Giải bài tập kinh tế công cộng trong giáo trình

Cho đến nửa cuối của Thế kỷ 20, nhân loại đạt tới nhận thức khá đồng thuận rằng một nền kinh tế có thể phát triển tối ưu trong dài hạn cần phải dựa trên sự tương tác hài hòa của hai trụ cột cơ bản là khu vực công cộng và khu vực tư nhân. Để làm được như vậy, khu vực công cộng (mà hạt nhânlà Chính phủ) có nhiệm vụ thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển lành mạnh, bổ khuyết các nhược điểm cố hữu của khu vực tư, và khống chế được những nhược điểm cố hữu của chính mình.Như vậy, bản thân sự tồn tại, phạm vi chức năng và cơ cấu hoạt động của khu vực công cộng mang bản chất kinh tếxoay quanh mối quan hệ giữa lợi ích và tổn thất mà khu vực công động đem lại cho xã hội.

Chuyên ngành nghiên cứu về sự tồn tại, tổ chức, hoạt động của khu vực công cộng từ giác độ hiệu quả kinh tế và công bằngvề phúc lợi xã hội trong quan hệ tương tác với khu vực tư nhân và xã hội được gọi là Kinh tế Công cộng (hoặc còn được gọi là Kinh tế học của Khu vực công cộng). Kinh tế Công cộng cung cấp cơ sở tư duy nhằm giải quyết những vấn đề nền tảng, gồm có: Tại sao khu vực công phải can thiệp để khắc phục các thất bại thị trường? Vai trò và phạm vi can thiệp của khu vực công như thế nào để đạt được phúc lợi xã hội tối ưu? Để hạn chế sự lạm quyền và thiếu hiệu quả của khu vực công, xã hội cần lựa chọn khung khổ thể chế ra sao?

Giải bài tập kinh tế công cộng trong giáo trình
Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng

Xem thêm: Giáo trình Kinh tế vi mô – PGS.TS Phí Mạnh Hồng

Trên thế giới và trong nước hiện có nhiều giáo trình và tài liệu phục vụ cho người dạy và học môn Kinh tế Công cộng. Tuy nhiên, vì mục tiêu của từng cơ sở đào tạo và đối tượng đào tạo khác nhau nên nội dung và phạm vi của các giáo trình được soạn thảo rất đa dạng và có nhiều khác biệt. Nhằmkế thừa những nội dung đang được giảng dạy khá phổ biến và hoàn thiện thêm để có được một giáo trình phù hợp với yêu cầu đào tạo theo định hướng nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cuốn giáo trình này được biên soạn với nội dung và kết cấu như sau:Về nội dung, giáo trình này tập hợp và bổ sung thêm một số nội dung mới, trong đó có các vấn đề: lý thuyết về hiệu quả của khu vực công; hiệu quả của các chương trình chi tiêu công cộng; hiệu quả và vai trò kinh tế của thuế; đồng thời làm sáng tỏ các nhân tố chi phối hiệu quả hoạt động của khu vựccông liên quan tới cách thức ra quyết định từ LỰA CHỌN CÔNG CỘNG; giải pháp và cách thức thực hiện việc bỏ phiếu hiệu quả.

Giáo trình Giáo trình Kinh tế công cộng – TS. Bùi Đại Dũng này được soạn thảo kết cấu gồm 13 chương:

Chương 1 giới thiệu về khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp nhằm cung cấp cho người đọc một số khái niệm có liên quan, đồng thời lý giải về vai tròvà chức năng đích thực của khu vực công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp.

Chương 2 cung cấp cho người đọc phương pháp luận được vận dụng xuyên suốt giáo trình về hiệu quả, công bằng dưới giác độ kinh tế học phúc lợi;trình bày công cụ đo lường mức độ phi hiệu quả ở phạm vi cụ thể và tổng thể, đồng thời làm rõ thêm cách tiếp cận Chuẩn tắc và Thực chứng trong phân tích, đánh giáhiệu quả khu vực công cộng.

Từ Chương 3 đến Chương 8 trình bày lý do và cách thức Chính phủ phải can thiệp vào các thất bại thị trường, gồmcác vấn đề: hàng hóa công, ngoại ứng, độc quyền, thông tin bất đối xứng, bất ổn kinh tế vĩ mô, đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập.

Chương 9 và 10 cung cấp lý thuyết về hiệu quả chi tiêu công và giới thiệu một số công cụ phân tích về hiệu quả chi tiêu công cộng. Kiến thức của các chương này giúp người đọc hiểu về nguyên lý và phương pháp áp dụng cho cácnghiên cứu phân tích chi tiêu công cộng.

