Emulsion dùng trước hay sau serum

#1. TẨY TRANG ♥♥

~~> TẦM QUAN TRỌNG
Nếu như bạn nào hay trang điểm hoặc da dầu nhiều cũng sẽ dễ dàng cảm nhận thấy rằng chỉ sử dụng mỗi sữa rửa mặt thì thực sự là ko đủ. Dù cho các hãng mĩ phẩm có quảng cáo thế nào đi chăng nữa thì thực tế là chưa có loại srm nào một mình nó có thể vừa tẩy trang mặt, mắt, làm sạch bụi bẩn, da chết, kem chống nắng, thông thoáng da… cả . Mặc dù bụi bẩn và makeup ko phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn nhưng chúng lại tạo nên một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn (bacteria) sinh sôi nảy nở – nguyên nhân gây nên đủ thứ mụn đáng ghét. Vậy nên đây vẫn là một bước thiết yếu nếu bạn muốn giữ cho da sạch sẽ ko mụn nhọt. Thậm chí nếu bạn không makeup nhiều nhưng da nhiều dầu hoặc bôi kem chống nắng thường xuyên thì việc tẩy trang vẫn là một bước nhất thiết cần phải có nhé các bạn!

#2. <3 CHĂM SÓC VÙNG DA QUANH MẮT :

– Chính vùng da này lại là nơi “mách lẻo” tuổi tác của bạn, thậm chí còn cộng thêm cho bạn vài tuổi nếu không chăm sóc đúng cách. Da vùng dưới mắt rất dễ bị khô và có nếp nhăn nên hay được các bạn gái chăm chút, tuy nhiên, cũng đừng quên vùng da phía trên bầu mắt, nơi hay phải chịu đựng các lớp bóng mắt dày. – Sử dụng sản phẩm dưỡng riêng dành cho vùng mắt. Da mắt chỉ mỏng bằng một phần tư các vùng da khác trên khuôn mặt và nhạy cảm hơn rất nhiều nên bắt buộc phải sử dụng sản phẩm dưỡng riêng dành cho vùng da này. Tuyệt đối không dùng chung dưỡng da mặt bôi lên vùng mắt này vì hàm lượng dưỡng ẩm quá lớn, da mắt không thể hấp thụ được sẽ bị thừa nước dẫn đến phù nề (bọng mắt mà các bạn thường thấy).

#3. PHÂN BIỆT TONER, SERUM/ESSENCE, EMULSION, CREAM:

