Người hút thuốc lá sống được bao lâu

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học  cho rằng: Những người hút thuốc có thể tăng tuổi thọ của họ bằng cách giảm hút thuốc thay vì từ bỏ hoàn toàn. Nhưng hiện nay, một nghiên cứu mới ở Scottland sau khi tiến hành nghiên cứu trong nhiều thập kỷ đã cho thấy : nhiều người hút thuốc lá không thể tăng tuổi thọ của mình bằng cách hạn chế thay vì từ bỏ thói quen xấu này.

Bác sĩ Steve Schroeder -  giáo sư Khoa Y  Đại học California, San Francisco ( người đang nghiên cứu cách thuyết phục người hút thuốc bỏ thuốc lá) : "Bạn có thể đánh lừa chính mình nếu bạn nghĩ rằng việc giảm số lượng thuốc lá hàng ngày sẽ bảo vệ bạn khỏi các tác hại của thuốc lá”.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng và một nhà khoa học nghiên cứu về thuốc lá khác cho rằng vẫn tồn tại những điểm yếu trong đó.


 
Brad Rodu-Giáo sư Khoa Y Đại học Louisville cho biết. “ Không thể biết về chi tiết của lịch sử hút thuốc lá và có vô số khác biệt trong lượng thuốc hút. Có sự không chắc chắn nhỏ về sự khác biệt giữa nguy cơ của việc hút một điếu thuốc và 20 điếu thuốc một ngày, nhưng không thể đo được sự thay đổi giữa chúng.”

Đầu năm nay, Great Britain's National Institute for Health and Clinical Excellence đã thực hiện một bản tin nhằm khuyến khích những người hút thuốc giảm hút thuốc lá -với sự giúp đỡ của kẹo cao su nicotin và các lựa chọn thay thế khác- thay vì từ bỏ. Nhưng có một sự tranh luận xảy ra vì những người hút thuốc ít có thể hút nhiều hơn.

Các tác giả của nghiên cứu mới cho biết: các quan chức y tế không nên thúc đẩy việc giảm hút thuốc, trừ khi họ hiểu được lợi ích tiềm năng của nó. Nghiên cứu trước đây đã bị pha trộn với một số nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá ít không ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Trong nghiên cứu mới, những nhà khoa học đã tiến hành theo dõi hai nhóm những người hút thuốc ở Scotland. Một nhóm gồm :1.524 công-nhân viên được theo dõi từ năm 1970 (khi họ ở độ tuổi 40, 50 và 60) cho đến năm 2010. Nhóm khác gồm 3,730 người dân nói chung được theo dõi tại cùng thời điểm.

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt tổng thể nào trong tỷ lệ tử vong giữa những người hút thuốc và những người chỉ giảm hút thuốc. Trong một nghiên cứu, họ tìm thấy lợi ích đối với tuổi thọ ở những người giảm hút thuốc nhưng nó chỉ có ở những người hút 21 điếu thuốc mỗi ngày. Ở Hoa kỳ, đó là thói quen 1 gói thuốc mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu viết: "Những kết quả chưa xác định này ủng hộ quan điểm rằng : việc giảm hút thuốc lá không nên được xem như một biện pháp giảm tỷ lệ tử vong, mặc dù nó có thể đóng một vai trò quan trọng để tiến tới cai nghiện thuốc lá”.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Y tế công cộng Carole Hart tại Đại học Glasgow, Scotland, từ chối bình luận về nghiên cứu. Hai tác giả nghiên cứu khác đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Việc từ bỏ hút thuốc lá vẫn rõ ràng vẫn là một ý kiến tốt. Nghiên cứu tìm thấy những người hút thuốc giảm từ 25-34% khả năng tử vong khi họ cai thuốc trong giai đoạn nghiên cứu.

Bác sĩ Schroeder Đại học California, San Francisco (UCSF) cho biết. “ Cai thuốc trong giai đoạn từ 25-34 tuổi sẽ tăng thêm 10 năm tuổi thọ, trong giai đoạn 35-44 tuổi sẽ tăng thêm được 9 năm, cai thuốc trong giai đoạn từ 45-54 tuổi sẽ tăng thêm 6 năm, cai thuốc trong giai đoạn từ 55-64 tuổi sẽ tăng thêm 4 năm” .

Ông nói: “ Một trong số những tác động trực tiếp là giảm bệnh tim mạch vành – căn bệnh nhạy với việc tiếp xúc thuốc lá thấp. “Lợi ích từ việc giảm nguy cơ ung thư không rõ ràng trong nhiều năm."

