Giải khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo

1. Tại sao nói nguyên liệu không phải là nguồn tài nguyên vô hạn?

2. Tại sao nhà náy sản xuất xi măng thường xây dựng ở địa phương có núi đá vôi?

3. Em hãy mô tả sơ đồ về chuỗi cung ứng một nguyên liệu cụ thể.

4. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là

A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản.

5. Cho các từ: vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu. Hãy chọn từ phù hợp với chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

a) Nước biển là (1)... dùng để sản xuất muối ăn, muối ăn là (2)... đùng để sản xuất nước muối sinh lí.

b) Xi măng là (1) ... dùng để làm bê tông trong xây dựng, Đá vôi là (2)... dùng để sản xuất xi măng.

6. Sơ đồ sau đây cho thấy cây mía có nhiều ứng dụng trong thực tế:

Giải khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo

Trong sơ đồ trên, hãy cho biết đâu là vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu? 

Xem lời giải

Chào bạn Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 124

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 6 trang 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 28: Nấm của Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 28 Chủ đề 8 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Khoa học tự nhiên Lớp 6 Bài 28: Nấm

Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống.

Trả lời:

Một số nấm thường gặp trong đời sống: nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm mốc, mọc nhĩ,...

Câu 2

Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được.

Trả lời:

Học sinh tự thực hiện vẽ nấm mốc và nấm đã quan sát được

Câu 3

Quan sát hình 28.1, 28.2 và trả lời câu hỏi:

Hãy nhận xét về hình dạng của nấm.

Trả lời:

Nấm có nhiều kích thước khác nhau, chung một hình dạng là hình mũ úp xuống.

Câu 4

Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát được ở hoạt động thực hành thuộc nhóm nấm đảm hay nấm túi?

Trả lời:

  • Nấm đảm: các bào tử nấm mọc phía mũ nấm.
  • Nấm túi:các bào tử mọc phía trên mũ nấm.

Câu 5

Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác

Trả lời:

Cấu tạo nấm độc khác với các nấm thường khác đó là có thêm một lớp bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm được gọi là vòng cuống nấm và bao gốc nấm.

Câu 6

Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loại nấm còn lại? Từ đó, em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào.

Trả lời:

Tế bào nấm men được cấu tạo từ một tế bào. Các loại nấm khác được cấu tạo từ nhiều tế bào

Phân biệt:

  • Nấm đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào.
  • Nấm đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào.

Câu 7

Quan sát hình 28.3, em hãy nêu vai trò của nấm trong tự nhiên.

Trả lời:

Vai trò của nấm trong tự nhiên: Nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủy rác hữu cơ, góp phần làm sạch môi trường.

Câu 8

Từ thông tin gợi ý trong hình 28.4, em hãy nêu vai trò của nấm đối với đời sống con người.

Trả lời:

Với đời sống con người, nấm có rất nhiều vai trò: nấm làm thực phẩm thức ăn hàng ngày của con người; nấm làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở; nấm là thành phần làm ra các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học;....

Câu 9

Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Một số bệnh do nấm gây ra:

  • Bệnh nấm da tay: xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy, ngứa, nhức, cảm giác nóng lòng bàn tay
  • Bệnh nấm mốc cá: trên da cá xuất hiện vùng trắng xám, sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông; cá bơi lội bất thường, da tróc vảy
  • Bệnh viêm phổi: sốt cao kéo dài, ho khan, đau ngực, khó chịu ở ngực
  • Bệnh mốc xám ở dâu tây: đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả quả, phủ một lớp mốc xám và làm cho quả bị khô; hoa và quả có thể bị nhiễm bệnh

Câu 10

Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

Trả lời:

Con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra: tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với cơ thể bị nhiễm bệnh, dùng chung đồ với người bệnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với bụi, đất chứa nấm gây bệnh.

Câu 11

Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ.

Trả lời:

Bởi vì môi trường sống của nấm rơm là rơm, rạ.

Câu 12

Có ý kiến cho rằng: "Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm." Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

Ý kiến trên sai. Bởi vì nơi trồng nấm phải là nơi thoáng mát và sạch sẽ. Sạch sẽ ở đây có nghĩa là phải xa nơi gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà vịt,...). Những nơi này thường bẩn, không thích hợp với điều kiện sống của nấm rơm.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 28

Bài 1

Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ.