✔ TONER: Là nước hoa hồng, từ khóa của sản phẩm này là LÀM SẠCH SÂU và CÂN BẰNG DA. Đừng vội nghĩ nước hoa hồng có tác dụng chính là se lỗ chân lông như các quảng cáo trên ti vi (thành thực mà nói chắc 100 loại toner chỉ có vài loại có khả năng se lcl thôi các bạn ạ) ^^ Sau bước sữa rửa mặt, da bạn vẫn chưa hoàn toàn sạch và hơn thế còn có xu hướng bị khô đi (do srm làm mất nước trên da, nhiều bạn sau khi dùng srm xong thấy khô da và cần dùng các bước dưỡng da ngay là vì như thế); lúc này toner cùng lúc thực hiên 2 nhiệm vụ: một là tiếp tục làm sạch bã nhờn và bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông (điều mà srm không thể nào thực hiện đc đầy đủ, cho nên nếu lau toner bằng bông tẩy trang bạn sẽ thấy miếng bông hơi ngả màu); hai là cân bằng da giúp các bước dưỡng liền sau thẩm thấu vào da dễ dàng hơn. Toner là bước làm sạch quan trọng mà bất kỳ loại da nào cũng không thể bỏ qua, và càng đặc biệt quan trọng đối với các bạn da dầu và da mụn. Toner được dùng 2 lần/ngày ngay sau khi rửa mặt với srm các bạn nhé 🙂 Có 2 quan điểm đối với việc sử dụng nước hoa hồng, một là sử dụng với bông tẩy trang, hai là sử dụng bằng tay không. Cả hai cách này đều ok vì không có phạm trù đúng hay sai giữa 2 cách dùng này. Nó chỉ thể hiện việc quan điểm khác nhau giữa mọi người về việc sử dụng nước hoa hồng mà thôi. – Với da dầu, hỗn hợp dầu: hãy đề cao khả năng làm sạch sâu của nước hoa hồng (mà rõ ràng là toner cho da dầu/hh dầu nổi trội về khả năng làm sạch sâu hơn là khả năng cân bằng da, vì hầu hết chúng ở dạng lỏng gần như nước) và nên sử dụng với bông tẩy trang để chúng có thể phát huy chức năng làm sạch sâu một cách hiệu quả nhất (mặc dù cách này tốn kém hơn và chai toner có thể hết chỉ sau 4,5 tháng trong khi các bước dưỡng khác trong bộ dưỡng vẫn còn nhiều) – Với da khô, hỗn hợp khô: hãy đề cao khả năng cân bằng da của nước hoa hồng (mà rõ ràng là toner cho da khô/hh khô nổi trội về khả năng cân bằng da hơn là khả năng làm sạch sâu, vì chúng thường ở dạng sệt hơn so với các loại toner dành riêng cho da dầu). Bạn nên sử dụng bằng tay không và vỗ nhẹ lên bề mặt da để chúng có thể phát huy chức năng cân bằng da một cách hiệu quả nhất, cách này lại còn tiết kiệm hơn nữa chứ ! ===> Một lưu ý nhỏ là lotion Hadalabo của Nhật thực chất chỉ là toner, còn các loại lotion khác của Âu hay Hàn thì là sữa dưỡng nhé 🙂

✔ ESSENCE/SERUM : Tuy tên gọi khác nhau nhưng chúng đều là tinh chất dưỡng, có thể coi là “tinh túy” của bất kì bộ dưỡng nào. Từ khóa của nó là DƯỠNG SÂU. Essence/serum có tác dụng mạnh nhất trong các bước dưỡng da và không nên bỏ qua nếu bạn thực sự muốn bộ dưỡng phát huy tối đa hiệu quả. Các bạn nếu có điều kiện thì hãy đầu tư vào 1 bước serum “xịn” nhất có thể là vì thế, dù toner và emul chỉ là các dòng dưỡng bình thường thôi cũng ok (tất nhiên nếu có đk dùng trọn 1 bộ dưỡng vẫn tốt nhất nhưng nếu đk kinh tế k cho phép hoặc tùy nhu cầu của da thì có thể kết hợp chéo bộ và lúc này thông minh nhất là đầu tư hầu bao nhiều nhất cho essence/serum). Tinh chất dưỡng tác dụng mạnh nên chỉ nên dùng 1 loại serum/essence tối đa 1 lần/ngày (nếu có 2 loại serum và trong đk da khỏe, hấp thụ được thì có thể dùng 1 loại buổi sáng, 1 loại buổi tối vẫn ok nhé). Các bạn da yếu có thể cân nhắc dùng 2 ngày/lần (dùng cách ngày) 😉
Vậy serum nên đc dùng vào thời điểm nào trong ngày? Với các loại serum kiềm dầu thì nên dùng buổi sáng vì kiềm dầu là việc dành cho ban ngày chứ không ai kiềm dầu khi đi ngủ cả, lúc bạn ngủ hãy để da được thở và tuân theo quy luật tiết dầu tự nhiên. Còn thông thường thì tất cả các loại serum khác nên dùng buổi tối để da có thời gian hấp thụ tốt nhất các bạn nhé ^^ Một lưu ý nhỏ nữa trong cách dùng serum đó là ngoài các loại serum kiềm dầu ra thì tất cả các loại khác đều không thể dùng 1 mình được vì nó bay hơi rất nhanh sau khi bôi, vì vậy liền sau bước tinh chất dưỡng này bắt buộc phải có 1 bước dưỡng khác, là emul hay cream đều được nha 🙂

