Đinh Linh là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
lïŋ˧˧ ɗï̤ŋ˨˩lïn˧˥ ɗïn˧˧lɨn˧˧ ɗɨn˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
lïŋ˧˥ ɗïŋ˧˧lïŋ˧˥˧ ɗïŋ˧˧

Từ tương tựSửa đổi

  • linh đinh

Tính từSửa đổi

linh đình

  1. To tát, sang trọng và có tính chất phô trương. Đám cưới linh đình.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Minh Thuỳ, đặc phái viên đài RFA

Đinh Linh là một hiện tượng khá đặc biệt trong văn học Việt Nam. Ông viết truyện ngắn, làm thơ bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, khởi đầu gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, phải tự học tập luyện cả về ngôn ngữ và văn học, bắt đầu từ việc chuyển dịch các tác phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt, rồi đi đến việc sáng tác.

  • Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vần này
  • Download story audio

Đinh Linh là gì

Nhà thơ và nhà văn Đinh Linh. Hình do ông cung cấp

Minh Thùy đã thực hiện buổi phỏng vấn với nhà thơ Đinh Linh về sự nghiệp thơ văn của ông cùng nhận định của ông về dòng văn thơ mới hiện nay. Sau đây xin mời quí vị theo dõi phần đầu bài nói chuyện

Đinh Linh là nhà thơ Mỹ gốc Việt không xa lạ với bạn đọc trong và ngoài nước hơn 10 năm nay. Với lối viết táo bạo, phóng khoáng, vừa diễu cợt vừa cay đắng về con người và cuộc đời, theo cách ông nói là kiểu “khôi hài đen”.

Trước khi đến với văn chương Đinh Linh làm đủ thứ nghề chân tay, thợ sơn, quét dọn để sống và có điều kiện theo đuổi nghiệp văn chương, một nghề theo ông là rất gay go, gian khổ.

Đinh Linh là tác giả hai tập truyện ngắn: Fake House (2000) và Blood and Soap (2004) và ba tập thơ: All Around What Empties Out (2003), American Tatts (2005) và Borderless Bodies (2006), là chủ biên các tuyển tập: Night, Again: Contemporary Fiction from Vietnam (1996) và Three Vietnamese Poets (2001), là dịch giả của tập Night, Fish and Charlie Parker (2006), thơ Phan Nhiên Hạo.

Ông cũng đã dịch nhiều nhà thơ, nhà văn Việt sang tiếng Anh, và nhiều nhà thơ thế giới sang tiếng Việt. Những sáng tác của Đinh Linh đã được tuyển vào Best American Poetry 2000, Best American Poetry 2004, Great American Prose Poems from Poe to the Present, và nhiều tập khác. Blood and Soap được báo Village Voice (New York) chọn là một trong những cuốn sách hay nhất năm 2004 và đã được dịch sang tiếng Ý.

Minh Thùy: Anh viết truyện ngắn, làm thơ với cả tiếng Việt tiếng Anh, tôi cứ hình dung ra một người viết được cả hai tay, trái và phải, nhưng chắc phải có một tay nào thuận hơn. Như anh thì tiếng nào thuận tay cho anh hơn, để anh dễ diễn đạt cảm xúc hơn?

Tôi bắt đầu viết bằng tiếng Anh, vì tôi qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, rồi học Đại học ở Mỹ, năm 1999 tôi về Việt Nam ở hai năm rưỡi thì tiếng Việt nhuyển hơn. Khi ở Saigon tôi cũng chưa viết bằng tiếng Việt, đầu tiên là tôi dịch thơ của tôi từ tiếng Anh ngược qua tiếng Việt.

Đinh Linh: Tôi bắt đầu viết bằng tiếng Anh, vì tôi qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, rồi học Đại học ở Mỹ, năm 1999 tôi về Việt Nam ở hai năm rưỡi thì tiếng Việt nhuyển hơn. Khi ở Saigon tôi cũng chưa viết bằng tiếng Việt, đầu tiên là tôi dịch thơ của tôi từ tiếng Anh ngược qua tiếng Việt.

Chị Phạm thị Hoài và anh Nguyễn hưng Quốc ở bên Úc là những người khuyến khích tôi viết thẳng bằng tiếng Việt, từ từ tôi mới dám làm, khi viết được bằng tiếng Việt thì tôi đã rời khỏi Việt Nam, nên phải học lại, bây giờ thì tạm thoải mái. Nhưng nếu không viết tiếng Việt một thời gian thì lại lủng củng, tôi phải lấy đà trở lại mới viết được với tiếng Việt.

Minh Thùy: Sao anh lại lao vào nghiệp thơ văn? không như những người khác trưởng thành ở Mỹ, họ tìm đường bằng phẳng mà đi, tốt nghiệp Đại học, có mảnh bằng kỹ sư bác sĩ... Riêng anh lại tìm vào con đường chông gai của thơ văn, có gì bức xúc khiến anh phải viết không?

Đinh Linh: Khi học Đại học tôi muốn làm họa sĩ, đường đó cũng gay go như văn chương. Nói chung tôi có máu nghệ sĩ từ đầu, hồi xưa tôi muốn vẽ tranh chứ không phải là nhà thơ. Lý do nữa là mình viết bằng tiếng nước người thì không có đủ tự tin, can đảm để làm thơ viết văn ngay từ đầu.

Nhưng khi học lên Đại học thì tiếng Anh của tôi bằng người Mỹ hay còn hơn họ vì trường Đại học mướn tôi dạy kèm cho những sinh viên người Mỹ chính cống, vì khi làm test thì tiếng Anh của tôi còn hơn người bản xứ thì từ đó tôi mới có can đảm mà viết.

Có thời gian tôi vừa vẽ vừa viết, cả hai nghề này đều không thực tế, nhưng nếu mình có máu nghệ sĩ thì tìm cách làm, không nghĩ đến vấn đề lương bao nhiêu hay sống có dễ không. Thực sự có mấy chục năm đời sống tôi rất bấp bênh, phải làm những công việc với đồng lương rất thấp, nhưng chịu thôi vì đó là cái nghiệp chung, thậm chí những người Mỹ cũng vậy.

Nếu đã lao vào nghề này thì cùng số phận đó. Cũng phải nói là tôi gặp hên hơn nhiều người bạn trong văn chương hay nghề vẽ tranh vì nhiều người Mỹ cùng tuổi hay hơn tôi cả 10, 20 tuổi, phải sống rất chật vật, nghề này thực sự gay go, chứ không phải vì mình là di dân mà gặp khó khăn.

Minh Thùy: Như vậy thì đời sống bây giờ của anh hiện nay chắc ổn định hơn?

Cách đây không lâu một Đại học ở Colorado mời tôi giảng một giờ với tất cả sinh viên về bất cứ đề tài gì tôi muốn thì tôi đã giảng về Thơ Việt Nam đương đại, vấn đề này tôi đã quan tâm nên không cần soạn bài nhiều thì tôi giảng chung về thơ Việt Nam hiện nay, rồi đọc thơ của Nguyễn quốc Chánh, Phan nhiên Hạo, Miên Đán, nói thêm về nhóm Mở Miệng...và họ nghe rất thích thú.

Đinh Linh: Tạm ổn định thôi, những người lao vào nghiệp văn chương ở Mỹ thì họ tìm cách dạy ở Đại học, nhưng tôi thì chưa lấy bằng Đại học vì học dở dang.

Mấy năm nay thì tôi được các Đại học mướn để dạy, vì tôi ra sách khá nhiều, cũng có tên tuổi nên họ mướn chứ thật sự tôi không đủ bằng cấp để dạy Đại học. Tôi cũng không rõ mình dạy cái gì vì văn chương có gì mà dạy. Tôi thấy tốt nhất là mình học từ các nhà văn mình yêu quí, học từ sách chứ không hẳn là chỉ học từ thầy.

Minh Thùy: Vậy khi đứng trên bục giảng nói chuyện với sinh viên thì anh giảng giải về thơ văn như thế nào, anh dạy gì cho sinh viên?