Chương 11 và 12 trình bày về thuế và hiệu quả tác động của thuế từ giác độ Chính phủ, là người thiết kế hệ thống thuế; đồng thời từ phía người tiêu dùng và người sản xuất, là đối tượng chịu tác động của thuế.

Chương 13 cung cấp cho người đọc kiến thức về lựa chọn công cộng trong phạm vi các vấn đề sau hiến pháp có ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển xã hội và trình bày một số giải pháp cải cách chính phủ tiêu biểu đã được thực hiện trên thế giới.

Thông tin chung về sách:

Tác giả: TS. Bùi Đại Dũng (Chủ biên), ThS. Ngô Minh Nam

Số trang: 384

Bìa mềm

Giá: 139.000

Khổ sách: 16 x 224 cm

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

ISBN: 978-604-62-6163-6

TẢI TÀI LIỆU XUỐNG

File có vấn đề (không thể xem trước, không thể tải về, nội dung bị sai khác….) vui lòng để lại bình luận phản ánh để chúng tớ sửa lỗi.

Mọi đóng góp nhỏ bé của bạn sẽ giúp ích cho TailieuVNU lắm đó <3

Đừng tiếc 1 Like ở cuối bài viết và chia sẻ đến bạn bè của mình nhé!

Tài liệu VNU – Cho đi là còn mãi!

Câu hỏi Kinh tế Công cộng 1. Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế có sự điều tiết của cả 2 bàn tay vô hình của thị trường và hữu hình của chính phủ, nhưng bàn tay của chính phủ mạnh hơn. + Sai vì sự điều tiết của chính phủ trong các nền kinh tế khác nhau sẽ khác nhau, mức độ điều tiết khác nhau. 2. Vì KVCC là khu vực của chính phủ nên chính phủ cần có những chính sách ưu đãi cho khu vực này để cạnh tranh thắng thế KVTN + Sai vì chính phủ hỗ trợ KVTN, không cạnh tranh với KVTN 3. Trong điều kiện nền kinh tế ko ổn định thì phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường ko đảm bảo đạt được hiệu quả Pareto + Đúng vì theo định lí cơ bản của kinh tế học phúc lợi. Định lý chỉ đúng trong nền kinh tế ổn định. 4. Chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân đang thua lỗ để duy trì công ăn việc làm cho người lao động là một chính sách tương hợp với cơ chế thị trường + Sai vì chính sách trợ cấp cho các DN 5. Bản thân chính phủ cũng là một nguy cơ đe doạ cạnh tranh và sở hữu tư nhân + Sai vì chính phủ có vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô 6. Một phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto luôn hoàn thiện hơn một phân bổ khác chưa hiệu quả + Sai vì phân bổ hiệu quả chưa chắc đã hơn cách phân bổ khác chưa hiệu quả 7. Chương trình “Tấm lòng vàng” giúp đỡ người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn là một hoàn thiện Pareto + Đúng vì“Ít nhất 1 người được lợi hơn, nhưng những người khác không bị thiệt” 8. Câu “Nạn dịch SARS đã làm lượng khách du lịch đến nhiều nước châu Á trong năm 2003 giảm mạnh” là một nhận định thực chứng. + Đúng vì quan sát thực tế 9. Khi trả lời sản xuất cái gì trong KVCC, chính phủ chỉ dựa vào những quyết định chủ quan của mình chứ ko căn cứ và quy luật Cung-Cầu. + Sai vì căn cứ vào nhu cầu XH và Cung cầu TT 10.Nguyên tắc hỗ trợ yêu cầu chính phủ can thiệp vào nền kinh tế khi đảm bảo chắc chắn rằng sự can thiệp đó hiệu quả hơn so với sự điều tiết của thị trường + Đúng vì chính phủ hỗ trợ kinh tế tư nhân phải tốt hơn. 11.Vì độc quyền gây tổn thất PLXH nên chính phủ cần có những chính sách xoá bỏ độc quyền + Sai vì độc quyền tự nhiên không xóa bỏ được 12.Việc định giá bằng chi phí trung bình sẽ khiến lợi nhuận siêu ngạch của thị trường độc quyền tự nhiên bằng 0 + Đúng vì giá bằng chi phí trung bình (Pc=AC) 13.Ngoại ứng gây ra tổn thất PLXH là vì doanh nghiệp gây ra ngoại ứng đã sản xuất mức sản lượng mà tại đó lợi ích xã hội biên nhỏ hơn chi phí xã hội biên + Sai vì có 2 loại ngoại ứng 14.Giải pháp trợ cấp ngoại ứng tích cực sẽ ko hiệu quả nếu số tiền chính phủ phải chi ra để trợ cấp lớn hơn tổn thất PLXH tiết kiệm được + Sai vì xét ở góc độ XH: Trợ cấp --> XH không mất tiền, khắc phục tổn thất nên làm 15.Đã là HHCC thì ko thể cung cấp cá nhân + Sai vì HHCC có tính loại trừ vẫn có thể cung cấp được. 16.Mọi HHCC đều tạo ra ngoại ứng tích cực + Đúng vì làm cho 1 người lợi--> tạo ra ngoại ứng tích cực 17.Định suất đồng đều khắc phục được hiện tượng tiêu dùng quá mức một HHCC, vì thế đây là một giải pháp hiệu quả + Sai vì lượng tiêu dùng XH = Lượng tiêu dùng hiệu quả Vẫn gây ra tổn thất XH ( Vì lượng tiêu dùng mỗi người khác nhau) 18.Vấn đề kẻ ăn ko chí xuất hiện đối với HHCC thuần tuý + Sai vì kẻ ăn không chỉ xuất hiện : - HHCC thuần túy - HHCC không loại trừ 19.Mức sản lượng tối ưu thị trường lớn hơn mức sản lượng tối ưu xã hội trong ngoại ứng tiêu cực và nhỏ hơn trong ngoại ứng tích cực