✔ EMULSION: Là sữa dưỡng, lỏng hơn cream rất nhiều. Từ khóa của nó là CẤP NƯỚC. Trong hầu hết các bộ dưỡng thì đây là sản phẩm duy nhất có chức năng cấp nước cho nên tuyệt đối không thể bỏ qua, vì 4 mùa quanh năm tất cả các loại da đều cần cấp nước mà. Ưu điểm của sp so với kem dưỡng là thấm hút khá nhanh, dùng được cả sáng và tối, đồng thời dùng làm dưỡng trước khi trang điểm nữa. Có lẽ với nhiều bạn thì khái niệm emulsion – sữa dưỡng còn rất mới mẻ, vì thực tế là chỉ có mp của các nước châu Á như Nhật hay Hàn mới có bước này còn các quảng cáo bạn thấy trên ti vi hầu hết có nguồn gốc từ Châu Âu hoặc theo công nghệ/dây chuyền châu Âu cho nên bạn từ lâu đã quen với khái niệm kem dưỡng ngày và kem dưỡng đêm mất rồi, tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn phù hợp với khí hậu nóng ẩm và cơ địa da của người VN. Nhiều bạn cứ khăng khăng cần tìm kem dưỡng dùng ban ngày mặc dù chính bạn ấy cũng thừa nhận dùng kem dưỡng vào buổi sáng là vô cùng khó chịu vì làm da tiết dầu nhiều cứ bóng nhẫy hết cả lên. Khó chịu và nặng nề là vậy mà những thứ ăn sâu vào tiềm thức thì vẫn không thể thay đổi được, các bạn hãy suy nghĩ đơn giản ntn: thứ gì lỏng hơn, dễ thẩm thấu hơn thì chắc chắn sẽ nhẹ nhàng và dễ thở hơn với làn da, từ đó chắc chắn sẽ bớt tiết dầu và bớt mụn đó các bạn 🙂
Một điểm cộng cho bước emulsion này nữa khiến bạn chắc chắn không thể bỏ qua là dung tích của emulsion lớn thường gấp 2-3 lần serum/essence và cream nên là 1 sự lựa chọn hợp lý và tiết kiệm nhất trong mọi bộ dưỡng nhé 🙂 Một chai emul dung tích tầm 150-160ml có thể dùng từ 6-8 tháng mới hết. Ngoài ra thì trong bộ dưỡng chỉ có emulsion hoặc serum (của dòng kiềm dầu) là có thể dùng làm dưỡng trước make up, tuyệt đối k dùng cream làm dưỡng trc make up nhé vì cream đặc nên thấm rút chậm sẽ làm lớp trang điểm nhanh bị đổ dầu và xuống tông –> xem ra emulsion này lợi hại quá nhỉ 🙂

✔ CREAM: là kem dưỡng – bước dưỡng cuối cùng tổng hợp hiệu quả của bộ dưỡng. Từ khóa của nó chính là DƯỠNG ẨM. Kem dưỡng thường có độ ẩm cao và có dạng đặc nhất trong toàn bộ dưỡng vì thế nên dùng cream buổi tối thôi các bạn nhé. Đặc biệt không thể vắng mặt cream trong bộ dưỡng da mùa đông vì nó có tác dụng dưỡng ẩm tốt mà. Ngoài ra thì trong các bộ dưỡng thường cream sẽ có tác dụng tái tạo da nữa nên đầu tư vào bước dưỡng này cũng không hề hoang phí chút nào ^^