Đinh Linh: Tôi làm việc trực tiếp với họ, thí dụ như có trường ở New York, mỗi mùa hè tôi lên đó 1, 2 tháng thôi, tôi làm việc trực tiếp với từng sinh viên một, thấy nó viết thế nào có gì hay thì khuyến khích, có gì không ổn thì chỉ trích, có khi chỉ dẫn sinh viên này nên đọc thêm những nhà văn này, khuyến khích hướng đi của họ, của từng người một.

Cách đây không lâu một Đại học ở Colorado mời tôi giảng một giờ với tất cả sinh viên về bất cứ đề tài gì tôi muốn thì tôi đã giảng về Thơ Việt Nam đương đại, vấn đề này tôi đã quan tâm nên không cần soạn bài nhiều thì tôi giảng chung về thơ Việt Nam hiện nay, rồi đọc thơ của Nguyễn quốc Chánh, Phan nhiên Hạo, Miên Đán, nói thêm về nhóm Mở Miệng...và họ nghe rất thích thú.

Vài người nói với tôi là họ không ngờ thơ Việt Nam đương đại lại hào hứng sôi nổi như vậy, có nhiều nhân vật đáng theo dõi như vậy.

Minh Thùy: Những sinh viên đó đa số chắc là người Mỹ, như vậy theo anh thấy thì lớp sinh viên, lớp người trẻ hiện nay bên Mỹ, gồm cả người Việt Nam thì họ còn chú ý say mê gì đến thơ văn hay không? Khi họ làm việc với anh, họ có đặt ra vấn đề gì mới cho anh không?

Đinh Linh: Tỉ lệ theo văn chương rất là nhỏ, dĩ nhiên. Nhưng tôi cam đoan trong bất cứ xã hội nào cũng có tỉ lệ dứt khoát còn muốn làm nghề văn, muốn đọc văn, viết văn, kể cả một nước cường quốc như Mỹ, có nhiều điều kiện cho sinh viên theo học môn này hơn, nhưng cả ở nước nghèo như Việt Nam, đời sống khó khăn như vậy, vẫn có một số người luôn luôn quan tâm đến văn chương, vậy mới là văn hóa. Nếu không có văn chương thì làm sao có văn hóa.

Nhờ việc dịch mà tiếng Việt tôi khá hơn. Sau này đọc thơ của một số nhà thơ Việt Nam tôi thấy hay hay, có thời gian thì tôi dịch, cũng khoảng đến 15, 20 người rồi. Còn việc viết bằng hai thứ tiếng thì rất hiếm người vì viết một thứ tiếng đã nhức đầu rồi, nhưng tôi thấy rất thú vị vì tiếng Việt hổ trợ cách dùng tiếng Anh của mình và ngược lại, hai thứ tiếng này tu bổ cho nhau.

Tỉ lệ này có thể chỉ là 1% hay nửa phần trăm thôi, nhưng đáng được khuyến khích. Tại sao người ta không thắc mắc sao có nhiều người làm nghề luật sư quá mà cứ hỏi những người theo văn chương làm cái gì.

Ở Mỹ điều kiện dễ hơn, nhưng những người học ngành này thì cả cuộc đời rất gian nan vì tỉ lệ kiếm được việc làm ở Đại học chỉ ít thôi, thật sự dạy Đại học cũng chưa phải là giải quyết tốt, vì khi dạy nhiều môn nhiều lớp thì thời giờ bị chi phối không còn thì giờ để viết văn.

Minh Thùy: Anh đến nước Mỹ từ nhỏ, anh có thấy dễ hội nhập với xã hội Mỹ không?

Đinh Linh: Vấn đề hội nhập thì đối với tôi không khó khăn. Lý do có lúc tôi trở về Việt Nam vì lúc đó tôi quá thất vọng cái đời sống của tôi bên Mỹ, muốn thoát ra khỏi nước Mỹ.

Khi trở về Việt Nam lúc đầu tôi còn có vài ảo tưởng về Việt Nam, tôi biết đời sống ở đó có những vấn đề riêng, nhiều người cũng tưởng là những tệ nạn xã hội có liên quan đến chính trị, vì chính quyền này như vậy thì con người như vậy, nhưng khi về ở lâu thì tôi thấy vấn đề trầm trọng hơn, có nguồn gốc sâu hơn.

