Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Thế giới cổ tích trong văn học từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của tuổi thơ mỗi con người. Sức sống bền vững của chúng thể hiện qua nội dung chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc, có tầm ảnh hưởng to lớn trong việc hình thành lòng thương yêu, cảm thông với những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ. Vì vậy, truyện cổ nước ta thật đúng như lời nhận xét: “Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức”. Những tác giả dân gian trải qua quá trình gạn đục khơi trong mà kết tinh thành những tác phẩm văn học đặc sắc, gởi gắm niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện trong cuộc sống vốn nhiều áp bức. Sau đây là những truyện cổ tích khiến ta có niềm tin hơn vào một thế giới tốt đẹp

1. Tấm cám

Tấm Cám là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất khi nhắc tới truyện cổ tích Việt Nam, dường như mọi người dân Việt Nam đều từng ít nhất một lần được nghe qua câu chuyện này. Đây là tác phẩm thể hiện rất rõ sự phản kháng mãnh liệt nhất đến từ tầng lớp chịu áp bức bóc lột.

Bạn đang xem: Giá trị nhân văn của truyện cổ tích là ở sự quan tâm và đề cao những người dân thường bị áp bức

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Truyện ngắn Tấm Cám kể về sự cuộc đời và sự đấu tranh của nhân vật Tấm để có được hạnh phúc của mình. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở chung với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Hằng ngày, Tấm bị mẹ con Cám bắt phải làm việc vất vả, khổ sở. tấm chịu sự hãm hại của mẹ con Cám hết lần này tới lần khác, ngăn cản Tấm không có được hạnh phúc khi nhẫn tâm giết cá bống, rồi lại ko cho Tấm đi hội. Đỉnh điểm của câu chuyện nằm ở phần hai, khi sự độc ác của mẹ con cám là không thể tha thứ. Hai người đã giết Tấm 3 lần. Song cho đến cuối cùng cái thiện vẫn dành chiến thắng, Tấm có cuộc sống hạnh phúc bên nhà vua và mẹ con Cám đã chịu hình phạt thích đáng cho tội ác của mình.

Cái hay của truyện nằm ở sự phản kháng mãnh liệt của Tấm. Tấm đã hồi sinh rất nhiều lần và tự mình chiến đấu cho cuộc sống của mình chứ không chỉ còn dựa dẫm vào thần linh. Đó là dấu hiệu cho sự manh nha phản kháng trong lòng người dân, khi họ không còn chỉ biết ước mơ mà đã chuyển sang đấu tranh vì hạnh phúc của chính mình.

2. Sọ Dừa

Vẫn sử dụng mô típ quen thuốc trong truyện cổ tích, nhân vật Sọ Dừa trong câu chuyện là một người có ngoại hình xấu xí nhưng có phẩm chất đẹp, như một lời khẳng định cho câu nói “ Cái nết đánh chết cái đẹp”. Chuyện kể rằng ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế. Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Vượt qua những âm mưu của hai cô chị, Sọ Dừa cùng vợ sống hạnh phúc.

Tác phẩm thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, không nên đánh giá một người qua ngoại hình của họ, tuy xấu xí những họ vẫn có những tài năng riêng. Với những ai có tấm lòng nhân hậu, họ sẽ có được phần thưởng xứng đáng.

3. Cô bé lọ lem

Câu chuyện có cốt truyện khá giống với Tấm Cám của Việt Nam, dường như ở thời đại nào, đất nước nào, con người thì nhân loại vẫn luôn khao khát những điều kì diệu sẽ đến với những con người bất hạnh, nghèo khổ.

Xem thêm: Đơn Vị Tính Lbs Là Gì - Pound To Kg Và Kết Quả

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về sau.

Mẹ kế và con riêng tượng trưng cho cái ác, Lọ Lem tượng trưng cho cái thiện, đây là cuộc chiến không hồi kết, nhưng những người viết tác phẩm này vẫn dành niềm tin cho bên tốt, họ luôn tin tưởng rằng chỉ cần có nỗ lực, những người tốt bụng nhất định sẽ dành được hạnh phúc.

4. Cô bé bán diêm - Christian Andersen

Khác với tất cả những truyện cổ tích ở trên, cô bé bán diêmtruyện cổ tích thời hiện đại. Vì vậy cũng có phong cách kể chuyện rất đặc biệt, là tác phẩm có cái kết da diết và đầy ám ảnh.

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông Noel; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.

Tác giả đã để cô bé bán diêm chết, vì thế giới của cô bé đã đủ đau khổ và không còn có thể chở che cho em được nữa. Nhưng hạnh phúc sẽ mở ra ở một thế giới khác, không có giá rét hay nghèo đói, không có đánh đập chửi mắng. Em cùng bà của mình sống yên bình ở một thế giới đó, bởi những người tốt bụng thì luôn được thượng đế chở che.

5. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Đây là một trong những câu chuyện cổ tích phổ biến nhất trên toàn thế giới. Truyện kể về một hoàng hậu vì ganh tỵ với sắc đẹp của nàng công chúa Bạch Tuyết, nên đã tìm cách hại chết nàng để trở thành người đẹp nhất. Nàng công chúa dưới sự che chở của bảy chú lùn lần lượt vượt qua các âm mưu của mụ cho đến lần cuối cùng, nàng Bạch Tuyết ăn phải trái táo độc, nhờ nụ hôn của hoàng tử mà sống dậy. Cuối cùng, bà hoàng hậu cũng phải trả giá cho những tội ác của mình.

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Cũng tương tự như những truyện cổ tích khác, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn được sáng tác cũng nhằm thể hiện ước mơ chiến tháng cái ác của con người, cái ác, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thắng được sự trong ngần của tâm hồn. Những người tốt bụng luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người và thế lực siêu nhiên, trong khi kẻ ác độc chắc chắn sẽ bị trừng trị. Cốt truyện đơn giản song dễ cảm thức lòng người về giá trị thật của con người, vì lòng đố kị mà không từ mọi thủ đoạn thì dù có đẹp về ngoại hình, bạn cũng không bao giờ là người đẹp nhất. Bởi vẻ đẹp tâm hồn mới bền vững và lâu dài

Giá trị nhân văn là gì? Khái niệm giá trị nhân đạo là gì? Biểu hiện của giá trị nhân văn là gì? Giá trị nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại, nó được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong tác phẩm. Để làm rõ giá trị nhân văn là gì và những biểu hiện của nó, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của DINHNGHIA.COM.VN

Nhân bản là gì? Các giá trị trong văn học

Nói đến khái niệm “nhân văn” không thể không nói đến nhân bản, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các tác phẩm. Để tìm hiểu hơn về giá trị nhân văn là gì, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn học trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về giá trị trong tác phẩm văn học nhé.

Nhân bản là gì?

‘Nhân bản” có nghĩa là lấy con người làm trung tâm. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa xem con người làm gốc, coi trọng con người. Nói đến giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn học trung đại được thể hiện rất rõ nét qua nhiều tác phẩm văn học.

Giá trị nhân đạo là gì?

“Nhân” là người, “đạo” là đạo lý, “nhân đạo” là đạo lý làm người. Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học, được hiện lên bằng sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, những nỗi đau của con người trong cuộc sống. Giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ nhặt,…

Giá trị hiện thực là gì?

Giá trị hiện thực là giá trị hiện thực mà chúng ta nhận thức được. Giá trị hiện thực của tác phẩm là hiện thực đời sống mà tác giả phản ánh trong tác phẩm. Giá trị hiện thực của văn học trung đại được thể hiện qua các tác phẩm như: chuyện người con gái Nam Xương, truyện Kiều, Lục Vân Tiên…

Giá trị nhân văn là gì?

Giá trị nhân văn được hiểu là: “Nhân” là người, “văn” là văn hóa, văn minh; nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,… Tác phẩm có tính nhân văn luôn hướng đến khẳng định và đề cao giá trị con người.

Nhân văn là thước đo giá trị văn học, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của tác giả đối với cuộc sống con người. Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện đậm nét qua nhiều tác phẩm văn học.

Giá trị nhân văn qua các tác phẩm truyện cổ Việt Nam

Khi đã tìm hiểu về khái niệm giá trị nhân văn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị ý nghĩa này qua một số tác phẩm truyện cổ. Nhìn chung, các tác phẩm truyện cổ Việt Nam bên cạnh những giá trị về nội dung và nghệ thuật thì giá trị nhân văn là một giá trị đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người là tư tưởng xuyên suốt các câu chuyện. Giá trị nhân văn đem đến cảm xúc dạt dào cho tác giả và đem đến sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Khát vọng chinh phục, chế ngự và giải thích thiên nhiên

Khát vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên là khát vọng muôn đời của loài người, đặc biệt là những con người ở thời kỳ cổ đại – họ sống chung với thiên nhiên và làm bạn với thiên nhiên nên cái khao khát chinh phục tự nhiên lớn hơn bao giờ hết.

Khát vọng ấy được thể hiện qua các tác phẩm như Mai An Tiêm, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thần Trụ tời, Sử thi Đăm San, Đẻ đất đẻ nước,… Trong mỗi tác phẩm, cái khát vọng chinh phục tự nhiên được thể hiện qua các hình ảnh khác nhau nhưng đều nhấn mạnh sự siêu nhiên của con người.