❤ Chú ý 1: Nếu đk kinh tế không cho phép đầu tư 1 lúc cả 4 sp thì hãy bắt đầu từ 2 bước dưỡng cơ bản nhất là toner và emul (tối thiểu là 2 bước này chứ 1 bước thì không thể luôn). Tiếp theo hãy đầu tư vào serum, cuối cùng mới là cream nhé ^^~
❤ Chú ý 2: Nếu sử dụng các loại sp đặc trị như spot thì nên apply các sp đặc trị 1 lần nữa sau bước dưỡng cuối cùng của bộ dưỡng. Mặc dù đọc trên túyp thì hướng dẫn dùng spot ngay sau nước hoa hồng nhưng thường thì các sp đặc trị này thấm rút rất chậm, nếu làm theo trình tự: toner – spot – serum/emul thì lớp serum/emul này sẽ cuốn hết spot (phần chưa kịp thấm vào da) đi, như thế thì hiệu quả chẳng đáng là bao. Nên bôi nhắc lại 1 lần nữa như sau: toner – spot – serum – emul – cream – spot.

#4. THỨ TỰ SỬ DỤNG CÁC BƯỚC DƯỠNG:

Thông thường các hãng mỹ phẩm giới thiệu khá chung chung: toner > serum/essence > emulsion > cream dùng 2 lần/ngày cả sáng và tối nhưng nếu làm như vậy bạn có cảm thấy da phải chịu quá nhiều lớp không. Gợi ý cho các bạn 1 cách dùng hợp lý hơn nhé:

✔ VỚI CÁC BỘ DƯỠNG KIỀM DẦU :
– Buổi sáng: Toner > serum/essence > kem chống nắng/make up
– Buổi tối: Toner > emulsion > cream (mùa hè thì có thể bỏ qua lớp cream, mùa đông mới dùng cũng đc nhé)
Thiếu bước nào các bạn bỏ qua, chỉ dùng các bước còn lại thôi nhé!

✔ VỚI CÁC BỘ DƯỠNG KHÁC:
– Buổi sáng: Toner > emul > kem chống nắng/make up
– Buổi tối: Toner > serum/essence> emul > cream
Nếu lười quá thì có 1 lựa chọn rút gọn nữa là:
– Buổi tối: Toner > serum/essence > cream (bỏ qua emul luôn cũng đc, vẫn đảm bảo sau serum có 1 bước dưỡng chặn nó lại không cho bay hơi là ok r ^^)

❤ Chú ý 1: Các bạn hoàn toàn có thể kết hợp toner, serum/essence, emulsion và cream của các bộ khác nhau tùy vào tình trạng da của mình nhé 🙂 Và mỗi bước dưỡng nên cách nhau từ 3-5p để da kịp thẩm thấu, chứ bôi liền – tù – tì thì da sẽ bội thực mất, hiệu quả thu đươc chẳng đáng là bao 😀
❤ Chú ý 2: các bước dưỡng nói trên nên đc bôi theo thứ tự từ lỏng đến đặc (sản phẩm nào lỏng hơn bôi trước, đặc hơn bôi sau) để đảm bảo khả năng thẩm thấu và hấp thụ của da là tốt nhất. Đặc biệt là sử dụng lotion mọi ng nên chú ý vì có 1 vài nơi lotion thực chất chỉ là toner vd như lotion Hadalabo.

#5. KEM CHỐNG NẮNG:

Rất nhiều người nghĩ rằng kem chống nắng SPF càng cao thì làn da càng được bảo vệ an toàn. Trên thực tế, SPF chỉ là 1 chỉ số nói lên thời gian có hiệu quả chống nắng chứ không hề nói lên điều gì về việc chống nắng ít hay nhiều. Sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến nhiều bạn nữ dùng BB cream bị mụn mọc tưng bừng và làn da trở nên có nhiều vấn đề hơn.

Các bạn nên chú ý, 1 SPF là chỉ 15 phút kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da khỏi tia tử ngoại. Nếu SPF càng lớn chứng tỏ thời gian da được bảo vệ dưới ánh nắng càng cao, tuy nhiên, SPF càng lớn kem lưu trên da càng lâu, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da (nhờn, mồ hôi) và khói bụi tạo ra các phản ứng hoá học làm cho da tổn thương và đổi màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên, đó là chưa nói đến việc gây ra bít lỗ chân long dẫn đến các vấn đề về mụn mà rất nhiều bạn gái dung BB cream có độ SPF cao hay gặp phải.

