Dự báo thời tiết ngày 7 tháng 8 năm 2023

Năm nay, không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm. Nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc khả năng thấp hơn những năm trước.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc giam từ nay đến tháng 2/2023, trên khu vực Biển Đông có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khoảng từ 3-5 cơn. 

Bão có hướng di chuyển phức tạp và mưa lớn dồn dập tại khu vực miền Trung trong các tháng cuối năm 2022. 

Dự báo thời tiết ngày 7 tháng 8 năm 2023
Không khí lạnh tràn về miền Bắc sớm hơn mọi năm. Ảnh: Phạm Hải

Theo dự báo, không ngoại trừ khả năng tháng 1/2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

Từ tháng 10-11, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ dự báo lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập. 

Tại khu vực Nam Bộ trong những tháng đầu năm 2023 vẫn có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa cục bộ. Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, mưa đá.

Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, so với trung bình nhiều năm, nhiệt độ tháng 9-10 cao hơn khoảng 0,5 độ; tháng 11-12 thấp hơn khoảng 0,5-1 độ; tháng 1-2/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, so với trung bình nhiều năm, từ tháng 9-10 nhiệt cao hơn khoảng 0,5 độ; từ tháng 11/2022-02/2023 nhiệt độ phổ biến thấp hơn khoảng 0,5 độ.

Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng  đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình những năm trước đó.

Từ tháng 9-10, trên các sông suối ở khu vực Bắc Bộ có khả năng xuất hiện lũ với đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động 1(BĐ) - BĐ2.

Nửa cuối tháng 8, trên thượng nguồn các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên khả năng xuất hiện 1-2 đợt lũ nhỏ.
Từ tháng 9 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ lớn. Đỉnh lũ năm 2022, tại hạ lưu các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.

Nửa cuối tháng 8 - 11 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long dao động ở mức BĐ1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10, đỉnh lũ năm tại các trạm hạ nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2-BĐ3, một số trạm trên BĐ3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Tháng 12/2022 và tháng 1, 2/2023, mực nước trên sông Mê Công và đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm với xu thế xuống dần.

Trên sông Đồng Nai khả năng xuất hiện 2-3 đợt lũ, đỉnh lũ năm tại trạm Tà Lài ở mức BĐ2-BĐ3.

Dự báo thời tiết ngày 7 tháng 8 năm 2023

Dự báo thời tiết 17/8: Bắc và Trung Bộ nắng nóng, miền Nam mưa to cục bộDự báo thời tiết ngày 17/8, miền Bắc và Trung Bộ đều có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất trên 35 độ; tuy nhiên đến chiều tối khả năng xuất hiện mưa giông vài nơi, trời dịu mát.

Dự báo thời tiết ngày 7 tháng 8 năm 2023

Người Sài Gòn đánh vật với kẹt xe sau trận mưa lớn nhất từ đầu nămHàng nghìn xe chôn chân trên tuyến đường cửa ngõ TP.HCM sau trận mưa lớn kéo dài gần 2 giờ vào chiều tối nay.

Hết tháng 10 đã có 3 đợt không khí lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đầu tháng 10 đến nay  đã xuất hiện 3 cơn bão (số 5,6,7) và 1 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong đó chỉ có cơn bão số 5 (SONCA) là đổ bộ vào đất liền, khu vực Quảng Nam-Quảng Ngãi. Do ảnh hưởng của bão số 5 kết hợp với không khí lạnh nên tại trạm quan trắc Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Lý Sơn mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Nhiệt độ trung bình trên phạm vi cả nước phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (TBNN); riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế thấp hơn từ 0,5-1,0 độ C, có nơi thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Dự báo thời tiết ngày 7 tháng 8 năm 2023

Nhiệt độ các tháng cuối đông năm nay cao hơn trung bình nhiều năm.

Trong thời kỳ dự báo xuất hiện 3 đợt không khí lạnh (KKL) vào các ngày 14-16/10, 18-20/10 và 30/10-01/11. Trong đó đáng lưu ý là đợt KKL tăng cường trong đợt từ ngày 18-20/10 đã gây ra trời rét tại khu vực Bắc Bộ từ ngày 19-21/10; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ phổ biến từ 14 – 17 độ C, vùng núi - thấp hơn, riêng khu vực núi cao nhiều nơi thấp dưới 11 độ C như: Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 7,8 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 8,8 độ C, Bắc Hà (Lào Cai) 9,0 độ C, Sìn Hồ (Lai Châu) 10 độ C, Tuần Giáo (Điện Biên) 10,3 độ C, Cò Nòi (Sơn La) 10,4 độ C, Trùng Khánh (Cao Bằng) 10,8 độ C...  Tại Vịnh Bắc Bộ đã quan trắc được gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Về lượng mưa, thời kỳ đã qua có 3 đợt mưa lớn diện rộng tập trung chủ yếu tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ vào các ngày: Từ ngày 14-16/10, 19-20/10 và 25-26/10. Trong đó, đáng lưu ý là đợt mưa từ ngày 14-16/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với bão số 5 nên ở khu vực Trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa (TLM) phổ biến từ 150-250mm, riêng khu vực Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có mưa trên 700mm như: Huế 737mm, A Lưới 729, Nam Đông 764, Đà Nẵng 708mm….