Bác sĩ Schroeder cảnh báo, Tuy nhiên, việc giảm hút thuốc lá vẫn có lợi. “ Lợi ích chính và có thể là duy nhất của việc giảm hút thuốc lá (không phải là ngừng hẳn) là sự thuận lợi hơn cho việc cai thuốc sau này”. Ông nói: “ Điều này còn làm giảm sự tiếp xúc với khói thuốc lá của những người khác”

Nghiên cứu được công bố online vào ngày 03/07/2013
trong báo: American Journal of Epidemiology

Tác nhân gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 1 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 5 đến 8 năm.

(Ảnh minh họa: PV)

Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao).

Số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.

Các nghiên cứu cho thấy, khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy…

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Khi bỏ thuốc lá, cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ  giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi./.

Hút một điếu thuốc lá, mất 5,5 phút sống

Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 5 đến 8 năm

  • Mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh Covid-19

  • Vì sao WHO khuyến nghị cấm hoặc quản lý chặt thuốc lá thế hệ mới?

  • Sai lầm khi dùng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá

  • Công bố bất ngờ về tác hại chết người của thuốc lá điện tử

Mới đây, anh N.Đ.T (23 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) đã trải qua những ngày nhớ đời khi trong 10 ngày phải 3 lần chịu đau đớn vì phẫu thuật để giữ lại mạng sống.

Cắt bỏ chân, tay vì thuốc lá

Dù còn trẻ, N.Đ.T đã có 6 năm hút thuốc lá, với số lượng 1 gói/ngày. Khoảng 2 tháng nay, T. thường xuyên bị tức ngực, khó thở, các bác sĩ chẩn đoán T. bị tràn dịch màng phổi mức độ nghiêm trọng.

Còn tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, không ít lần các bác sĩ phải đoạn chi cho bệnh nhân do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá gây ra. Ca đáng nhớ nhất là bệnh nhân T.T.P (42 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk), nghiện thuốc lá 30 năm. Khi nhập viện, chân trái của ông P. bị hoại tử, các ngón chân tím đen nên dù rất cố gắng, các bác sĩ vẫn không giữ được, buộc cắt bỏ. Những tưởng ông P. sẽ từ bỏ thuốc lá nhưng ông vẫn mỗi ngày đốt gần 2 gói thuốc. Mới đây, ông P. vào bệnh viện lần thứ hai, sau khi siêu âm mạch máu, các bác sĩ lắc đầu. Chân phải của ông P. phải cắt bỏ do hoại tử vì thiếu máu nuôi.

Hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân và gây những tác hại khác (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Ở nhiều bệnh viện tại TP HCM, số bệnh nhân nhập viện vì viêm tắc mạch máu ngoại biên liên quan đến hút thuốc lá ngày càng nhiều. Hầu hết các bệnh nhân đều nghiện thuốc lá lâu năm. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, không ít ca bệnh nhân bị cắt bỏ chân, tay hoặc cả 2 tay, 2 chân do tắc mạch máu ngoại biên.

Hủy hoại giống nòi

PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam - cho biết trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.

TS-BS Trần Ngọc Phương Thảo (Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM) cho biết thuốc lá không chỉ là nguy cơ gây bệnh cao mà còn làm chậm quá trình hồi phục các bệnh răng miệng. Thuốc lá nhai gây các tổn thương ung thư biểu mô nhiều hơn thuốc lá hút. Có khoảng 90% người bị ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng do hút thuốc, rủi ro mắc bệnh tăng tỉ lệ thuận với mức độ hút hoặc nhai thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 6 lần so với người không hút. Khoảng 37% các bệnh nhân vẫn tiếp tục hút thuốc sau liệu trình điều trị ung thư, có dấu hiệu khối u di căn sang vị trí khác như miệng, môi, lưỡi, cổ họng.

BS Nguyễn Duy Tiên (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cũng cảnh báo thuốc lá gây ra hơn 20 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh hô hấp, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản… Đáng nói là trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có những bệnh lý như vậy. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy trẻ hen suyễn mà có người thân hút thuốc lá thường khó hết bệnh, thời gian điều trị kéo dài, số lần tái phát nhiều.

Hút thuốc còn gây tổn thương trực tiếp, thậm chí phá hủy noãn bào của buồng trứng dẫn đến vô sinh. Tần suất thai ngoài tử cung ở những người hút thuốc cao gấp 2,2 - 4 lần so với người không hút. Thuốc lá còn gây sẩy thai tự phát, ở những phụ nữ hút thuốc lá nguy cơ sẩy thai cao gấp 1,5 - 3,2 lần so với những người không hút thuốc. Đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá, thụ tinh trong ống nghiệm ít thành công hơn và nếu có thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm thì hay bị sẩy thai hơn. Bản thân nhau thai cũng bị ảnh hưởng xấu bởi thuốc lá.

Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc, ước tính trung bình mỗi năm đã bỏ ra khoảng 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá.

NGUYỄN THẠNH

Video liên quan

Chủ đề