Return trong kinh tế là gì

Một số thuật ngữ hay dùng trong Kinh tế (Profit, Cost, Returns)

Nhung B.
7 năm trước
X

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Đã hiểu!
Quảng cáo

Chào các bạn,

Đôi khi đọc sách báo, bạn sẽ gặp những thuật ngữ thôngdụngmà tác giả mặc định chúng ta đã biết (trong khi thực ra là ta chưa biết gì về nó hoặc không hiểu rõ lắm). Mà kinh tế là môn nổi tiếng nhiều jargon (biệt ngữ). Có những jargon chỉ cần đọc tên là ta có thể hiểu phần nào, vì ngay cái tên đã nói lên khái niệm của nó. Nhưng có những thuật ngữ mà ta phải có kiến thức nhất định mới hiểu được. Bài này tóm lược một số thuật ngữ mà kinh tế gia hay dùng và ý nghĩa của nó (hi vọng đã được giải thích-một-cách-dễ-hiểu-nhất).

Price taker: Nếu bạn là price taker (trong thị trường cóperfect competitive, nghĩa là gồm rất nhiều công tycùng bán một mặt hàng), thì bạn không thể gây ảnh hưởng gì lên giá cả của thị trường. Bạn chỉ có thể take price có sẵn và điều chỉnh mức sản xuất của mình theo price này (để có thể có lãi).

Ví dụ giá rau muống của Việt Nam là 5,000vnd/mớ. Nếu bạn là một người bán rau muống,thìbạn không có cách nào thay đổi giá của thị trường. Bởi lượng rau của bạn quá ít so với lượng rau của cả nước, do đó phần đóng góp của vào lượngcung không đáng kể để thay đổi demand curve (Dogiá của thị trường được xác định khi lượng cung bằng lượng cầu hay là điểm giao nhau của demand curve và supply curve). Nói nôm na là: Không có mợ thì chợ vẫn đông. Sáng nay ngủ dậy bạn quyết định đem ra chợ bán20 mớ rau hay không (tăng lượng cung một phần nhỏ), thì giá của mỗi mớ rau vẫn là 5,000VND.

Câu hỏi đặt ra: Như vậy bạn không có động cơ gì để bán mỗi mớ rau với giá cao hơn giá thị trường cả (vì như thế sẽ không có khách!). Vậy tạisao bạn không thểbán ít hơn giá thị trường? Câu trả lời hồi sau sẽ rõ..

Profit:Cần phân biệt giữa hai loại profit. Accounting profit và Economic profit.

Ta đều biết: Profit = Revenue Cost

Accountant (Kế toán) và Economist (Nhà kinh tế) đồng ý với nhau Revenue là số tiền công ty thu được khi bán được một lượng hàng. Nhưng họ có khái niệm về Cost rất khác nhau. Accountant cho Cost là những gì bạn phải tiêu để duy trì sản xuất (Trả lương cho nhân viên, mua vật tư thiết bị). Trong khi Economist tính cả Opportunity Cost. Chính vì vậy, do có hai loại cost, nên có hai loại profit: Accounting profitEconomic profit.

Opportunity Costs: là chi phí bạn phải trả hoặc số tiền bạn không nhận được khi bạn không làm việc gì đó.

Ví dụ: nếu bạn là một nhân viên văn phòng kiếm được 10 triệu đồng/tháng. Bạn chán công việc bàn giấy và quyết định đi bán rau muống (sạch). Sau một tháng, bạn thấy rằng mình thu được 12 triệu tiền bán hàng, và bạn phải trả tiền xăng xe đi lại, trả công cho người chăm sóc rau, tổng chi phí là 5 triệu (đây gọi là accounting costs). Như vậy accounting profit của bạn là 12 5 = 7 triệu.

Nhưng vì công việc trước đó cho bạn thu nhập 10 triệu. Nên theo kinh tế gia, economic profit của bạn thực ra phải trừ thêm 10 triệu bạn không nhận được khi không đi làm nữa. Lúc này economic profit = 12 5 10 = -3 triệu. Vậy thực ra bạn đang bị lỗ 3 triệu (economic loss) khi quyết định bán rau thay vìngồi cặm cụi bên máy tính.

Theo các nhà kinh tế, Economic profit là động cơ thực sự để bạn lựa chọn quyết định của mình (thực ra, ngoài đờingười ta có vô số lý do để quyết định làm một việc A thay vì việc B chứ không chỉdựa vào economic profit, các nhà kinh tế thì luôn phải đơn giản hóa vấn đề đi vì vốn dĩ những gì liên quan tới con người đã rất phức tạp).

Fixed costs:Là chi phí dù bạn không sản xuất gì nhưng bạn vẫn phải trả. Ví dụ như tiền thuê văn phòng, tiền điện nước hàng tháng. Hoặc tiền thuê đất ruộng mặc dù bạn bỏ đất không trồng một cọng rau muốn nào.

Variable costs:Chi phí này thay đổi khi bạn thay đổi lượng sản xuất. Ví dụ bạn quyết định bán ra 100 mớ rau thay vì 20 mớ. Lúc này chi phí cho nhân cộng và phân bón của bạn tăng lên cùng với lượng tăng của lượng rau bán ra. Chi phí đó gọi là variable cost.

