà quản trị cũng sẽ giữ kết nối với các thành viên trong tổ chức lại với nhau

4.4. Vai trò thông tin 

  • Nhà quản trị thường là người tiếp nhận toàn bộ thông tin liên quan đến tổ chức. Để đảm bảo nắm bắt được toàn bộ những rủi ro và những mối đe dọa đến tổ chức. Từ đó giải quyết được nhanh chóng. 
  • Họ cũng là người sẽ phổ biến những thông tin quan trọng đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức của mình 
  • Họ cũng là người đại diện cung cấp những thông tin quan trọng của tổ chức ra bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ cho tổ chức của mình trước truyền thông, báo chí,…

4.5. Vai trò quyết định 

  • Nhà quản trị là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng với tổ chức. 
  • Họ giải quyết những rủi ro có thể xảy ra với tổ chức 
  • Đồng thời đưa ra những giải pháp để tổ chức pháp triển, cải thiện. 
  • Họ cũng có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực tối ưu nhất cho tổ chức. 

5. 4 chức năng của nhà quản trị

Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản trị có 4 chức năng chính như sau:

  • Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách thức để đạt được những mục tiêu đó.
  • Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ chức.
  • Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
  • Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những sai lệch so với mục tiêu.
Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
4 chức năng của nhà quản trị

6. 3 cấp bậc của nhà quản trị

Để dễ dàng cho việc nghiên cứu về quản trị, người ta thường chia các nhà quản trị trong một tổ chức thành ba cấp:

6.1. Nhà quản trị cấp cao 

  • Nhà quản trị cấp cao là nhóm nhỏ các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. 
  • Chức danh của Quản trị viên cấp cao là chủ tịch hội đồng quản trị, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc… 
  • Công việc của các quản trị viên cấp cao là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và có trách nhiệm quản lý các quan hệ công chúng. 
  • Quản trị viên cấp cao có nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu, chính sách và chiến lược cho toàn bộ tổ chức.

6.2. Nhà quản trị cấp trung gian

  • Nhà quản trị cấp trung gian đứng trên quản trị cấp cơ sở và ở dưới cấp quản trị cao cấp, là người nhận các chiến lược và chính sách chung từ nhà quản trị cấp cao rồi triển khai chúng thành các mục tiêu và kế hoạch chi tiết, cụ thể cho các quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.
  • Công việc của nhà quản trị cấp trung là phải tập trung các nỗ lực của họ vào việc phối hợp hoạt động của mọi người, xác định rõ những sản phẩm hay dịch vụ nào cần được sản xuất, và quyết định đưa các sản phẩm, dịch vụ đó đến người tiêu dùng như thế nào. 
  • Quản trị viên cấp trung thường mang các chức danh như: Trưởng phòng, trưởng ban, cửa hàng trưởng, quản đốc, trưởng khoa v.v…quản trị viên trung cấp có chức năng thực hiện kế hoạch và chính sách của tổ chức.
  • Mục tiêu chính của quản trị viên cấp trung là phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả và quản lý các nhóm công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Thế nào là nhà quản trị có nhân cách tốt
Nhà quản trị cấp trung gian

Tham khảo:

  • Nhà quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Một cách tổng quát, các nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ. 
  • Quản trị viên cấp cơ sở có thể được gọi là tổ trưởng, đốc công, trưởng bộ phận, v.v…tuỳ thuộc vào từng tổ chức và là những người giỏi về chuyên môn (cả kiến thức và kỹ năng) để chỉ dẫn và giám sát các thuộc viên trong công việc hằng ngày. 
  • Dưới quyền quản trị viên cấp cơ sở là những nhân viên tác nghiệp (công nhân) thực hiện các hoạt động sản xuất cơ bản (hàng hoá và dịch vụ). 
  • Nhiệm vụ của quản trị viên cấp cơ sở là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân trong các công việc thường ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. 
  • Mục tiêu chính của quản trị viên cấp cơ sở là đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức được cung cấp cho khách hàng từng ngày.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về khái niệm nhà quản trị là gì, chức năng và các cấp bậc của nhà quản trị. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.