Định lượng sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường năm 2024

Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng gắn và vận chuyển oxy của hồng cầu. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa trong cơ thể. Vì vậy xét nghiệm định lượng sắt và một số xét nghiệm khác liên quan đến chuyển hóa sắt có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng. 1- Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh: Định lượng sắt huyết thanh là xác định lượng sắt gắn với transferin trong huyết thanh. - Nguyên lý: định lượng sắt huyết thanh được đo bằng phương pháp đo quang: trong môi trường acid, transferrin bao quanh sắt bị phân tách giải phóng ion sắt tự do. Ion sắt này phản ứng với thuốc thử cho màu đặc trưng. Mật độ quang của phức hợp màu được đo ở bước sóng 600/800nm tỷ lệ thuận với nồng độ sắt trong mẫu bệnh phẩm. - Giá trị tham chiếu: 6,6 - 28µmol/L. - Ý nghĩa lâm sàng: + Nồng độ sắt huyết thanh giảm: thiếu máu thiếu sắt, viêm mạn tính, mất máu cấp,... nồng độ sắt huyết thanh đặc biệt giảm trong nhiễm độc cyanocobalamin. + Nồng độ sắt huyết thanh tăng: chỉ định bổ sung sắt không đúng, viêm gan cấp, truyền máu nhiều lần, nhiễm sắc tố sắt tiên phát do di truyền gây tăng hấp thu sắt... - Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.

Hiện nay rất nhiều người có nhu cầu muốn tìm hiểu về ý nghĩa xét nghiệm Ferritin để tự bảo vệ sức khỏe máu của mình tốt hơn. Liệu xét nghiệm Ferritin chỉ cho biết lượng sắt trong cơ thể hay còn có ý nghĩa nào khác. Hôm nay MEDLATEC sẽ cung cấp cho các bạn ý nghĩa xét nghiệm Ferritin đầy đủ và chi tiết nhất.

1. Xét nghiệm Ferritin là gì?

Có một số người vẫn thường coi thường ý nghĩa xét nghiệm Ferritin nhưng lại không hề hay biết rằng Ferritin thực chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Ferritin là một dạng protein hoạt động trong các tế bào máu, chúng liên quan đến các tổ chức dự trữ sắt ở khắp cơ thể. Protein này có mặt tại gan, lá lách, tủy trong xương và một phần còn lại xuất hiện trong huyết thanh của máu.

Bác sĩ thực hiện xét nghiệm Ferritin tức là kiểm tra định lượng sắt đang có trong cơ thể bệnh nhân. Ngoài ra hiện nay cũng có một số bệnh lý hoặc hội chứng quy định cần thực hiện xét nghiệm này là thiếu máu là hồng cầu thấp, tay chân bồn chồn hoặc các bệnh lý di truyền khác.

Định lượng sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường năm 2024

Xét nghiệm Ferritin sẽ xác định lượng sắt trong máu của bạn

Việc thực hiện xét nghiệm Ferritin không gây hại cho cơ thể nên các bạn có thể làm xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi diễn biến sức khỏe. Bên cạnh đó bác sĩ có thể làm cho ý nghĩa xét nghiệm Ferritin rõ ràng hơn bằng cách kết hợp một số các xét nghiệm máu chuyên khoa khác như đo huyết sắc tố, lượng hồng cầu, kiểm tra Gen HFE hoặc mức độ transferrin nếu cần thiết.

2. Vào thời điểm nào ý nghĩa xét nghiệm Ferritin rõ ràng nhất?

Xét nghiệm Ferritin có thể được thực hiện bất kỳ thời điểm nào nếu bạn muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như uống thuốc bổ, vừa mới kết thúc bữa ăn hay đang trong thời kỳ mang thai đều không ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này trong máu.

Tuy nhiên việc đi làm xét nghiệm Ferritin sẽ là cần thiết nếu bạn nhận thấy một số biểu hiện của tình trạng Ferritin bị tụt giảm trong máu như sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi không rõ nguyên nhân hoặc hoạt động nhẹ nhàng cũng nhanh bị xuống sức.
  • Khó thở hoặc thở dốc.
  • Tình trạng đau đầu, chóng mặt kéo dài, không điều trị dứt điểm được.
  • Hiện tượng ù tai ngày càng nặng.
  • Sức khỏe bị tụt giảm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tình trạng suy kiệt.
  • Khó tập trung làm việc được, nếu ngồi lâu hoặc nhìn màn hình máy tính có cảm giác hoa mắt, choáng váng.

Định lượng sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường năm 2024

Nếu bạn đối mặt với tình trạng mỏi mệt uể oải kéo dài thì nên tiến hành xét nghiệm Ferritin trong máu sớm nhất có thể

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong máu không chỉ có tác dụng khi bạn bị suy giảm Ferritin mà ngay cả các triệu chứng của việc dư thừa Ferritin cũng nên được kiểm tra ngay:

  • Cảm giác nhịp tim thường xuyên đập nhanh.
  • Cơ thể đuối sức, mệt mỏi, không muốn hoạt động nhiều.
  • Có những cơn đau bụng không rõ nguyên nhân gây cảm giác chán ăn.
  • Đau mỏi các khớp tay khớp chân trên cơ thể.

