Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024

Những ngày cận Tết Nguyên đán, không khí giao dịch, mua bán tại chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc càng trở nên sôi động hơn. Do giá cả tăng mạnh nên nhiều tiểu thương phải tranh nhau thì mới mua đủ số lượng hàng như mong muốn.

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc tấp nập những ngày cận Tết. Ảnh: Lan Nhi

Ghi nhận của Lao Động tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, do chợ hoạt động từ 2-3h sáng đến 21h đêm nên không khí ở đây vô cùng náo nhiệt. Do nhu cầu tiêu thụ gia cầm dịp Tết tăng nên nguồn hàng tại đây lúc nào cũng rơi vào tình trạng khan hiếm.

Vào dịp cuối năm, nhiều tiểu thương tại các vùng lân cận Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình... phải “mai phục” tại chợ từ rất sớm thì mới có cơ hội mua đủ lượng hàng cung ứng cho dịp Tết sắp tới.

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Không khí mua bán tập nập tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ những ngày cận Tết. Ảnh: Lan Nhi.

Theo chia sẻ của các tiểu thương, cận Tết giá cả các loại gia cầm tại chợ cũng tăng hơn so với ngày trước đó. Cụ thể, giá gà, vịt đã tăng từ 20 - 30% so với thời điểm ở những tháng trước đó. Loại gà, vịt có mức bán cao nhất tại thời điểm này là giống gà thịt Sơn Tây, gà Đông Tảo (110.000 đồng/kg), xếp sau là loại gà Đa, gà Đông Dư (80.000 đồng/kg), gà công nghiệp (53.000 đồng/kg), vịt bầu (45.000 đồng/kg), vịt super (42.000 đồng/kg)...

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Càng vào dịp cuối năm, chợ gia cầm Hà Vỹ càng nhộn nhịp. Ảnh: Lan Nhi

Chị Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1984, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín) chia sẻ: Do giá thịt lợn đắt đỏ vào dịp cận Tết nên nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang các mặt hàng gà, vịt để phù hợp với thu nhập của gia đình.

Theo các tiểu thương, khu chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc nhộn nhịp nhất từ 22 tháng Chạp trở đi. Hiện tại trung bình mỗi ngày gia đình chị Bình xuất khoảng 1 - 2 tấn gà, nhiều hôm khách đặt trước, gia đình chị còn không có hàng để giao.

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Loại gà Đông Tảo, gà Sơn Tây có mức giá cao nhất tại chợ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Lan Nhi

Tiếp đó, anh Bùi Văn Cảnh (sinh năm 1985, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) cho hay, nhiều tiểu thương đến chợ Hà Vỹ muộn, chậm chân không mua được hàng phải ra về tay trắng. Hiện tại giá gia cầm, thủy cầm đã tăng lên khoảng 20 giá so với tháng trước.

"Nguồn cung gia cầm dịp cận Tết sụt giảm mạnh có thể do người nuôi ngừng tạo đàn sau một thời gian dài giá gà, vịt xuống thấp hoặc do những nguyên nhân khác. Do vậy các trang trại đang có xu hướng tái đàn lợn thay vì chuyển sang nuôi gia cầm” - anh Bùi Văn Cảnh nói.

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Những ngày giáp Tết sức mua sẽ tăng mạnh hơn dịp bình thường. Ảnh: Lan Nhi

Trao đổi với Lao Động, ông Lê Hùng Quang - Phó ban quản lý chợ Hà Vỹ cho biết, những ngày cận Tết, chợ đầu mối gia cầm mỗi ngày nhập khoảng 50 tấn gà, 25 tấn vịt, ngan, cao gấp 1.5 lần so với số lượng của tháng trước đó.

Giá giết mổ gà ở chợ bao nhiêu tiền năm 2024
Công tác kiểm dịch, sát trùng được tiến hành 24/24 tại chợ gia cầm Hà Vỹ. Ảnh: Lan Nhi

Theo ông Quang, càng vào những ngày cao điểm, ban quản lý chợ sẽ luôn tăng cường, sát sao trong công tác kiểm dịch 24/24. Mục tiêu chung của chợ là phải cung ứng ra thị trường hàng hóa đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng trên toàn miền Bắc.

