Dinh độc lập được tổng thống ngô đình diệm cho xây dựng lại vào năm nào

Cùng Klook khám phá vẻ đẹp của Dinh Độc Lập và tìm hiểu xem những gì đã xảy ra tại địa điểm đặc biệt này nhé.

Trên bản đồ du lịch Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh luôn là cái tên thu hút, không chỉ bởi vẻ đẹp năng động, hiện đại, mà còn bởi những giá trị văn hóa, lịch sử còn ghi dấu ở nơi này. Nếu có cơ hội đi du lịch thành phố Hồ Chí Minh, hãy thực hiện ngay chuyến tham quan đến Dinh Độc Lập, một khối kiến tráng lệ, gắn liền với lịch sử thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1975.

Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh, đã tồn tại hơn 150 năm. Công trình được ông La Grandière, viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam, đặt viên đá khởi công xây dựng vào năm 1868 và hoàn tất vào năm 1871. 

Lúc đầu, dinh có tên là Dinh Norodom; đến năm 1954, được đổi thành Dinh Độc Lập. Ngoài ra, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà này được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ Đầu Rồng, bởi đây là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ.

Với các giá trị đặc biệt của Dinh Độc Lập, công trình này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1976. Đến năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong mười Di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.

Hiện nay, Dinh Độc Lập mở cửa cho người dân, du khách, và cũng đã đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia cũng như quan chức cấp cao của các nước đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Dinh Độc Lập tọa lạc ở trung tâm Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và được giới hạn bởi 4 trục đường chính, đó là:

  • Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt chính, ở phía Ðông Bắc

  • Ðường Huyền Trân Công Chúa, mặt sau, ở phía Tây Nam

  • Ðường Nguyễn Thị Minh Khai, bên trái, ở phía Tây Bắc

  • Ðường Nguyễn Du, bên phải, ở phía Ðông Nam 

  • 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • 106 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Dinh Độc Lập tọa lạc ở vị trí đắc địa của thành phố nên rất dễ tìm đến. Bạn có thể đến đây bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng.

Nếu đi bằng ô tô hoặc xe máy, bạn có thể gửi xe ở phía đường Huyền Trân Công Chúa hoặc công viên Tao Đàn ở đường Trương Định.

Còn nếu bạn đi bằng xe buýt thì tham khảo một số tuyến đi qua Dinh Độc Lập sau đây:

  • Tuyến 01: Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn

  • Tuyến 02: Bến Thành – Bến xe Miền Tây

  • Tuyến 03: Bến Thành – Thạnh Lộc

  • Tuyến 04: Bến Thành – Cộng Hòa – Bến xe An Sương

  • Tuyến 05: Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa

Năm 1867, sau khi Pháp chiếm được Nam Kỳ Lục Tỉnh, liền cho thiết kế và xây dựng Dinh thự mới tại đại lộ Norodom (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cho Thống đốc Nam kỳ La Grandière tại Sài Gòn, thay cho Dinh cũ được dựng bằng gỗ ở cuối đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) vào năm 1863.

Tháng 2 năm 1868, Thống đốc La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ theo đồ án phác thảo của kiến trúc sư Achille Antoine Hermite. Công trình hoàn thành vào năm 1871 với tên gọi là Dinh Norodom, theo tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó.

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, và Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật tại Việt Nam.

Tháng 9 cùng năm, Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Dinh Norodom trở về tay chính quyền Pháp.

Tháng 5 năm 1954, Pháp ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam, và đất nước bị chia thành hai miền lãnh thổ riêng biệt. Dinh Norodom được đại diện chính phủ Pháp bàn giao lại cho đại diện chính quyền Sài Gòn là Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng Hòa rồi lên làm Tổng thống, và chính thức đổi tên Dinh thành Dinh Độc Lập.

Tháng 2 năm 1962, sau sự kiện đảo chính của phi công quân đội Việt Nam cộng hòa, dinh Độc lập bị ném bom sập toàn bộ phần chính cánh trái, không thể khôi phục.