Ví dụ như sử thi Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, với quan niệm rất hoang sơ, mộc mạc. Ở thuở xa xưa, người ta quan niệm rằng vạn vật sinh ra đều do được “chửa đẻ” mà thành, con người đẻ ra con cái, thần linh đẻ ra vũ trụ, cả trái đất và cả vạn vật trên trái đất.

Giá trị nhân văn là gì? – Ở tác phẩm sử thi này, nói lên sức sống bền bỉ và sức mạnh hòa hợp của dân tộc Mường Cổ, điều này được tạo nên từ cuộc đối thoại đầu tiên giữa con người và vũ trụ bí ẩn cho đến khi họ ý thức được khả năng vô hạn của mình.

Khát vọng độc lập tự cường

Khát vọng độc lập, tự cường là khát vọng của dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại trong mọi thời đại. Việt Nam đã trải qua những thời bị đô hộ, không có độc lập chủ quyền, bị chà đạp, sống lầm than. Từ những nỗi đau đó, khát vọng độc lập của dân tộc trỗi dậy và ngày càng mạnh mẽ. Độc lập, tự do là điều mà tất cả dân tộc đều hướng đến, là tiền đề để tạo nên sự hạnh phúc của con người.

Khát vọng độc lập tự cường được thể hiện qua các truyền thuyết như: An Dương Vương, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm…. Đặc biệt là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cái khát vọng ấy rất mãnh liệt, cho thấy được sự nghiệp dời non lấp bể của dân tộc ta thuở sơ khai. Sự nghiệp này được toàn dân ủng hộ, được thần linh ủng hộ thông qua các hình ảnh kỳ bí trong từng câu chuyện: hình ảnh cụ già bí ẩn và thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương chế nỏ, cây gậy sắt của Thánh Gióng hay sự tích vua Lê Lợi mượn Gươm báu của Rùa thần,…

Yêu nước thôi chưa đủ, phải có tinh thần quật cường, ý chí bảo vệ nền độc lập, hết mình xây dựng đất nước – Đó là những thông điệp mà những câu chuyện dân gian gửi đến người đọc.

Giá trị nhân văn trong truyện cổ dân gian

Ngợi ca tình nghĩa đạo lý con người

Theo truyền thuyết, dân tộc ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, tất cả đều là anh em một nhà. Vì vậy, từ thời xa xưa luôn nhắc nhở con người phải giữ trọn tình nghĩa, đạo lý làm người. Các triết lý đạo nghĩa ấy được gửi gắm qua các câu chuyện cổ như: chiến thắng Mtao Mxây, Chử Đồng Tử, truyện thơ Tiễn dặn người yêu,…

Giá trị nhân văn là gì? – Đăm San trong chiến thắng Mtao Mxay là một người anh hùng bị kẻ thù lăng nhục. Trải qua bao khó khăn chàng vẫn ra sức bảo vệ buôn làng, một lòng thủy chung với vợ. Hình tượng Đăm San thể hiện cho đạo lý, những nghĩa cử cao đẹp của con người, lòng yêu thương và tinh thần trượng nghĩa.

Khát vọng công lý

Niềm mơ ước cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động không bao giờ cạn, nó là ý nghĩa xuyên suốt dòng chảy văn học thể hiện rõ nét qua các tác phẩm như Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,…

Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tiêu biểu nói lên khát vọng công lý của con người. Tấm là một con người hiền lành lương thiện, bị mẹ con Cám hãm hại; sau đó, Tấm quyết tâm “có oán báo oán” đã trừng trị mẹ con Cám một cách thích đáng. Tấm đã chiến thắng, đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện. Kết truyện, Tấm về cung làm Hoàng hậu sống hạnh phúc – đây là một xã hội lý tưởng mà con người luôn ao ước.

Cái nhìn khoan dung đối với con người

Sự nhân ái, khoan dung, độ lượng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thể hiện rõ nét qua các tác phẩm truyện cổ. Tiêu biểu là Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù dẫn đến mất nước, đó là bài học cay đắng về sự mất cảnh giác đối với kẻ thù. Lời kết tội của nhân dân ta được thể hiện qua câu nói của Rùa vàng “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”, hành động rút gươm chém Mị Châu của An Dương Vương thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát của dân tộc ta trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ công lý.

Tuy nhiên, đối với tinh thần khoan dung của dân tộc, sự biết ơn đối với anh hùng An Dương Vương, dân gian đã mĩ lệ hóa, bất tử hóa cái chết của vua An Dương Vương và tạo nên sự tích “ngọc trai – nước giếng” để thể hiện sự thương cảm cho mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề giá trị nhân văn là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc liên quan đến chủ đề giá trị nhân văn là gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận ngay dưới đây, 25giay.vn sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

Xem thêm >>> Giá trị hiện thực là gì? Đặc trưng và Cách thể hiện giá trị hiện thực

Xem thêm >>> Tổng hợp kiến thức về giá trị nhân văn