Đáp án:

Đặc điểm để phân biệt:

  • Nấm đơn bào và đa bào: dựa vào cấu tạo tế bào.Ví dụ: nấm men và nấm hương
  • Nấm đảm và nấm túi: dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử. Ví dụ: nấm mốc và nấm mộc nhĩ
  • Nấm độc và nấm không độc: dựa vào đặc điểm bên ngoài, nấm độc có thêm vòng cuống nấm và bao gốc nấm xung quanh. Ví dụ: nấm độc tàn trắng và nấm hương

Bài 2

Em thấy nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết nào? Kể tên những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc xung quanh em.

Đáp án:

Nấm mốc thường xuất hiện ở điều kiện thời tiết: ẩm ướt, ấm áp

Một số vị trí thường thấy nấm mốc xung quanh: trong phòng bếp, trong máy giặt, máy rửa bát,...

Bài 3

Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người.

Đáp án:

Để phòng chống bệnh nấm da, chúng ta cần:

  • Để phòng ngừa bệnh nấm da, trước hết, chúng ta cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm như: khăn tắm, khăn mặt, áo quần… với người bệnh; không tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh
  • Mặc đồ thông thoáng, nhất là mùa hè.
  • Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh thì cần phải ủi nóng đồ trước khi mặc lại để diệt vi nấm dính trên quần áo.
  • Vệ sinh cá nhân, giữ thân thể sạch sẽ
  • Vệ sinh môi trường sống xung quanh thoáng mát, sạch sẽ

Cập nhật: 08/02/2022

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 40: Lực ma sát - Chân trời sáng tạo

Giải câu hỏi mở đầu trang 172 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Để di chuyển tủ gỗ trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gỗ về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó. Tại sao lại như vậy?

Lời giải:

Để di chuyển tủ gỗ trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gỗ về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó vì tủ gỗ rất nặng mà lực đẩy của bạn A nhỏ nên sẽ rất khó khăn.

1. Khái niệm lực ma sát

Giải câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 172 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Lời giải:

Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc.

Giải câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 172 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi kéo khối gỗ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?

Lời giải:

Giá trị đo được của lực kế khác nhau là do tính chất của bề mặt sàn mà khối gỗ tiếp xúc là khác nhau nên đã tạo ra lực cản khác nhau.

Giải câu hỏi thảo luận 3 mục 1 trang 173 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.

Lời giải:

Nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

Giải luyện tập mục 1 trang 173 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.

Lời giải:

Ví dụ:

- Khi kéo một bao cát trên mặt sàn thì giữa mặt sàn và bao cát có xuất hiện lực ma sát.

- Khi chạy xe trên đường thì giữa bánh xe và mặt đường có xuất hiện lực ma sát.

2. Lực ma sát trượt

Giải câu hỏi thảo luận 4 trang 173 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?

Lời giải:

Sau khi rời tay khỏi khối gỗ, khối gỗ chuyển động trượt trên mặt bàn. Bởi vì tác dụng của lực ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn với lực đẩy của tay khiến khối gỗ chuyển động.

Giải luyện tập mục 2 trang 173 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong cuộc sống.

Lời giải:

Ví dụ:

- Khi các em bé chơi cầu trượt thì giữa mông của em bé và mặt cầu trượt có xuất hiện lực ma sát trượt.

- Khi viết bảng thì giữa mặt bảng và đầu viên phấn có xuất hiện lực ma sát trượt.

3. Lực ma sát nghỉ

Giải câu hỏi thảo luận 5 mục 3 trang 173 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trong thí nghiệm 2, vì sao khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?

Lời giải:

Trong thí nghiệm 2, khi kéo khối gỗ một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn bởi vì lực kéo cân bằng với lực ma sát mà mặt phẳng nằm ngang đã tác dụng vào khối gỗ giữa cho nó đứng yên.

Giải luyện tập mục 3 trang 174 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lấy một ví dụ về ma sát nghỉ trong đời sống.

Lời giải:

Ví dụ:

- Lực ma sát nghỉ giữa tay và vật giúp chúng ta có thể cầm, nắm các vật.

- Ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đường giúp chúng ta đứng vững mà không bị ngã.

4. Tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát

Giải câu hỏi thảo luận 6 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?

Lời giải:

Khi vật chuyển động, lực ma sát có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.