Increasing Returns Diminishing Returns: để hiểu hai khái niệm này, ta có bảng sau

Lúc này,bạn quyết định bán nước cam thay vì đi bán rau muống. Đầu tiên khi không có ai làm, lẽ dĩnhiên không có chai cam vắt nào được sản xuất ra.

Khi chỉcó một mình, mỗi ngày cả bóc vỏ bỏ hột, cả ép cam, bạn làm được 50 chai cam vắt nguyên chất. Returns tăng từ 0 đến 50.

Khi thấy vắt cam vui quá, anh trai bạn quyết định tham gia cùng. Lúc này do có hai người nên một người bóc cam, một người sẽ cho vào máy ép. Cả ngày hai người làm được 140 chai. Tức là returns của việc tăng thêm 1 nhân công là 140-50 = 90.

90>50 nên ta gọi hiện tượng này là Increasing Returns (của việc tăng 1 nhân công).

Khi mẹ bạn thấy ép cam vừa vui vừa có tiền, mẹ bạn quyết định tham gia ép cam cùng. Lúc này nhân công là 3 người. Lượng cam vắt mỗi ngày tăng lên 220 chai. Tuy nhiên, nó tăng từ 140chai lên 220chai, nghĩa là returns của việc tăng thêm 1 nhân công là: 220-140 = 80.

80<90. Lúc này ta gọi đó là hiện tượng Diminishing Returns.

Vì sao lại giảm? Bởi việc sản xuất cam ép chỉ có bóc camvàvắt cam. Khi bạn bóc cam và anh bạn vắt cam, thì không có việc gì khác ngoài bóc hoặc vắt. Mẹ bạn chỉ có thể giúp hai người làm nhanh hơn thôi chứ không làmviệc màchưa có ai làm.

Tiếp tục như vậy, nếu càng có thêm người, lượng sản xuất tăng theo từng người càng giảm. Ta tiếp tục có diminishing returns.

Marginal Cost:

Cứ nhắc tới marginal, các bạn nên liên tưởng ngay tới việc tăng một phần nhỏ lượng output.

MC = Change in TC / Change in q

MC: Marginal cost. TC: Total cost. q: output (quantity)

MC cắt ATC và AVC tại điểm nhỏ nhất của mỗi curve. ATC là Average Total Cost ta lấy Total Costs chia cho số Output. AVC là Average Variable Cost ta lấy Tổng Variable costs chia cho số Output. (hình dưới)

Để hiểu rõ hơn ta lấy ví dụ về chiều cao. Ví dụ trong phòng có 10 người. Chiều cao trung bình của 10 người này là 160cm. Nếu người thứ 11 bước vào phòng, hỏi chiều cao trung bình của 11 người sẽ thay đổi thế nào:

Nếu người thứ 11 cao hơn 160cm, chiều cao trung bình sẽ tăng lên

Người đó thấp hơn 160cm, chiều cao trung bình của những người trong phòng sẽ bị giảm đi

Người đó cao đúng 160cm, chiều cao trung bình của những người trong phòng không có gì thay đổi.

Quay trở lại với MC. Ta tưởng tượng MC chính là người thứ 11. Còn AVC và ATC là chiều cao trung bình ta có được từ 10 người, cụ thể là chi phí ta tính được sau một thời gian sản xuất.
Lúc này MC chính là chi phí để ta sản xuất thêm 1 unit output (thêm 1 chai cam ép, thêm 1 mớ rau muống), dựa trên những gì ta đã sản xuất được trước đó.

Nghĩa là nếu ta đã sản xuất được 99chai cam ép, thì chi phí để sản xuất chai thứ 100 ví dụ là 3000vnd. Đó chính là Marginal Cost. Nhưng ta sản xuất được 999 chai, thì chi phí để sản xuất chai thứ 1000 không phải là 3000vnd nữa mà chỉ là 500vnd thôi chẳng hạn. MC khác nhau tùy thuộc vào lượng output đã được sản xuất trước đó.

Marginal Revenue (MR)

Marginal revenue chính là khoản ta thu được khi bán thêm 1 lượng nhỏ output. Ví dụ với mỗi chai bán ra ta thu thêm được 2$ (là giá của chai nước cam), nghĩa là MR là 2$. Marginal revenue được biểu diễn ở đồ thị phía trên là Price. Giá trị này không đổi dù ta sản xuất ra bao nhiêu output đi nữa (vì giả thiết là số output của ta quá nhỏ so với Supply của thị trường, nên lượng ta sản xuất không ảnh hưởng gì tới Supply Curve, nghĩa là nó không ảnh hưởng tới Price)

Chú ý, firms sẽ sản xuất ở mức output cho ra MR = MC. Lúc này firm sẽ có largest gains hoặc smallest loss.

Sorry for long post, here a glass of orange juice for you ^^:

(còn tiếp)

Quảng cáo

Có liên quan

  • Tôi đã chinh phục khóa Computer Science của MIT như thế nào
  • 05/05/2014
  • Trong "Linh tinh khác"
  • Current Account Tài khoản vãng lai Định nghĩa
  • 16/02/2015
  • Trong "Linh tinh khác"
  • Bài 1. Tất tần tật về Mô hình Quan hệ Thực thể (Entity Relationship Diagram ERD)
  • 18/07/2019
  • Trong "Quản lý Big Data với MySQL"
Danh mục: Linh tinh khác
Để lại nhận xét

Video liên quan

Chủ đề