Mùa hè mới cần dùng kem chống nắng còn mùa đông thì không, đây cũng là 1 quan niệm sai lầm. Dù đông hay hè thì trong ánh nắng mặt trời vẫn có các tia gây hại cho da, chỉ trừ khi ở môi trường hoàn toàn không có ánh nắng mặt trời thì mới không cần dung đến kem chống nắng thôi. Tuy nhiên, vào mùa đông, ánh nắng có phần dịu nhẹ và bớt gay gắt hơn nên bạn chỉ cần dung các loại kem chống nắng dịu nhẹ có SPF vừa phải.

==> Điều đáng quan tâm nhất khi dùng kem chống nắng chính là mức độ PA.
Chỉ số PA: được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên thực tế, hầu hết kem chống nắng đều có khả năng lọc tia UVB, rất ít sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA. Vì vậy, các hãng sản xuất mỹ phẩm mới đưa ra chỉ số PA theo các mức tương ứng:
– PA+: Có hiệu quả chống tia UVA (mức độ 40 – 50%)
– PA++: Rất hiệu quả chống tia UVA (mức độ 60 – 70%)
– PA+++: Hiệu quả chống tia UVA cao nhất (mức độ 90% trở lên, tối đa là 98%). ❤

❤ PHÂN LOẠI ĐÚNG KEM CHỐNG NẮNG :

Ngày trước ở Mỹ Kem chống nắng hoá học được ghi là sunscreen còn kem chống nắng vật lý thường có ghi sunblock, nhưng vào thời điểm hiện tại FDA đã quy định tất cả kem chống nắng đều phải ghi là sunscreen nhé. Vì vậy cách duy nhất để phân biệt được 2 loại này là nhìn vào thành phần cả nhà ạ 🙁

Kem chống nắng HOÁ HỌC chứa avobenzen, octinoxate, oxybenzone…
Kem chống nắng hóa học – Sunscreen/ Chemical Sunscreen hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy chúng trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Có một điều cần lưu ý là sunscreen thường chứa nhiều hóa chất dễ gây kích ứng hơn, nên hạn chế dùng cho da nhạy cảm, hoặc da em bé. Oxybenzone và mexoryl là hai thành phần an toàn của sunscreen, đã được FDA cấp phép sử dụng

Kem chống nắng VẬT LÝ chứa titanium dioxide, zinc dioxide…
Kem chống nắng vật lý – Sunblock/ Physical Sunscreen được cấu thành bởi các chất mà khi apply sẽ nằm trên bề mặt da, tạo thành một lớp chắn vững chãi giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Thành phần chính của sunblock là titanium dioxide và zinc oxide (cả 2 đều bảo vệ tốt và ít gây kích ứng cho da). Tuy nhiên sunblock thường có nhược điểm là tạo nên một tấm màng trắng mờ khi thoa lên mặt, nhưng dạo gần đây công nghệ mỹ phẩm tiên tiến đã giúp giảm độ lộ liễu của lớp trắng này, hoặc biến chúng thành những màu hồng, vàng, để hòa quyện với màu da một cách tự nhiên nhất!
Kem chống nắng vật lý bền vững hơn, không bị giảm hiệu quả bảo vệ dưới nắng, không phải bôi lại nhiều lần trong 1 ngày.

