Đối tượng điều chỉnh của luật đất đai là gì

Công ty Luật Hồng Bàng xin gửi tới quý khách hàng bài viết về Phân biệt ngành luật đất đai và ngành luật hành chính. Để được giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý cũng như tiết kiệm thời gian và công sức của bản thân, xin quý khách liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6575.

            Luật hành chính là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam; bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Luật đất đai là ngành luật độc lập trọng hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

            Do đó, hai ngành luật trên có những sự khác biệt như sau:

– Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước.

– Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước về đất đai và quá trình sử dụng đất đai của người sử dụng đất.

–  Đối với Luật hành chính luôn luôn có sự tham gia của cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp) và các cơ quan khác có thẩm quyền (Tòa án,Viện kiểm sát trong việc bổ nhiệm cán bộ, công chức …) .

– Đối với Luật đất đai không phải mọi trường hợp nào cũng phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước (VD: việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai hộ gia đình).

– Đối với Luật hành chính, phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh đơn phương.

– Đối với Luật đất đai, phương pháp điều chỉnh có thể là phương pháp mệnh lệnh đơn phương hoặc phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

CÔNG TY LUẬT HỒNG BÀNG

Trân trọng !

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Luật đất đai (tiếng Anh: Land Law) là tổng hợp những qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ pháp luật về sở hữu và sử dụng đất đai.

Đối tượng điều chỉnh của luật đất đai là gì

Hình minh họa (Nguồn: Biznews)

Luật đất đai - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Land Law hoặc Law on Land.

Luật đất đai là tổng hợp các qui phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai

Theo quan niệm chung, mỗi ngành luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội thì Luật đất đai điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai. Đó là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu nhưng tạo điều kiện tối đa để các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thụ hưởng các quyền của người sử dụng đất và gánh vác trách nhiệm pháp lí của họ.

Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai được chia thành các nhóm như sau:

Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lí nhà nước đối với đất đai

Là người đại diện chủ sở hữu, đồng thời là người thống nhất quản lí đất đai theo qui hoạch và pháp luật. Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền hành chính và chuyên ngành nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lí nhà nước về đất đai.

Các quan hệ xã hội phát sinh đối với các chủ thể sử dụng đất và các loại đất được phép sử dụng 

a) Các quan hệ phát sinh đối với tổ chức trong nước khi được Nhà nước cho phép sử dụng đất:

Các tổ chức trong nước là một trong các chủ thể sử dụng đất được Nhà nước cho phép sử dụng đất dưới các hình thức pháp lí chủ yếu là giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức này được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp nhưng trong quá trình khai thác, sử dụng phải lên cơ sở qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cho phép tổ chức trong nước được nhận quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, để từ đó tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất.

b) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Hình thức pháp lí mà cá nhân, tổ chức nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam là thuê đất, riêng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư.

Như vậy, việc thuê đất nhằm các mục đích khác nhau, thời hạn thuê khác nhau, nhu cầu sử dụng cũng khác nhau, cho nên Nhà nước cần qui định một cách chặt chẽ các trình tự, thủ tục cho thuê đất, các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam đồng thời bảo hộ các quyền lợi cần thiết cho họ, đặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

c) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người sử dụng đất:

Thực tế chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng đất không chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa các lợi ích vốn có của đất, mà trong khai thác sử dụng, việc xác lập các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn liên doanh là nhu cầu tất yếu của hàng triệu hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

Vì vậy pháp luật đất đai xây dựng hành lang pháp lí cho việc mở rộng tối đa các quyền năng của hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời cho phép họ thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai theo trình tự, thủ tục qui định.

d) Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng các nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Khi cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, Nhà nước phân loại, qui định cụ thể từng chế độ pháp lí để thực hiện các biện pháp quản lí, công nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng, nhằm đảm bảo một cách thống nhất hài hòa lợi ích Nhà nước và từng chủ thể sử dụng cụ thể. (Theo Giáo trình Luật đất đai, NXB Công an Nhân dân)

Khai Hoan Chu

Như chúng ta đã biết, bất kì ngành luật nào cũng đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, tuy khác nhau về nội dung nhưng các ngành luật đề ra đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để có thể giới hạn phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và theo đó dùng các phương pháp điều chỉnh để có thể thực thi đối với ngành luật đó tốt hơn. Vậy cụ thể Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật Đất Đai 2013

Đối tượng điều chỉnh của luật đất đai là gì

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Đối tượng áp dụng của Luật đất đai

Tại Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

Theo quy định mà chúng tôi đã nêu ra như trên, có thể thấy căn cứ vào các đối tượng áp dụng trên, đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai có thể được xác định thành các nhóm sau :

1.1. Quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Đất đai 2013 thì với vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai dựa theo các quy định mà pháp luật đề ra.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Cũng tại căn cứ trên Luật đất đai năm 2013 quy định thì Nhà nước đã thể hiện vai trò của người đại diện chủ sở hữu thông qua việc phân công và thể hiện sự phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan để thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu theo các quy định cụ thể tại luật này.