+ Đúng vì (Q1>Q0) : Ngoại ứng tiêu cực; (Q120.Thông tin ko đối xứng được coi là một dạng thất bại thị trường vì thông tin có các tính chất giống như một hàng hoá công cộng + Sai vì thất bại về thông tin không đối xứng hay tình trạng xuất hiện trên thị trường một bên nào đó tham gia vào giao dịch thị trường có được đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. 21.Giáo viên cho điểm cao đối với bài làm tốt và cho điểm xấu đối với bài làm kém là cách đối xử theo nguyên tắc công bằng ngang + Đúng vì công bằng dọc 22.Chương trình trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói ở các vùng sâu vùng xa là nhằm thực hiện nguyên tắc công bằng dọc + Đúng vì giảm khoảng cách cá nhân trong XH 23.Do đặt trọng số người giàu và người nghèo như nhau nên thuyết vị lơi ko chấp nhận phân phối lại từ người giàu sang người nghèo vì điều đó ko làm thay đổi tổng thu nhập + Sai vì theo thuyết vị lợi Tổng phúc lợi XH 24.Đường Lorenz có thể nằm bên trên, trùng hoặc bên dưới đường phân giác + Sai vì nằm dưới hoặc bằng đường phân giác 25.Nếu hệ số GINI của khu vực thành thị là 0.35, khu vực nông thôn là 0.32 thì của cả nước (Gồm cả thành thị và nông thôn) sẽ là 0.67 + Sai vì hệ số Gini không phân tách các thành phần tổng hợp nhỏ hơn 26.Chỉ số Theil L cho phép phân tích tình trạng bất bình đẳng chung theo các yếu tố cấu thành nên sự bất bình đẳng đó + Đúng vì khắc phục hệ số Gini 27.Từ năm 2000, ngưỡng nghèo của Việt Nam đã được điều chỉnh lên ngang bằng ngưỡng nghèo quốc tế do NHTG xác định