Người chăn nuôi gà công nghiệp với 2 loại gà lông trắng và gà lông màu tại các tỉnh phía nam đang thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19 đang trong tình cảnh khốn khổ. Giá gà rẻ chưa từng có nhưng vẫn không thể xuất bán.

Thực trạng này được nhiều địa phương phản ánh với Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT và đề nghị kết nối để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được gà thương phẩm.

Ông Lê Văn Quyết, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát (chủ một chuỗi 7 trang trại chăn nuôi gà quy mô lớn ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu), cho biết năm 2020, dịch Covid-19 khiến gà công nghiệp lông trắng rớt giá xuống 8.000 đồng nhưng cũng chỉ có vài ngày là phục hồi, bật tăng.

Còn năm nay, người chăn nuôi gà vô cùng khốn khổ khi giá gà đang giảm sâu, chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng. “Giá gà chưa biết khi nào chạm đáy, khả năng sẽ còn giảm tiếp và điều khiến người chăn nuôi lo lắng hiện nay là giá gà rất rẻ rồi mà vẫn không thể xuất bán”, ông Quyết nói.

Cũng theo phản ánh của các địa phương và ghi nhận của Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT, gà lông trắng, lông màu, lợn đến ngày xuất chuồng mà không thể xuất bán khỏi trại là tình cảnh chung đang diễn ra ở nhiều địa phương phía nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, điển hình là tại Tây Ninh đang tồn 1 triệu con gà, Long An tồn khoảng 2 triệu con gà.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho biết qua ghi nhận, tại các tỉnh phía nam có khoảng 60 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng đang tắc đầu ra.

Kích hoạt lò mổ để "cứu" giá gà

Về nguyên nhân khiến giá gà giảm sâu như hiện nay, ông Quyết cho rằng, trong khu vực phía nam, nhiều cơ sở giết mổ gia cầm quy mô lớn đã ngừng hoạt động. Trong khi đó, chăn nuôi ở quy mô công nghiệp thì gà phải qua giết mổ mới có thể đưa đến các kênh tiêu thụ, đây chính là mấu chốt khiến hàng triệu con gà đang tồn trong trại.

“Giá gà rẻ thì giết mổ cho vào kho lạnh, nhiều ý kiến và giải pháp là thế, và nếu không giết mổ thì làm sao xử lý hết được lượng gà tồn trong chuồng hiện nay”, ông Quyết nói.

Theo đó, ông Quyết kiến nghị Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT can thiệp để các địa phương tạo điều kiện cho phép các nhà máy giết mổ trở lại sản xuất.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng cho rằng, điểm nghẽn trong tiêu thụ gia cầm, lợn ở các tỉnh phía nam chính là khâu giết mổ. Các khu giết mổ tập trung hiện gần như không hoạt động vì dịch Covid-19.

Nếu như tắc ở khâu giết mổ, gà vẫn ở chuồng không bán được thì người chăn nuôi không thể vào đàn mới, hậu quả sẽ là đứt gãy sản xuất, một thời gian sau sẽ thiếu hụt nguồn cung thực phẩm.

Chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chiều 31.7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, cũng lưu ý cơ sở giết mổ dừng hoạt động thì ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng thực phẩm.

Trong điều kiện dịch Covid-19 hiện nay, ông Nam đề nghị các địa phương bằng mọi biện pháp phải “giữ bằng được” các cơ sở giết mổ, không để dịch Covid-19 xâm nhập vào. Ông Nam cũng đề nghị các địa phương đặc biệt quan tâm chống dịch tại các cơ sở giết mổ, vừa thực hiện nguyên tắc "5K”, nhưng đồng thời phải xét nghiệm cho người lao động, để kích hoạt các lò mổ hoạt động trở lại.