Giải bài tập Nâng cao Tiếng Việt lớp 3

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 là phiếu bài tập được soạn nhằm giúp các em HS rèn luyện, củng cố các kiến thức và kĩ năng được học ở lớp trong tuần vừa qua.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3

  • Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2
  • Đáp án phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

  • Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường
  • Viết thư cho bạn thân lớp 3
  • Kể về một trận thi đấu thể thao

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 3.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Sa Pa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển. Thị trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước và cả những ngọn núi hùng vĩ, cheo leo.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Sa Pa thuộc tỉnh thành nảo ở nước ta?

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Phú Thọ

2. Vì sao thị trấn Sa Pa đẹp như một bức tranh huyền ảo?

A. Vì Sa Pa có rặng san hô nhiều màu sắc

B. Vì Sa Pa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh

C. Vì Sa Pa có rừng cây phong đỏ rực rỡ

3. Nhiệt độ trung bình của Sa Pa là bao nhiêu?

A. 14-17°C

B. 15-18°C

C. 16-19°C

4. Đâu không phải là kiểu phong cảnh đặc trưng của Sa Pa?

A. Những ruộng bậc thang và thác nước

B. Những ngọn núi hùng vĩ và cheo leo

B. Những thảo nguyên mênh mông và rộng lớn

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Tháng 4 là thời điểm cấy lúa của người Mông. Những thửa ruộng bậc thang được phủ kín một màu xanh của mạ non, hòa quyện với khung cảnh đồi núi hùng vĩ. Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp.

2. Bài tập

a. Điền vào chỗ trống trhoặc ch

Những nàng ……..uột đồng béo ………òn, béo ……….ục đang mải mê nhặt những hạt thóc còn sót lại …………..ên cánh đồng sau một mùa gặt. Thỉnh thoảng, những cậu ………im sẻ lao từ trên xuống cùng nhặt thóc. Khiến cho các nàng giật mình bỏ ……..ạy.

b. Điền vào chỗ trống iênhoặc iêng

Thằng Tí đang m………man suy nghĩ về chuyện đi chơi với bạn. Thì nghe thấy t……… mẹ vọng lên từ dưới bếp. Ra là mẹ nhờ nó ra chợ, mua giúp củ r……… vì đang bận nấu cơm. Thế là cu cậu lật đật đội mũ, rồi chạy ù ra chợ l………

Câu 2. Luyện từ và câu

a. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

(trích Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan)

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

….………………………………

….………………………………

….………………………………

….………….

….………….

….………….

….………………………………

….………………………………

….………………………………

b. Cho đoạn thơ sau:

Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên.”

(trích Thương ông - Tú Mỡ)

a. Em hãy tìm các từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ trên.

….………………………………………………………………

b. Em hãy tìm các từ chỉ thái độ trong đoạn thơ trên.

….………………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 câu nêu suy nghĩ của mình về bạn nhỏ trong đoạn thơ ở câu 2 (phần Luyện từ và câu).

Đáp án phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

1. A

2. B

3. B

4. C

Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

  • Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

a.

Những nàng chuột đồng béo tròn, béo trục đang mải mê nhặt những hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng sau một mùa gặt. Thỉnh thoảng, những cậu chim sẻ lao từ trên xuống cùng nhặt thóc. Khiến cho các nàng giật mình bỏ chạy.

b.

Thằng Tí đang miên man suy nghĩ về chuyện đi chơi với bạn. Thì nghe thấy tiếng mẹ vọng lên từ dưới bếp. Ra là mẹ nhờ nó ra chợ, mua giúp củ riềng vì đang bận nấu cơm. Thế là cu cậu lật đật đội mũ, rồi chạy ù ra chợ liền.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Chiều đi học về
Chúng em qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!

Sự vật A

Từ so sánh

Sự vật B

giàn giáo

tựa

cái lồng

trụ bê tông

như

một mầm cây

a. đi, chống (gậy), bước (lên), nhấc (chân), chơi, lon ton, vịn, đỡ

b. nhăn nhó, âu yếm, nhanh nhảu

Câu 3. Tập làm văn

Gợi ý

Em thấy bạn nhỏ trong đoạn thơ là một người cháu ngoan ngoãn và hiếu thảo. Khi thấy ông bị đau chân thì cậu đã bỏ trò chơi để lại giúp ông. Dù còn nhỏ nhưng cậu vẫn cố gắng đỡ ông lên thềm không chút ngại ngần. Cậu bé là một tấm gương để em noi theo.

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 7 - Đề 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

  • Tập làm văn lớp 3: Các bài văn mẫu viết thư
  • Viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình em lớp 3
  • Tập làm văn lớp 3: Tả một đêm trăng sáng

Bộ tài liệu bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 3 dành cho các bạn học sinh khá giỏi nhằm giúp các bạn ôn luyện hiệu quả môn Tiếng Việt lớp 3. Bộ tài liệu cũng cung cấp các bài tập cảm thụ văn học chi tiết và hấp dẫn.

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 3

Đề 1

Câu 1: Khoanh tròn trước các chữ cái các từ ngữ thuộc các nhóm sau:

A. Từ chỉ các hoạt động của con người giúp đỡ nhau                  B. Từ chỉ các cảm xúc của con người với con người a. quan tâm                 d. trẻ em                                                              a. thương yêu                  d. căm ghét b. trong nom               g. thăm hỏi                                                          b. ông bà                         g. tự hào

c. xanh tươi                  e. đùm bọc                                                          c. kính trọng                    e. làm việc

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ (…) để hoàn chỉnh các thành ngữ, ca dao dưới đây:

a. Nhường cơm……….. b. Bán anh em xa…………

c. Công cha như ………… d. Nghĩa mẹ như ………..