❤ BÔI KEM ĐÚNG TRÌNH TỰ :

Về mặt lý thuyết, để phát huy tối đa công dụng của kem chống nắng hóa học, bạn cần bôi kem chống nắng sau các bước như toner, serum và trước bước kem dưỡng da để kem có thể ngấm vào da và phát huy tác dụng. Ngược lại, với kem chống nắng vật lý, bạn cần bôi sau tất các các bước dưỡng da để có độ che phủ tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết kem chống nắng đều pha trộn các thành phần chống nắng vật lý và hóa học với nhau, nên các chuyên gia về mỹ phẩm và các bác sĩ da liễu đều khuyên bôi kem chống nắng sau tất cả các bước dưỡng. Mặc dù tác dụng của các thành phần hóa học có phần nào đó bị giảm đi, song với sự hỗ trợ của các thành phần vật lý và các loại mũ, găng tay, khẩu trang… bạn vẫn có thể đảm bảo được khả năng bảo vệ cho da khỏi ánh nắng mặt trời.

Đối với kem chống nắng hóa học bạn cần đợi khoảng 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi phát huy tác dụng, trong khi kem chống nắng vật lý có thể phát huy tác dụng ngay lập tức. Do vậy, nếu kem chống nắng của bạn có thành phần chính là hoạt chất chống nắng vật lý, bạn có thể yên tâm ra ngoài ngay sau khi bôi kem.
Kem chống nắng hoá học (chứa avobenzen, octinoxate, oxybenzone) cần tiếp xúc trực tiếp với da sau khoảng 20-30p thì mới phát huy tác dụng. Kem chống nắng vật lý (titanium dioxide, zinc dioxide) thì đơn giản hơn, vì nó phát huy tác dụng ngay lúc bạn bôi, nên không quan trọng bạn apply lúc nào (miễn là trước khi ra khỏi nhà, tất nhiên rồi). Mỗi người có một ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng lời khuyên phổ biến nhất và hiệu quả nhất là bôi kem chống nắng sau tất cả các bước chăm sóc da. Cô Paula Begoun và các cộng sự ở Paula’s Choice đều thống nhất là tất cả các sản phẩm skincare bôi sau kem chống nắng sẽ ít nhiều làm giảm hiệu quả của kem ngay tức thì. Nhớ nhé, CHỐNG NẮNG SAU BƯỚC CUỐI CÙNG TRONG SKINCARE VÀ TRƯỚC BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG MAKE UP !

❤ BÔI ĐỦ LIỀU LƯỢNG :

Bạn có thể tiết kiệm kem nền, kem dưỡng đắt tiền, nhưng với kem chống nắng thì đừng bao giờ. Để bôi được nhiều kem chống nắng mà không bị bí thì thay vì quệt cả vốc lên mặt, hãy bôi làm 2-3 lớp mỏng, lớp này chồng lên lớp kia. Bôi nhiều hơn tẹo ở phần má vì phần này da mỏng, lại có diện tích lớn nên dễ sinh nám và tàn nhang khi bị phơi nắng nhất!

Sử dụng bao nhiêu kem chống nắng là đủ?

Viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên rằng nên dùng một lượng kem chống nắng đủ để phủ lên những vùng da không được che chắn. Nhưng cụ thể bao nhiêu là đủ?

==> Để đảm bảo đạt được mức độ che phủ tối đa, bạn cần đảm bảo lượng kem chống nắng tương đương 2mg trên mỗi 1 cm vuông da. Tức là khoảng với khoảng 30ml cho toàn thân và khoảng hơn 1ml (1/4 teaspoon) cho mặt.❤

Khi bạn sử dụng kem chống nắng, hãy chắc rằng bạn đã bôi lên tất cả các vùng da không được che chắn. Rất nhiều người bỏ qua những vùng như phía sau đầu gối, lòng bàn chân, và tai. Bạn cũng nên sử dụng một loại son dưỡng môi có SPF. Nếu bạn có tóc thưa, ngắn thì cũng cần thoa loại mỹ phẩm chống nắng lên đầu vì da đầu cũng có thể bị cháy nắng nốt!

Có cần thoa lại thường xuyên?