Tháng 7 cùng năm, Tổng thống Ngô Ðình Diệm quyết định cho san bằng tất cả và xây một Dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Tháng 11 năm 1963, công trình đang xây dựng dang dở thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát.

Tháng 10 năm 1966, Dinh Độc Lập mới được khánh thành, và người chủ trì cũng như tiếp quản tòa nhà này là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo quốc gia Nguyễn Văn Thiệu.

Từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu.

Sau biến cố lịch sử vào tháng 4 năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Dinh Độc Lập trở thành di tích lịch sử, văn hóa, một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thành phố Hồ Chí Minh.

Một trong những điểm khiến người ta trầm trồ không ngớt khi tìm hiểu về Dinh Độc Lập chính là kiến trúc vô cùng đặc sắc của nó.

Dinh Độc Lập được xây dựng trên diện tích 4.500m2 và có diện tích sử dụng lên tới 20.000m2. Dinh có ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng, hai tầng hầm, tầng nền và sân thượng đồng thời là sân bay trực thăng.

Với thiết kế tài tình, khéo léo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, công trình Dinh Độc Lập là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc hiện đại và Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Bố cục của Dinh Độc Lập từ mặt bằng tổng thể cho đến mặt bằng tòa nhà đều sắp đặt theo triết học phương Đông một cách thâm tuý, thể hiện qua chiết tự chữ Hán, để gửi gắm những điều tốt lành cho dân tộc Việt Nam:

Toàn thể bình diện là hình chữ Cát, có nghĩa là tốt lành và may mắn;

Trung tâm tạo hình chữ Khẩu, để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận;

Cột cờ chính giữa chữ Khẩu tựa nét sổ thẳng tạo thành chữ Trung, nhắc nhở về sự trung kiên;

Ba nét gạch ngang được tạo bởi các mái hiên lầu xung quanh, mái hiên bao lơn danh dự và mái hiên tiền sảnh tạo hình chữ Tam, tượng trưng cho Nhân – Minh – Võ đức;

Khi nối ba nét gạch ngang bằng một nét sổ thẳng thì sẽ cho ra chữ Vương, kết hợp với kỳ đài phía trên làm nét chấm, tạo thành chữ Chủ. Vương – Chủ chính là chủ quyền quốc gia;

Mặt trước của dinh thự, toàn bộ bao lơn lầu hai và lầu ba kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng hai cột bọc gỗ tạo thành hình chữ Hưng, để cầu mong sự hưng thịnh.

Hơn 100 căn phòng ở Dinh Độc Lập được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn tạo nên vẻ đẹp thanh tao, nhã nhặn cho Dinh Độc Lập thông qua các bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc dọc hành lang tầng hai. Những bức rèm này còn có tác dụng chống nắng hướng Tây, đón nắng nắng hướng Bắc, chắn gió, và che chắn kín đáo. 

Ngoài ra, các đường nét kiến trúc bên trong Dinh đều sổ ngay thẳng, bằng phẳng, để gợi nhắc về sự “quang minh chính đại”.

Phía trước và sau lưng Dinh là hai công viên cây xanh và các hồ nước nhân tạo, nhằm mục đích điều hoà không khí. Vào những năm đầu thập niên 1960, đây là công trình đầu tiên xây dựng theo lối kiến trúc xanh.

Sân trước Dinh Độc Lập là một thảm cỏ hình oval có đường kính lên tới 102m, tạo cảm giác dễ chịu ngay khi bước vào cổng. Thêm vào đó, còn có hồ sen và súng hình bán nguyện chạy dọc theo chiều ngang của đại sảnh, ngụ ý liên tưởng đến cảnh chùa của Việt Nam.

Khuôn viên Dinh Độc Lập hầu như được phủ kín bởi những bãi cỏ xanh mướt, vườn cây cổ thụ rợp bóng, vườn cây cảnh quý. Xa xa, trên gò đất cao ở góc trái Dinh còn có một nhà chòi bát giác với không gian mở, dùng làm nơi thư giãn.

Dinh Độc Lập có tên tiếng Anh là The Independence Palace.