Giải câu hỏi thảo luận 7 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi người đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?

Lời giải:

Khi đi bộ trên mặt đường trơn, lực ma sát giữa chân và mặt đường nhỏ khiến chúng ta dễ bị trơn trượt ngã.

Giải câu hỏi thảo luận 8 mục 4 trang 174 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Khi người lái xe bóp phanh, điều gì xảy ra nếu má phanh bị mòn?

Lời giải:

Khi người lái xe bóp phanh, nếu má phanh bị mòn thì sẽ không có lực ma sát hoặc lực ma sát nhỏ không đủ, khiến cho xe không dừng lại được.

Giải luyện tập mục 4 trang 174 SGK KHTN lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lấy ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

Lời giải:

- Tác dụng cản trở: Khi chạy xe trên đường, ta bóp phanh tạo lực ma sát cản trở chuyển động của xe.

- Tác dụng thúc đẩy: Xe đẩy hàng trong siêu thị có gắn các con lăn làm thúc đẩy chuyển động của xe, giúp chúng ta di chuyển hàng hóa dễ dàng.

Giải câu hỏi thảo luận 9 mục 4 trang 175 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi?

Lời giải:

Sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn đi là do ma sát giữa chúng với mặt đường làm mòn dần bề mặt dép, lốp xe.

Giải câu hỏi thảo luận 10 mục 4 trang 175 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông.

Lời giải:

- Có lợi: Khi đi xe xuống dốc, ta bóp phanh tạo lực ma sát giúp  xe đi chậm lại.

- Có hại: Lực ma sát làm mòn lốp xe của các phương tiện giao thông.

5. Lực cản của không khí

Giải câu hỏi thảo luận 11 mục 5 trang 175 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 40.9 và cho biết vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường?

Lời giải:

Các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để hạn chế lực cản của không khí tác dụng.

Giải câu hỏi thảo luận 12 mục 5 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Thực hiện thí nghiệm 3 và cho biết tờ giấy nào rơi chạm đất trước? Tại sao?

Lời giải:

Tờ giấy vo tròn rơi chạm đất trước bởi vì nó chịu lực cản của không khí  ít hơn so với tờ giấy để nguyên.

Giải vận dụng mục 5 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

- Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn? Tại sao mặt dưới của đế giày lại gồ ghề?

- Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới ( ô tô, xe máy,…) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?

Lời giải:

- Mặt lốp xe không làm nhẵn để ma sát với mặt đường khiến xe không bị trơn trượt. Mặt dưới của đế giày gồ ghề để ma sát được với mặt đường giúp khi đi không bị trơn trượt.

- Cần quy định người lái xe cơ giới ( ô tô, xe máy,…) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn bởi vì lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường khiến cho lốp xe bị mòn, nếu không kiểm tra và thay lốp xe thì sẽ xảy ra hiện tượng trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt, trơn trượt => mất an toàn giao thông.

Giải luyện tập

Giải bài 1 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường

B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau

Lời giải:

Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn không phải là lực ma sát.

Chọn C

Giải bài 2 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang

D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay

Lời giải:

Khi viết phấn trên bảng xuất hiện lực ma sát trượt.

Chọn B

Giải bài 3 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Tại sao mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?

Lời giải:

Mặt lốp ô tô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp là do:

Xe tải di chuyển với tốc độ lớn hơn, với trọng tải nặng hơn rất nhiều và thường đi đường dài hơn so với xe đạp. Việc khía sâu tên lốp hơn giúp giữ an toàn cho xe tải khi tham gia giao thông.

Giải bài 4 trang 176 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát các đồ vật trong nhà và trả lời các câu hỏi sau:

- Tại sao cán dao, chổi không nhẵn bóng?

- Tại sao người ta thường tra dầu  mỡ vào các ổ trục xe đạp, ổ khóa và đi thay dầu xe máy định kì?

Lời giải:

- Cán dao, chổi không nhẵn bóng để làm tăng lực ma sát giữa tay và cán dao, cán chổi giúp tay giữ dao, chổi chặt hơn.

- Tra dầu mỡ vào ổ trục, ổ khóa và thay dầu định kì giúp chống han gỉ và chống mòn do lực ma sát tác dụng khi xe chuyển động.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 40: Lực ma sát - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.