+ Sai

vìkhông nói ngang bằng ngưỡng nghèo thế giới 28.Nếu 2 nước có ngưỡng nghèo như nhau và tỉ lệ đói nghèo bằng nhau thì khoảng cách nghèo cũng sẽ bằng nhau + Sai vì mỗi thước đo, đo các thành phần khác nhau 29.Phân phối theo nhập theo thuyết Rawls là cách phân tích tối ưu nhất vì nó luôn đưa đến kết cục cuối cùng là tình trạng bình đẳng hoàn toàn về phúc lợi dân cư + Sai vì phân phối cho người giàu > người nghèo --> không bình đẳng 30.Hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất thì đói nghèo là tình trạng cá nhân ko có đủ thu nhập để đảm bảo mức sống tối thiểu. + Sai 31.Kết cục của LCCC theo nguyên tắc nhất trí tuyệt đối luôn luôn tạo ra một hoàn thiện Pareto + Sai vì một hoàn thiện Pareto phải được thông qua 32.Nếu một cử tri có lựa chọn đa đỉnh thì LCCC theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số tương đối sẽ xuất hiện hiện tượng biểu quyết quay vòng + Sai vì một cử tri có lựa chọn đa đỉnh chưa chắc xuất hiện hiện tượng biểu quyết quay vòng. Nếu tất cả các cá nhân lựa chọn đơn đỉnh sẽ xuất hiện hiện tượng biểu quyết quay vòng. 33.Cân bằng Lindahl là một cặp giá mà tại đó các cá nhân nhất trí trả một giá thuế như nhau cho một lượng HHCC như nhau + Sai vì thường là khác nhau 34.Nếu tất cả các cá nhân đều tuân theo quy luật độ thoả dụng biên giảm dần thì sẽ ko xuất hiện lựa chọn đa đỉnh + Đúng vì lựa chọn đa đỉnh thì lợi ích ròng có hình Parabol, lựa chọn đơn đỉnh tuân theo quy luật lợi ích biên giảm dần) 35.Nếu tất cả các cá nhân đều có lựa chọn đơn đỉnh thì kết quả của LCCC sẽ phản ánh đúng ý muốn của cử tri trung gian + Sai vì theo định lý (theo đa số) 36.Đỉnh trong lựa chọn của cá nhân là điểm cao nhất trong biểu đồ lựa chọn của cá nhân đó + Sai vì theo định nghĩa đỉnh 37.Do bị giới hạn bởi nhiệm kì bầu cử, người đại diện thường có xu hướng lựa chọn những chính sách mang về lợi ích ngắn hạn 38.Trong chính phủ đại diện, nhóm có lợi ích tập trung luôn thắng thế so với những nhóm có lợi ích phân tán trong quyết định công cộng 39.Hành vi tìm kiếm đặc lợi ko phải lúc nào cũng mang lại đặc lợi cho những người có hành vi đó 40.Vấn đề “thủ trưởng – nhân viên” là một hệ quả của thất bại về thông tin ko đối xứng trong quản lý 41.Quy định về giá trần ko phải lúc nào cũng bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng như ý đồ chính sách đặt ra + Đúng vì nó ko chắc chắn làm tăng thặng dư tiêu dùng 42.Kết hợp giữa chính sách đặt giá sàn và hạn chế định lượng sẽ khắc phục được tất cả tổn thất PLXH + Sai vì cả 2 giải pháp đều gây ra tồn thất 43.Giấy phép hành nghề và chứng chỉ nghề nghiệp giống nhau ở chỗ cá nhân nào có một trong 2 loại giấy tờ trên mới được phép tham gia công việc trong ngành nghề có liên quan + Sai vì một số ngành nghề đặc biệt phải có giấy phép hành nghề 44.Đấu thầu là một giải pháp mô phỏng thị trường + Đúng vì có 2 giải pháp 45.Nới lỏng điều tiết trong một ngành là việc phải bãi bỏ hoặc nới lỏng đồng thời tất cả các quy định điều tiết trong ngành đó + Sai vì phải nới lòng dần dần 46.Muốn biết giữa người tiêu dùng và người sản xuất ai là người thực sự chịu thuế, cần phải biết thuế đó đánh vào bên cung hay bên cầu + Sai vì biết độ co giãn của đường cung và đường cầu 47.