3. Định lượng sắt trong máu chuẩn là bao nhiêu?

3.1 Mức Ferritin ổn định

Giá trị bình thường của Ferritin phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính như sau:

* Nam giới: Từ 30 - 400 ng/mL;

* Nữ giới: Từ 15 - 150 ng/mL.

Ngưỡng Ferritin được coi là bình thường này các bạn nên lưu ý là chỉ áp dụng đối với người bình thường không mắc bất kỳ bệnh lý nào. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn về vấn đề này.

3.2 Mức Ferritin thấp

Rõ ràng ý nghĩa xét nghiệm Ferritin chủ yếu là để cảnh báo mức Ferritin trên cơ thể có quá thấp hoặc quá cao hay không. Nếu bạn có chỉ số Ferritin thấp hơn mức bình thường thì cơ thể bạn đang thiếu lượng sắt cần thiết cho hoạt động cơ bản của cơ thể đấy. Sắt là nguyên liệu quan trọng hàng đầu để sản sinh ra huyết sắc tố. Có huyết sắc tố thì cơ thể mới có oxi vận chuyển bởi hồng cầu từ lá phổi đến các mô tế bào khắp cơ thể. Đó là chưa kể thiếu sắt cũng đồng nghĩa với việc bạn đang thiếu máu. Lúc này các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất hoặc phát triển của cơ thể bạn đều sẽ mất cân bằng.

Định lượng sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường năm 2024

Xét nghiệm Ferritin có ý nghĩa cảnh báo mức sắt trong máu thấp để có biện pháp cân bằng

Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin lúc này đang báo hiệu bạn cần bổ sung các loại thuốc tăng hàm lượng sắt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn thuộc trường hợp mất cân bằng lượng sắt quá lớn thì bác sĩ có thể tiến hành tiêm sắt trực tiếp vào tĩnh mạch.

3.3 Mức Ferritin cao

Trong trường hợp bạn có chỉ số Ferritin quá cao thì các nguyên tử sắt có thể tích trữ dư thừa tại các mô cơ quan gây nên bệnh hemochromatosis. Ngoài ra ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trường hợp này đang cảnh báo bạn uống thuốc sắt kéo dài quá lâu hoặc đã bị virus viêm gan mãn tính xâm nhập.

Định lượng sắt huyết thanh bao nhiêu là bình thường năm 2024

Xét nghiệm Ferritin có thể cảnh báo nếu bạn đang bổ sung sắt quá liều

Tùy vào tình hình sức khỏe cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp nhằm cân đối lại lượng sắt có trong cơ thể. Thủ thuật phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là chích máu tĩnh mạch. Liều lượng loại bỏ như thế nào sẽ do bác sĩ quyết định và có thể điều chỉnh tùy vào mức độ cơ thể bạn phản ứng lại.

Trong một vài trường hợp, ý nghĩa xét nghiệm Ferritin là thông báo gián tiếp cho bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm về máu khác cho người bệnh.

Trên đây là một vài phân tích có liên quan đến ý nghĩa xét nghiệm Ferritin. Hi vọng bạn đọc thấy hữu ích với những thông tin do chúng tôi cung cấp. Như vậy có thể thấy xét nghiệm Ferritin có rất nhiều ý nghĩa trong y học hiện đại. Đến đây, nếu các bạn còn thắc mắc nào khác liên quan hoặc có nhu cầu xét nghiệm Ferritin máu, đừng ngại gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí: 1900565656 để có sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc kịp thời của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhé!

Chỉ số Fe là gì?

Ferritin là protein dự trữ sắt, Ferritin tự do trong huyết thanh phản ánh nồng độ sắt dự trữ và được dùng làm chỉ số xét nghiệm để đánh giá mức độ dự trữ sắt trong cơ thể. Nồng độ Ferritin ở người lớn bình thường từ 20 - 250 ng/ml (đối với nam), và từ 10 -120 ng/ml (đối với nữ).

Định lượng sắt là gì?

Định lượng sắt huyết thanh là phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang. Máu được lấy ở tĩnh mạch và chuyển về phòng xét nghiệm. Trước khi lấy mẫu máu để làm định lượng sắt huyết thanh bạn nên đi vào buổi sáng (tối nhất là trước 10h).

Chỉ số huyết thanh là gì?

Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ các chất chống đông. Thông qua xét nghiệm sắt huyết thanh có thể biết được nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao bất thường. Xét nghiệm này thường được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng thiếu máu hoặc một xét nghiệm khác (như công thức máu toàn phần) cho kết quả bất thường.

Iron trọng xét nghiệm máu là gì?

Sắt (Iron) là một khoáng chất cần thiết đối vơ cơ thể. Hầu hết sắt trong cơ thể được tìm thấy trong hemoglobin của tế bào hồng cầu và trong myoglobin của tế bào cơ. Phần lớn sắt còn lại được lưu trữ dưới dạng ferritin hoặc hemosiderin (một sản phẩm thoái hóa của ferritin) trong gan, lá lách và tủy xương.