TLM trên phạm vi cả nước trong thời kỳ đã qua p hổ biến thiếu hụt 30 - 50%, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều nơi thiếu hụt 80-100% so với TBNN cùng thời kỳ. Chỉ có một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ có TLM xấp xỉ đến cao hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ

Nửa cuối mùa đông có xu hướng ấm hơn

Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Trưởng Phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tháng 12/2022, nhiệt độ trung bình (NĐTB) tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0.5-1.0 độ C; các khu vực khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Từ nay đến hết năm 2022, thời tiết có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina (pha lạnh) và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023. Do đó, mùa đông năm 2022 có khả năng không khí lạnh hoạt động sớm. Tuy nhiên nửa cuối mùa đông, nhiệt độ lại cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn WeatherPlus (Công ty Cổ phần giải pháp thời tiết Weatherplus) nhận định, nửa đầu mùa đông (từ tháng 10 đến 12/2022) mùa đông đến sớm và rét hơn những năm gần đây. Nhưng sang nửa cuối mùa đông (từ tháng 01 đến 03/2023) thời tiết lại có xu hướng ấm hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, trang WeatherPlus dự báo, tháng 1/2023: Mùa đông miền Bắc phổ biến 17-19 độ C, núi cao 1-4 độ C. Xu hướng nhiệt độ xấp xỉ với tháng 1/2022. Vùng núi xu hướng ấm hơn từ 0.5-1 độ C. Trong tháng có khoảng 3-4 đợt không khí lạnh, trong đó khả năng có từ 1-2 đợt mạnh gây rét đậm, rét hại trên diện rộng. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 1/2023 phổ biến 17-19 độ C, vùng núi 15-17 độ; nhiệt độ thấp nhất 9-12 độ C, vùng núi 5-8 độ C, núi cao 1-4 độ C.

Tháng 2/2023: Mùa đông miền Bắc nóng hơn hẳn năm trước. Nhiệt độ cao hơn so với tháng 1/2023 trước đó khoảng 0.5-1 độ và ấm hơn hẳn từ 4-5 độ C so với tháng 2/2022 cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng có từ 2-3 đợt không khí lạnh, ít khả năng xuất hiện đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng mà chủ yếu tập trung ở vùng núi Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 2/2023 phổ biến từ 18.5-20.5 độ, vùng núi 16.5-18.5 độ C; nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 7-10 độ C, núi cao 3-6 độ C.

Tháng 3/2023: Mùa đông miền Bắc còn không khí lạnh yếu. Nhiệt độ miền Bắc có thể thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 3/2022) từ 1-2 độ. Trong tháng có 2-3 đợt không khí lạnh, chủ yếu là các đợt cường độ yếu và di chuyển lệch đông gây nên kiểu thời tiết rét ẩm, sương mù và mưa phùn cho khu vực phía Đông Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 2/2023 phổ biến từ 21-23 độ, vùng núi 19-21 độ.

Tổng lượng mưa (TLM) tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn so với TBNN từ 10-20mm; riêng khu vực vùng núi phía bắc cao hơn 30-50mm. Các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ thấp hơn TBNN từ 20-60mm; riêng các tỉnh từ Thừa Thiên Huế xuống đến Quảng Ngãi thấp hơn TBNN từ 100-150mm. Khu vực Tây Nguyên thấp hơn từ 5-10mm so với TBNN cùng thời kỳ. Khu vực Nam Bộ phổ biến cao hơn từ 20-50mm so với TBNN cùng thời kỳ.

Lượng mưa ở Trung Bộ trong thời kỳ từ 11-20/11/2022 sẽ có xu hướng thấp hơn nhiều so với TBNN, sau đó thời kỳ 10 ngày cuối tháng 11/2022 có khả năng gia tăng hơn, tuy nhiên TLM cả tháng 11/2022 ở khu vực Trung Bộ vẫn ở ngưỡng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Giá Xăng Tăng Lần Thứ Tư Liên Tiếp, Xăng RON 95 Chạm Gần 24.000 Đồng/Lít | SKĐS