Đường cung co giãn nhiều, đường cầu co giãn ít thì người tiêu dùng sẽ được nhận phần lớn lợi ích của trợ cấp bên cầu + Đúng vì theo nguyên lý: Đường cung ít co giãn hơn, người tiêu dùng nhận được ít trợ cấp hơn 48.Nếu mọi yếu tố khác như nhau thì đường cầu càng co giãn, người sản xuất càng nhận được nhiều lợi ích từ trợ cấp bên cung + Đúng vì đường cầu càng co giãn sẽ dẫn tới đường cung ít co giãn, người tiêu dùng nhận được nhiều trợ cấp hơn 49.Việc trao cho DNTN sản xuất các loại hàng hoá và dịch vụ, còn chính phủ chỉ đóng vai trò là người tài trợ sẽ hiệu quả hơn việc chính phủ để cho các DNTN trực tiếp đứng ra sản xuất + Đúng vì DNTN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (tăng lợi nhuận, giảm chi phí – DNTN tích cực đổi mới công nghệ) 50.Việc người gửi tiền có xu hướng thích gửi tiền vào những ngân hàng đã tham gia Quỹ Bảo hiểm tín dụng ngân hàng hơn mà ko cần biết hoạt động của những ngân hàng này ra sao là biểu hiện của hành vi lợi dụng bảo lãnh, cố ý làm liều + Đúng vì có hiện tượng các cá nhân bất cẩn hơn khi tham gia bảo hiểm TỔNG HỢP BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Câu hỏi đúng sai, giải thích 1. Chính phủ cần phải can thiệp vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế để khắc phục những thất bại thị trường + Sai vì chính phủ can thiệp vào thị trường 2. “Để khắc phục ngoại ứng tiêu cực thì biện pháp sử dụng phí xả thải tốt hơn biện pháp đánh thuế” là nhận định thực chứng + Sai vì tuỳ thuộc vào thực tế chủ quan 3. Việc cung cấp công cộng hàng hoá cá nhân là do ý muốn của chính phủ + Sai vì chi phí cung cấp tự nhiên lớn hơn chi phí cung cấp công cộng 4. Chỉ có thể cung cấp công cộng đối với hàng hoá công cộng + Sai vì có 2 hình thức cung cấp tự nhiên và cung cấp công cộng – Khoán, miễn phí (hàng hoá công cộng có thể loại trừ) 5. Vì ngoại ứng tiêu cực gây hại cho xã hội, do đó chính phủ chỉ nên sử dụng các biện pháp đánh thuế để trừng phạt + Sai vì trợ cấp có thể khắc phục tổn thất 6. Quốc gia A có hệ số GINI 1,2 thì sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cao hơn quốc gia B có hệ số GINI 0,8 + Sai vì hệ số Gini nằm trong khoảng (0;1) 7. Hoàn thiện Pareto có tính chất bắc cầu nên nếu là cách phân bổ thứ 3 là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ thứ 2 thì nó cũng sẽ hoàn thiện Pareto so với cách thứ 1. + Sai vì ko biết cách 2 có hoàn thiện so với cách 1 hay ko 8. “ Sự khủng hoảng của thị trường tài chính Mỹ gây tác động xấu tới thị trường tài chính toàn cầu” là nhận định thực chứng + Đúng 9. Ngoại ứng tích cực luôn có lợi cho xã hội hơn ngoại ứng tiêu cực + Sai vì tích cực và tiêu cực đều có hại 10.Do hàng hoá công cộng ko có tính cạnh tranh nên việc cung cấp tư nhân đối với hàng hoá công cộng sẽ dẫn đến thất bại + Sai vì hàng hoá công cộng ko có tính loại trừ 11.Việc chính phủ quyết định mức giá trần bằng chi phí biên chắc chắn sẽ làm hãng độc quyền tự nhiên bị lỗ + Đúng vì DN chỉ có thể bán bằng chi phí biên ( chi phí biên < chi phí trung bình) 12.Nếu phân phối lại theo lý thuyết cực đại thấp nhất thì khoảng cách giàu nghèo luôn được rút ngắn. + Sai vì theo thuyết vị lợi có thể chấp nhận cách phân phối làm cho người giàu thì giàu lên còn người nghèo thì nghèo đi Bài tập Q MPC MEC MB 1 8 2 58 2 12 4 52 3 16 6 46 4 20 8 40 5 24 10 34 6 28 12 28 7 32 14 22 8 36 16 16 9 40 18 10 10 44 20 4 1. Xác định mức sản lượng tối ưu của thị trường và xã hội. Q0, Q* = ? 2. Tổn thất phúc lợi xã hội là bao nhiêu? 3. Mức thuế hiệu quả là bao nhiêu? Số tiền thuế mà chính phủ thu về là bao nhiêu? Đáp án: 1. Mức sản lượng tối ưu của thị trường: Q0 MPC = MB = 28 Q0 = 6 Mức sản lượng tối ưu của xã hội: Q* MSC = MB (MSC = MPC + MEC) Q* = 5 2. Mức tổn thất PLXH = ½ (Q0 – Q*) x MEC(Q0) = 1/2(6-5) x12 = 6 3. Mức thuế hiệu quả: t* = MEC(Q*) = 10 Tổng số thuế chính phủ thu được = t*.Q* = 10.6 = 60 Bài tập đề 1 1. Mức sản lượng tối ưu của thị trường : MPB = MC Mức sản lượng tối ưu của xã hội: 2. Mức tổn thất PLXH MSB = MC = ½ (Q*-Q0) x MEB(Q0) MEB = MSB-MPB 3. Mức thuế hiệu quả: Tổng số tiền = s*.Q* s* = MEB(Q*)