Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

I. Tìm hiểu chung bài đọc

Giới thiệu: Ông Trạng thả diều - Là câu chuyện kể về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.

Bố cục bài đọc: 4 đoạn

  • Đoạn 1: Vào đời vua… làm lấy diều để chơi.
  • Đoạn 2: Lên sáu tuổi… chơi diều.
  • Đoạn 3: Sau vì… học trò của thầy.
  • Đoạn 4: Thế rồi… nước Nam ta.

Giọng đọc: Kể lại chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Đoạn cuối đọc với giọng sảng khoái.

Nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi .

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?

Trả lời:

Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó,trí nhớ lạ thường;có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?

Trả lời:

Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, chú đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ .

Câu 3: Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều ?

Trả lời:

Chú bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều vì Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi còn là một chú bé ham thích chơi diều.

Câu 4: Tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên ?

a .Tuổi trẻ tài cao

b. Có chí thì nên

c. Công thành danh toại

Trả lời:

Tục ngữ, thành ngữ nói đúng ý nghĩa của câu chuyện: 

a . Có chí thì nên

  • Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Với 10 bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Ông trạng thả diều lớp 4 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

Câu 1: Trạng trong bài được hiểu là gì?

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

A. Tức Trạng Nguyên, người học giỏi được dân trong vùng phong tặng.

B. Tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

C. Tức Trạng Nguyên, người được vượt qua được những câu đố mà vua đề ra.

D. Tức Trạng Nguyên, người giải được câu đố của sứ giả nước ngoài.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Trạng trong bài được hiểu là là Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.

Đáp án đúng: B. 

Câu 2: Nguyễn Hiền được giới thiệu ở phần đầu câu chuyện như thế nào?

A. Sống vào thời vua Trần Thái Tông.

B. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học.

C. Sinh ra trong một gia đình nghèo.

D. Từ thuở nhỏ đã rất ham thả diều.

E. Thuở nhỏ đã thích ăn cháy vét từ đáy nồi.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Trong phần đầu câu chuyện, Nguyễn Hiền được giới thiệu như sau:

- Sống vào thời vua Trần Thái Tông.

- Sinh ra trong một gia đình nghèo.

- Từ thuở nhỏ đã rất ham thả diều.

Câu 3: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

A. Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

B. Chú có thể nhớ hết tất cả những hóa đơn hàng của mẹ sau khi đọc xong một lần.

C. Có trí nhớ lạ thường.

D. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền là:

- Học đến đâu hiểu ngay đến đó.

- Có trí nhớ lạ thường.

- Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Câu 4:Vì sao Nguyễn Hiền phải bỏ học?

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

A. Vì mẹ chú muốn cậu theo nghề buôn bán, không muốn học chữ.

B. Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

C. Vì trong một lần làm bài thi, chú nhắc bài bạn nên bị thầy giáo đuổi học.

D. Vì chú học giỏi quá, các bạn không học theo được nên Nguyễn Hiền bỏ học luôn.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nguyễn Hiền phải bỏ học vì nhà nghèo quá.

Đáp án đúng: B. 

Câu 5: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:

trẻ nhất          Trạng Nguyên          mười ba tuổi

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ ______. Ông Trạng khi ấy mới có ______. Đó là trạng nguyên________của nước ta. 

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng Nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nươc ta.

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: Trạng Nguyên, mười ba tuổi, trẻ nhất.

Câu 6: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

1. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

2. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

3. Nguyễn Hiền học ngày học đêm, chỉ cần nhìn thấy sách là chú đọc tới quên ăn quên ngủ.

4. Sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.

5. Chú ham học đến mức không có thời gian nấu cơm, thường mượn nồi cơm ăn dở nhà hàng xóm vét thật sạch rồi mới đem trả

6. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Nguyễn Hiền vô cùng ham học và chịu khó học:

- Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.

- Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.

- Sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.

- Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Câu 7: Con hãy ghép vế ở bên trái với vế ở bên phải sao cho hợp lí:

Đồ dùng học tập của Nguyễn Hiền khác biệt so với những người khác như thế nào?

1. Sách của chú là

2. Bút của chú là

3. Đèn của chú là

a. vỏ trứng thả đom đóm vào trong

b. lưng trâu, nền cát

c. ngón tay, mảnh gạch vỡ

Hiển thị đáp án

Đáp án:

1 – b: Sách của chú là lưng trâu, nền cát

2 – c: Bút của chú là ngón tay, mảnh gạch vỡ

3 – a: Đèn của chú là vỏ trứng thả đom đóm vào trong

Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a

Câu 8: Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?

A. Vì Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.

B. Vì Nguyễn Hiền nhờ việc ham thích thả diều mà được vua yêu quý nên mới phong tặng cho cái danh là “Ông Trạng thả diều”.

C. Vì Nguyễn Hiền tự phong cho mình là “Ông Trạng thả diều”.

D. Vì trong bài thi của mình, Nguyễn Hiền có nhắc tới việc thả diều nên nhân dân mới phong tặng ông là “Ông Trạng thả diều”.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Chú bé Hiền được gọi là “ông trạng thả diều” vì: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.

Đáp án đúng: A. 

Câu 9: Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên?

A. Tuổi trẻ tài cao

B. Có chí thì nên

C. Công thành danh toại

D. Tre già măng mọc

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Câu “Tre già măng mọc” chỉ sự tiếp nối, kế thừa của lớp người sau với lớp người đi trước nên không phù hợp để nói đúng ý nghĩa trong câu chuyện này.

Ba phương án còn lại là “Tuổi trẻ tài cao”, “Có chí thì nên” và “Công thành danh toại” đều có mặt đúng. Nguyễn Hiền là người “tuổi trẻ tài cao”, là người “công thành danh toại” nhưng điều mà câu chuyện thực sự muốn khuyên nhủ con người ta là ý chí vượt lên tất cả những khó khăn để đạt được thành công. Vậy nên ý nghĩa của câu chuyện nằm ở câu tục ngữ “Có chí thì nên”

Đáp án đúng: B. Có chí thì nên

Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Ông Trạng thả diều?

A. Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt lên khó khăn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

B. Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của chú bé Hiền, nhờ vậy mà có thể đỗ Trạng nguyên từ khi mới 13 tuổi.

C. Cho thấy chăn trâu thả diều thực sự giúp ích rất nhiều cho việc học tập thời xưa.

D. Phê phán những kẻ lười biếng, ỉ lại nhất định sẽ chuốc lại thất bại.

Hiển thị đáp án

Đáp án:

Ý nghĩa của câu chuyện Ông Trạng thả diều:

Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt lên khó khăn nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi

Đáp án đúng: A.

Xem thêm các bài tập trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4 có đáp án hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài để học tốt Tiếng Việt 4 hay khác:

  • Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

Động nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 4 | Giải bài tập Tiếng Việt 4 | Để học tốt Tiếng Việt 4 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 4Để học tốt Tiếng Việt 4 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.