Vì vậy ở 2 năm rưỡi ở Việt Nam, quan sát xã hội Việt Nam kỹ hơn tôi thấy thất vọng về xã hội đó, nhiều cái thấy rất là không ổn. Thực sự tôi sống ở đâu cũng chỉ hoà nhập tạm thôi chứ không hội nhập hoàn toàn.

Minh Thùy: Anh học tiếng Việt ở đâu? Từ lúc nào anh muốn viết bằng tiếng Việt?

Lớn lên ở Mỹ, sao anh lại muốn viết văn làm thơ bằng tiếng Việt, trong khi một số nhà văn Việt Nam trưởng thành ở Mỹ, muốn viết thật hay bằng tiếng Anh, để tác phẩm, tên tuổi mình gia nhập và nổi lên trên văn đàn thế giới. Bây giờ anh cũng thành danh trên văn đàn nước Mỹ thì anh có ước muốn như vậy không?

Đinh Linh: Lúc đầu tôi dịch tiếng Việt qua tiếng Anh. Năm 95 tôi về Việt Nam thì năm 96 tôi soạn Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại, tôi dịch tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam qua tiếng Anh như Nguyễn huy Thiệp, Bảo Ninh, Dương thu Hương, Đỗ Khiêm...

Nhờ việc dịch mà tiếng Việt tôi khá hơn. Sau này đọc thơ của một số nhà thơ Việt Nam tôi thấy hay hay, có thời gian thì tôi dịch, cũng khoảng đến 15, 20 người rồi. Còn việc viết bằng hai thứ tiếng thì rất hiếm người vì viết một thứ tiếng đã nhức đầu rồi, nhưng tôi thấy rất thú vị vì tiếng Việt hổ trợ cách dùng tiếng Anh của mình và ngược lại, hai thứ tiếng này tu bổ cho nhau.

Ở bên Mỹ có Mộng Lan, Barbara Trần hay Andrew Lâm cũng viết bằng tiếng Anh, tôi cũng ở trong nhóm đó, nhưng tôi cảm thấy khác họ vì tôi có quan hệ thân mật gắn bó với xã hội văn chương Việt Nam hơn những nhà văn Mỹ gốc Việt này. Đó cũng là lợi thế của tôi, thật sự tôi là hai nhà văn: nhà văn Mỹ và nhà văn Việt Nam.

Minh Thùy: Được biết anh cũng nhận được mấy giải thưởng về thơ, đó là những giải gì? Anh thấy hài lòng với giải thưởng không?

Đinh Linh: Dĩ nhiên là khi có giải thưởng là vui mừng, nhứt là nó giúp mình sống dễ thở một thời gian. Cái mà nhà văn nhà thơ cần nhất là thời gian để làm việc, vì vậy có một giải thưởng để mình yên tâm làm việc thì quí báu vô cùng.

Đời sống vợ chồng tôi sống rất giản dị, mỗi lần có giải thưởng thì mục tiêu chính là làm sao kéo dài được thời gian để làm việc.

Minh Thùy: Tác phẩm nào của anh làm anh thích nhất khi viết, Máu và Xà phòng, Tên tù và cuốn tự điển và “!”. Vì sao anh thích nhất?

Đinh Linh: Có lẽ đó là quyển tôi hài lòng nhất (Máu và Xà phòng) nhưng tôi có tuyển tập thơ tựa là Borderless Bodies, nhưng nói chung khi viết xong thì mình không nghĩ đến tác phẩm đó nữa, mà nghĩ đến việc trước mắt. Tháng 4 này tôi có một tác phẩm mới in ra nữa, tôi đang tập trung vào đó.

Nếu nói hài lòng thì tôi không có hài lòng với tác phẩm nào. Nói chung dạo này tôi cũng mừng vì sách tôi dễ in hơn, có người đọc mới in sách nổi. Nhiều người tôi biết viết xong bản thảo không in được. Sách tôi xong bản thảo thì được in khá nhanh, miển sao có độc giả và sách in được là tôi mừng.

Minh Thùy: Cảm ơn nhà thơ Đinh Linh đã trả lời phỏng vấn.

- Đinh Linh, cuộc đời và thơ hiện đại (phần 2)