Câu 3: Gạch chân những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:

a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng

b. Các bạn học sinh trong cùng một lớp thường xuyên giúp nhau trong học tập

Câu 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, hai gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Thế nào trong các câu sau:

a. Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi.

b. Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ.

Câu 6: Ca dao có câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó? (hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)

Câu 7: Tập làm văn:

Em đã được xem nhiều buổi biểu diễn văn nghệ. Hãy kể lại buổi biểu diễn văn nghệ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Đề 2

Câu 1 – (2đ) Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp: xanh, tươi, tốt, thắm (ví dụ: xanh tươi)

Câu 2 – (3đ) Tìm 2 từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa với từ: chăm chỉ

Câu 3 – (3đ) Gạch chân (chú ý ghi rõ) dưới những danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:

“Cảnh rừng Việt bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”

Câu 4 – (2đ) Trong bài bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập 2) nhà thư Bế Kiến Quốc có viết:

“Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn…”

Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?

Câu 5 – Tập làm văn (10đ)

Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Hãy tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em.

Cảm thụ văn học

1. Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết:

Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.

Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào?

Bài làm:

Qua hai câu thơ trên cho em thấy được mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “Mây bông” trên trời cho thấy: Bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng…. Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy ý muốn nói “Kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ…

2. Trong bài Ông và Cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết: Ông vật thi với cháu

Keo này ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng”.

Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ hai) người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc?

Bài làm:

Bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2) người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc rằng “Cháu khoẻ hơn ông nhiều !” Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ. Cháu là người sẽ lớn lên và khoẻ hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng ở cháu.

Hình ảnh “Ông là buổi trời chiều”cho thấy vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết. Ngược lại hình ảnh „Cháu là ngày rạng sáng‟ cho thấy vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu.

3. Qua bài hơ Bóng mây nhà thơ Thanh Hào có viết:

Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

Đọc bài thơ trên em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ?

Bài làm

Qua bài thơ ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên thật là đẹp đẽ, đó là hình ảnh của một người lao động cần cù chịu khó.

Hai câu đầu bài hơ cho ta thấy hình ảnh người mẹ đi cấy trong một hoàn cảnh mà thời tiết rất khắc nhiệt „Trời nắng như nung – Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày‟. Chính vì có một tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc nên người con mới “Ước gì em hoá đám mây – em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”. Ước muốn đó cho em thấy người con đã nghĩ về người mẹ của mình đang cấy mà phải phơi lưng trên cánh đồng nắng nôi vất vả đó. Qua đó, em thấy được tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc của người con đối với mẹ.

4. Ca ngợi tình thương của con người, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bài thơ Em thương như sau:

Em thương làn gió mồ côi

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.

Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được điều gì?

Bài làm:

Qua bài thơ trên ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mà cũng mồ côi!”

Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió. Mà còn muốn nói về cả con người nữa. Nếu ngọn gió mồ côi, không tìm hấy bạn, vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở một xó nhà vắng vẻ nào đó… Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một em bé (Thậm chí một cụ già…) ốm yếu, ngã giữa một vườn hoa vắng người…

Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa.ở đời cũng phải buồn thương. Người mà không biết buồn thương, thông cảm với những đau khổ của người khác, và của chính mình thì còn đâu là người.

5. Kết thúc bài Mẹ vắng nhà ngày bão, nhà thơ Đặng Hiển viết:

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao? Bài làm:

Theo em, hình ảnh “Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ đã nêu. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “Nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc là: Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống!

Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “Sáng ấm” bởi vì tình yêu thương đẹp đẽ của người mẹ. Vai trò của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu

6. Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu:

Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

Đó là ước mơ không phải cho bạn mà dành cho mẹ. Bởi vì người mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: “Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”. Bạn ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: “hóa” thành “đám mây” để che cho mẹ “suốt ngày bóng râm”, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

7. Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc:

– Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ: cháu là người sẽ lớn lên và khỏe hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng).

– Ông là buổi trời chiều (Vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như “buổi trời chiều” đang báo hiệu một ngày sắp hết.)

– Cháu là ngày rạng sáng (Vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như “trời rạng sáng” báo hiệu một ngày mới bắt đầu).

8.

– 2 dòng đầu: Người nông dân đang cày đồng vào buổi ban trưa. Hình ảnh so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (mồ hôi đổ ra, rơi nhiều như mưa trên ruộng cày) ý nói: Công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả, khó khăn;

– 2 dòng cuối: “Ai ơi…” Người nông dân muốn nhắn gửi: Hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo hơn đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất vả của người lao động làm ra nó.

Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối của bài ca dao “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã nhấn mạnh dược sự vất vả, khó nhọc, nhiều khi còn cả đắng cay, buồn tủi của người lao động chân tay cày đồng, làm ruộng, sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống con người, góp phần làm cho con người trở nên sung sướng và hạnh phúc.

9. Những hình ảnh so sánh:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Cho thấy: Người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “thức” (soi sáng) trong đem, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa.

Hình ảnh so sánh:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Cho thấy: Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói: mẹ là người luôn đêm đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời – ngọn gió của con suốt đời.

>> Tải tài liệu bài tập Tiếng Việt nâng cao đầy đủ tại đây.

>> Xem thêm: Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3 Nâng Cao Hay Nhất

Related

Video liên quan

Chủ đề