Vé tham quan Tòa nhà chính và Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”:

Vé tham quan Tòa nhà chính:

Dinh Độc Lập mở cửa phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày Lễ, Tết với khung thời gian được quy định như sau:

  • Tòa nhà chính: 8h00 – 13h00

Nhà trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966”: 9h00 – 13h00

Đến Dinh Độc Lập, bạn sẽ được đưa đi tham quan ba khu vực chính, đó là: Khu cố định, Khu chuyên đề, và Khu bổ sung, để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, các hiện vật có giá trị lịch sử, và các sử liệu quý.

Bên cạnh đó, Nhà trưng bày chuyên đề “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 – 1966” tại biệt thự cổ trăm tuổi duy nhất còn sót lại trong khuôn viên Dinh Độc Lập cũng là một điểm đáng để ghé qua. Với cách diễn giải lịch sử mới, các sự kiện nổi bật ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam ngày trước được giới thiệu một cách cô đọng, đa chiều, giúp người xem có cái nhìn xuyên suốt rõ ràng hơn về một giai đoạn lịch sử quan trọng gắn liền với Dinh Norodom – Dinh Độc Lập.

Có nhiều hình thức để di chuyển trong khuôn viên Dinh Độc Lập và tham quan các khu vực di tích. Ngoài việc tự do trải nghiệm thông qua các pano, bảng chỉ dẫn hiện đại, bạn có thể lựa chọn đi bằng xe điện (khoảng 10 phút) để ít hao sức và được thoải mái ngắm cảnh, hoặc đăng ký người thuyết minh, hướng dẫn để nắm bắt các dữ kiện lịch sử hơn. Đối với du khách quốc tế, hệ thống audio tour (thuyết minh tự động bằng tai nghe điện tử) với 10 ngôn ngữ đã giúp chuyến tham quan của họ trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.

Đặc biệt, sau chương trình tham quan, bạn có thể dành 30 phút để xem phim tư liệu “Lịch sử Dinh Độc Lập” tại phòng chiếu hiện đại, tiện nghi, có hỗ trợ đến 4 thứ tiếng, để chuyến tham quan di tích của bạn thêm sinh động và lý thú.

Nếu bạn có nhu cầu lưu trú ở gần Dinh Độc Lập, hay trong khu vực phường Bến Thành, quận 1 nói chung, hãy tham khảo một số khách sạn nổi bật sau đây:

  • Địa chỉ: 137 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 681.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 88 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 354.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 92-94 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 424.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 73-75 Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 486.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 39-39A Đường Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 764.000đ/đêm

  • Địa chỉ: 3-5 Sương Nguyệt Anh, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 1.228.000đ/đêm

Tiết Kiệm 50%++ Khi Đặt Phòng Trên Klook

Đến thành phố Hồ Chí Minh thì không lo thiếu chỗ ăn uống; vì thế, việc tìm quán ăn ngon gần Dinh Độc Lập cũng rất dễ dàng. Tham khảo một số quán được đánh giá cao bởi các thực khách nè:

  • Địa chỉ: 16 Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 50.000đ/phần

  • Địa chỉ: 138 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 45.000đ/phần

  • Địa chỉ: 8/16 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 50.000đ/phần

  • Địa chỉ: 23 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 45.000đ/phần

  • Địa chỉ: 33D Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

  • Giá tham khảo: từ 50.000đ/phần

Ngoài các nhà hàng, quán ăn kể trên, bạn nhất định phải chọn cho mình một quán café Sài Gòn cực chất để check-in đó nha. Vậy là Klook đã chia sẻ tất tần tật về Dinh Độc Lập, hướng dẫn tham quan, cũng như những kinh nghiệm du lịch khi đến đây rồi đó. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến về ngược dòng lịch sử một cách trọn vẹn nhất.

Những năm tháng chiến tranh đã nằm lại đằng sau, nhưng dấu son lịch sử vẫn ghi dấu mãi ở Dinh Độc Lập. Vì thế, tham quan Dinh Độc Lập chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ của bạn khi đến du lịch thành phố Hồ Chí Minh.