Chính vì lẽ đó nên các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu và các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước thuộc nhóm các đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai năm 2013 là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở.

1.2. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất đó là các quan hệ cụ thể như:

Bên cạnh việc được sử dụng đất dưới hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất, các tổ chức trong nước cũng được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện việc khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về giao đất, cho thuê đất.

– Ngoài ra còn có các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, các nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam thể hiện trên các hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất theo quy định. Bên cạnh đó, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (căn cú theo Luật đất đai năm 2003) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (từ sau Luật đất đai năm 2013 quy định) có thể được lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

– Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình và các quan hệ đối với cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai được thể hiện dựa trên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân và đối với hộ gia đình không chỉ dừng lại ở việc khai thác các lợi ích vốn có của đất đai như trồng trọt, canh tác mà còn nằm ở việc xác lập các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh,…Theo đó mà Luật đất đai xây dựng hành lang pháp lý giúp mở rộng tối đa quyền của các cá nhân và hộ gia đình.

Cuối cùng đó là các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, các loại đất trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện khai thác, sử dụng với các cách thức riêng biệt để phù hợp với từng loại đất theo quy định. Cũng theo đó mà nhà nước phân loại, quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với từng loại đất để có các biện pháp quản lý phù hợp, cũng như đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với và từng chủ thể sử dụng cụ thể.

2. Phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai

“Tại Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Xem thêm: Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2022

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Có thể thấy, Trên thực tế bất kì ngành luật nào cũng đều quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật nó được hiểu là Giới hạn của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật và đối với các quan hệ xã hội thường rất đa dạng, phong phú và được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác nhau dựa theo từng đặc điểm và tính chất của ngành luật đó.

Theo đó mà có thể có các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán và cũng có thể có quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức, tôn giáo. Theo đó mà các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật thì mới được coi là quan hệ pháp luật.

Như thực tế có thể nhận thấy các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật thì mỗi nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được điều chỉnh bằng quy phạm của mỗi ngành luật tương ứng đó là luật dân sự điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản hay luật hình sự quy định về các loại hình phạt và tội phạm, luật tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm….

Nhưng cũng theo đó mà sự phân định ranh giới giữa các ngành luật đôi khi chỉ mang tính chất tương đối trên thực tế. Bởi vì luôn có những quan hệ xã hội được điều chỉnh đồng thời bởi một số ngành luật và sẽ có quy phạm của một ngành luật được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội tương tự theo quy định của pháp luật và đối với Luật Đất đai  cũng vậy. nó điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai cụ thể đó là các quan hệ như:

+ Quan hệ đối với chế độ sở hữu đất đai của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam đó là các quan  hệ lien quan tới Đất đai Việt Nam thuộc chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, Chế độ sở hữu đất đai của Việt Nam là chế độ sở hữu công. Đất đai không thuộc sở hữu của riêng cá nhân nào mà là của toàn thể nhân dân mà Nhà nước là chủ thể đại diện cho nhân dân quản lý đất đai.

Từ chế độ sở hữu, luật đất đai ban hành quy chế điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước khi đại diện chủ sở hữu đất đai và chế độ quản lý đất đai.

+ Ngoài ra theo quy định tì Luật Đất đai 2013 còn điều chỉnh quan hệ về sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai trong các quan hệ về quyền sử dụng đất, cụ thể đó là các quyền như pháp luật quy định các đối tượng được sử dụng đất, đối tượng được Nhà nước – đại diện chủ sở hữu đất đai giao đất, hoặc được thuê quyền sử dụng đất đai. Theo đó nênphạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai rất rộng và bao hàm tất cả các mối quan hệ có liên quan đến đất đai.

Xem thêm: Tư vấn các quy định của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất đai 2013

3.1.  Phương pháp hành chính, mệnh lệnh

Phương pháp hành chính mệnh lệnh có các đặc điểm chung cụ thể đó là không có sự bình đẳng về mặt địa vị pháp lý và khi đó một bên trong quan hệ này là các cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh được giao theo quy định. Hai bên như đã nêu sẽ không có quyền thoả thuận với cơ quan nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía nhà nước. Trường hợp không thực hiện theo quy định thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định và phương pháp hành chính – mệnh lệnh trong quan hệ pháp luật đất đai có tính linh hoạt và mềm dẻo.

Ví dụ, Trong các trường hợp giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, các tổ chức, chính quyền tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm thương lượng hoà giải. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết theo luật định.

3.2.  Phương pháp bình đẳng thoả thuận

Theo quy định của Luật đất đai thì người sở hữu không đồng nghĩa là người sử dụng. Theo đó mà ác tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do giao kết, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích của các chủ thể theo quy định.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai và các cơ sở pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.