Hầu hết các bài viết đều cho rằng bạn cần thoa lại thoa đi thoa lại kem thường xuyên – mỗi vài giờ hoặc hơn. Nhưng liệu khi bạn đi làm hoặc đi học với đa phần thời gian đều ngồi trong nhà, việc thoa lại kem chống nắng có cần thiết? Thực tế, kem chống nắng chỉ mất tác dụng khi phơi nắng liên tục. Do vậy, nếu hầu hết các hoạt động của bạn ở trong nhà, bạn chỉ cần thoa kem chống nắng vào mỗi sáng là đủ khả năng bảo vệ da tới khi bạn về nhà.

Mặc dù vậy, nếu bạn ngồi cạnh cửa kính trong văn phòng, các tia UVA vẫn có thể tấn công bạn. Hãy thường xuyên đóng rèm chắn nắng để hạn chế tia UVA, và thường xuyên bôi lại kem chống nắng để có được sự bảo vệ tốt nhất.

Nếu bạn hoạt động ngoài trời cả ngày dài, bạn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ. Đặc biệt, khi bạn bơi lội hoặc ra mồ hôi, cần chú ý rằng những loại kem có nhãn ‘Very water resistant’ sẽ có hiệu quả chỉ trong vòng 80 phút và nếu kem có nhãn ‘Water resistant’ sẽ mất tác dụng sau 40’. Bạn cần chú ý căn thời gian để thoa lại kem chống nắng nhé.

NGÀY TRỜI RÂM VẪN CẦN SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG:

Không cần dùng mỹ phẩm chống nắng vào một ngày nhiều mây là một quan niệm sai lầm phổ biến vì 80% tia UV vẫn có thể xuyên qua những đám mây và làm hại da của bạn.

❤ SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG ĐÚNG CÁCH VÀ HIỆU QUẢ :

Theo một nghiên cứu của The Restoration of Appearance and Function Trust tại Anh, việc xoa kem chống nắng, mặc dù khiến mọi người cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng trong thực tế, lại làm giảm đi đáng kể hiệu quả của kem chống nắng. Động tác xoa khiến kem chống nắng tích tụ ở các nếp nhăn và tuyến mồ hôi, khiến da không được bảo vệ đồng đều
==> Do vậy, việc vỗ kem chống nắng tuy hơi mất thời gian và dễ tạo vệt trăng lại mang đến hiệu quả bảo vệ cao hơn.❤

Khi sử dụng kem chống nắng trước khi trang điểm, hãy nhớ các lưu ý sau:

1. Đợi khoảng 3-5 phút để kem chống nắng nằm yên trên da.

2. Đảm bảo các thao tác của bạn thật nhẹ nhàng.

3. Không chà xát hoặc di đi di lại.

4. Không dùng lực quá mạnh.

5. Nên dùng cọ hoặc mút tán thay vì ngón tay.

KIÊN NHẪN CHỜ KEM PHÁT HUY TÁC DỤNG :

Đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để kem có điều kiện thẩm thấu vào da. Mọi người thường bảo kem chống nắng hoá học thì mới phải như vậy, kem chống nắng vật lý thì hoạt động ngay tức thì nên bôi xong là có thể chạy đi chơi luôn. Nhưng kem chống nắng vật lý thì hay dày hơn nên sau khi bôi kem chống nắng nên chờ 3-5 phút để kem thấm thấm vào da rồi mới bắt đầu makeup.

~~~> Tận hưởng một chút thời gian dưới ánh mặt trời thì thật tốt đẹp, nhưng hãy thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa hợp lý. Sử dụng một chiếc mũ và kính mát, và tránh xa ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Dù có bất kỳ màu da nào thì đều thận trọng dưới ánh nắng vì chẳng ích gì để mạo hiểm cho việc sớm bị lão hóa, cháy nắng và ung thư.

-p/s: bài viết được mình tổng hợp từ khá nhiều nguồn + kinh nghiệm cá nhân nhằm đem lại một bài giới thiệu về skincare cơ bản nhất (ñ_ñ) hy vọng nó hữu ích cho các b ♡

Các bạn khác đang xem

Emulsion dùng trước hay sau serum