Fotoforensics là gì

Cùng chủ đề với Photoshop:
  • Cách tạo ảnh góc rộng Panorama được chụp từ điện thoại bằng Photoshop
  • Hướng dẫn ghép khuôn mặt người bằng Photoshop (chi tiết nhất)
  • 3 cách xóa vật thể trong ảnh không để lại dấu vết bằng Photoshop

Với sự trợ giúp từ những bài hướng dẫn trên internet chia sẻ, ngày nay việc chỉnh sửa hình ảnh bằng phần mềm Photoshop đã trở nên quá dễ dàng, đến mức cả một người dùng máy tính bình thường cũng có thể thực hiện trong tích tắc. Chưa kể, sự phát triển của điện thoại thông minh cũng đi kèm các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh ngay trên di động có nhiều khả năng thần thánh cũng được ra mắt liên tục với cách sử dụng hầu như tự động.

Chính vì các lý do trên mà bất kỳ ai cũng có thể biến đổi bức ảnh một cách tinh vi khiến người xem không thể nhận ra đó có phải ảnh gốc hay đã qua chỉnh sửa. Mặc dù vậy, vẫn có một số cách khá đơn giản để phát hiện ra sự thật về bức ảnh mà bạn đang thắc mắc được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Kiểm tra bằng trực quan

Chỉ cần bạn dùng đôi mắt của mình quan sát kỹ những điểm bất thường trên bức ảnh cũng có thể nhận biết rằng nó đã qua chỉnh sửa hay chưa. Đây cũng là phương pháp cần áp dụng đầu tiên khi muốn phát hiện hình ảnh đã qua Photoshop mang lại độ chính xác khá cao. Dưới đây là các điểm đáng nghi ngờ của một bức ảnh đã bị chỉnh sửa bằng Photoshop.

Bề mặt bị cong hoặc uốn lượn

Sẽ không có gì để nói nếu những thứ xung quanh đều thẳng như lại có một khu vực bị cong hoặc uốn lượn trong hình ảnh. Bạn có thể nhận biết nó qua các vật thể như đường thẳng, góc, cạnh Đây là các lỗi kỹ thuật mà không phải người dùng Photoshop cũng biết khắc phục, nhưng mà cách làm thì mình có một bài hướng dẫn Làm biến mất những chi tiết thừa trên hình ảnh bằng Snapseed cực dễ dàng

Có gì đó không ổn với thanh sắt trên trần nhà?

Ánh sáng bị thay đổi

Mỗi hình ảnh đều sẽ mang những hiệu ứng ánh sáng và bóng tối khác nhau. Do đó, nếu một đối tượng của hình ảnh khác được chèn thêm vào hình ảnh, thì lượng ánh sáng hoặc bóng tối giữa các khu vực với nhau sẽ không đồng đều như bình thường

Ảnh bị giảm chất lượng

Những hình ảnh có độ phân giải thấp sẽ dễ dàng che dấu những điểm bất thường khi đã qua chỉnh sửa. Khi đó, bằng mắt thường bạn không thể biết được bất kỳ dấu hiệu khả nghi như màu sắc, tình trạng bề mặt, lượng ánh sáng vì ảnh đã bị vỡ hạt. Chúng ta lại sẽ đặt nghi vấn, tại sao trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển mà vẫn có những bức ảnh có chất lượng kém đến vậy.

Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có một sợi chỉ trắng nằm trên cánh hoa

Ảnh bị thiếu các chi tiết nhỏ

Hãy thật tỷ mĩ để quan sát từng phần của bức ảnh, sau đó phân tích xem chúng có đầy đủ hay bị thiếu chi tiết nào hay không. Có thể trong quá trình ghép ảnh, người thực hiện đã sơ ý hoặc lười biếng bỏ qua những chi tiết nhỏ Chẳng hạn như các ảnh chân dung thì thường bị mất tóc, chân màu, lông mi

  • Tự sửa ảnh chân dung đẹp hơn: Xóa mụn, làm sáng, mịn da bằng Snapseed
Có một sợi tóc nằm trên má của người trong ảnh nhưng do xóa mụn nên tạo khuyết điểm sợi tóc bị đứt giữa chừng

Ảnh có chủ đề gây sốc

Mạng xã hội giờ đây luôn nổi tiếng với những chiêu trò câu like, share bằng những nội dung hình ảnh gây sốc để đánh vào tâm lý người dùng để họ tương tác nhiều hơn. Thay vì ghép hình ảnh đáng yêu của những chú mèo đang đùa giỡn dưới ánh nắng thì để có nhiều lượng tương tác (like, share) thì việc ghép ảnh quái vật khổng lồ trong rừng hay UFO đang bay trên bầu trời thành phố sẽ khiến người ta chú ý nhiều hơn.

Chưa kể, còn có những hình ảnh được ghép thường nhắm vào các đối tượng là người nổi tiếng nhằm tạo scandal cho họ hoặc vì một ý đồ nào đó. Chỉ cần cắt gương mặt của người nổi tiếng sau đó ghép vào ảnh của một người khác với một hành động xấu xí nào đó thôi cũng đủ làm hoang mang cư dân mạng. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra tỉ mỉ trước khi xem một bức ảnh có chủ đề gây sốc trước khi tin tưởng tuyệt đối vào nó.

Kiểm tra bằng các công cụ trực tuyến

Cũng có khá nhiều công cụ cung cấp chức năng nhận diện hình ảnh đã qua chỉnh sửa, tuy nhiên tất cả chúng đều đỏi hỏi bạn phải có kiến thức về lĩnh vực nhiếp ảnh. Do đó mình sẽ giới thiệu những công cụ trực tuyến, sử dụng trên nền tảng web với cách sử dụng đơn giản nhất.

Tìm kiếm hình ảnh trên Google

Thông thường, ảnh được chỉnh sửa đều được người thực hiện lấy về từ các trang web cung cấp trên mạng internet. Thế nhưng chính chúng ta cũng biết, công cụ tìm kiếm Google sẽ có khả năng thu thập những hình ảnh đó. Cũng nhờ vào Google chúng ta cũng sẽ biết được liệu hình ảnh mình đang xem đã có sẵn trên internet hay chưa.

Phát hiện ảnh trùng lặp bằng Google trong việc nhận biết hình ảnh đã chỉnh sửa qua Photoshop

Cách thực hiện rất đơn giản, trong lúc xem hình ảnh bạn chỉ cần bấm chuột phải chọn Tìm kiếm hình ảnh trên Google. Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị toàn bộ những hình ảnh tương tự với hình ảnh mà bạn đang xem, từ đó bạn có thể nhìn thấy hình ảnh gốc của hình ảnh đang xem.

Fotoforensics

Đây là một công cụ miễn phí được dùng để phân tích lỗi trong hình ảnh. Sau khi nhập đường dẫn hoặc tải lên hình ảnh cần kiểm tra, Fotoforensics sẽ cho bạn 6 kiểu phân tích lỗi dựa trên kỹ thuật riêng. Công cụ cũng có các tính năng hỗ trợ như xoay, lật, điều chỉnh độ sáng, tương phản, đổi màu

iZitru

Công cụ này sẽ giúp bạn biết được ảnh thật và giả dựa theo các mốc thời gian. Nơi đây còn cung cấp những hình ảnh nổi tiếng được thế giới đặt nghi vấn bị làm giả từ năm 1800 2016. Tại đây các bạn có thể vừa xem ảnh vừa học hỏi thêm kiến thức nhận diện hình ảnh đã qua chỉnh sửa bằng Photoshop rất hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề