Định chế xã hội là gì năm 2024

Từ điển Bách khoa Việt Nam - NXB Từ điển Bách khoa - Hà Nội 2005 có đưa ra định nghĩa về thiết chế xã hội như sau: “Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội. Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng”.

Về mặt tổ chức, thiết chế XH là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân. Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sát không theo hình thức có tổ chức. Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng.

Các thiết chế xã hội có nhiệm vụ đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên; điều chỉnh hành động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên; kết hợp hài hoà các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng.

Trên cơ sở vai trò, nhiệm vụ của các thiết chế xã hội, có thể phân chia thành 04 loại hình thiết chế cơ bản:

  1. Thiết chế kinh tế: Bao gồm những thiết chế liên quan đến sản xuất và phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao động xã hội.
  1. Thiết chế chính trị: Là những thiết chế như chính phủ, quốc hội, các đảng phái và các tổ chức chính trị...
  1. Thiết chế tinh thần: Là những thiết chế liên quan đến các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo.
  1. Thiết chế giao tiếp công cộng: Bao gồm tất cả những khuôn mẫu và phương thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng. Các mối quan hệ xã hội giữa người với người đều thông qua các thiết chế.

Các thiết chế nói trên có tính độc lập tương đối so với các quan hệ xã hội. Thiết chế thường có tính lạc hậu hơn so với các biến đổi của các quan hệ xã hội. Việc cải biến và thay đổi các thiết chế xã hội liên quan trực tiếp đến quản lý xã hội và các chính sách xã hội. Về thực tiễn, một thiết chế xã hội luôn được hợp thành từ nhiều bộ phận khác nhau mà ta có thể quy thành ba loại bộ phận cơ bản, trong đó:

  1. Bộ phận thứ nhất thuộc về yếu tố cơ sở vật chất: Bộ phận này thực hiện chức năng hữu hình, là cơ sở, thiết bị vật chất nhằm phục vụ mục đích, là điểm tập trung đại diện cho thiết chế;
  1. Bộ phận thứ hai thuộc về yếu tố tài chính. Đây là nguồn lực tài chính cho phép duy trì hoạt động của thiết chế;
  1. Bộ phận thứ ba cấu thành thiết chế và thực hiện chức năng vô hình yếu tố nhân lực. Đó là những con người sử dụng các thiết bị vật chất và nguồn lực tài chính của thiết chế để thực hiện các hoạt động của thiết chế.

Tuỳ vào mục đích hoạt động của thiết chế mà mỗi bộ phận cấu thành này sẽ mang những giá trị khác nhau. Các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và không thể bị triệt tiêu.

1.2. Thiết chế xã hội trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH)

Phát triển hệ thống ASXH là tạo ra một lưới an toàn gồm nhiều tầng cho mọi thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là những “rủi ro xã hội”. Đây là hệ thống chính sách xã hội lớn nhằm phòng ngừa và giúp những đối tượng trong xã hội phòng ngừa tránh khỏi những rủi ro, giảm và vượt qua, khắc phục rủi ro góp phần, ổn định phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

1.2.1. Khái niệm về an sinh xã hội

ASXH có nội dung rất rộng và ngày càng được hoàn thiện trong quá trình phát triển của nhận thức và thực tiễn xã hội trên toàn thế giới. Hiện nay do cách tiếp cận khác nhau nên vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau về ASXH:

- Theo Hiệp hội an sinh quốc tế [ISSA] quan niệm ASXH giống như là sự phối kết hợp các hợp phần của chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của những người công nhân, các công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.

- Khái niệm ASXH được ILO đưa ra trong công ước số 102 như sau: ASXH là sự bảo vệ mà mỗi xã hội dành cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp của nhà nước cung cấp chăm sóc y tế, trợ giúp gia đình có con nhằm chống lại sự túng quẫn khi thu nhập của những công dân đó bị ngừng hoặc bị giảm đáng kể do ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già hoặc chết.

- Theo tác giả B.R.Compton - Nhập môn ASXH và Công tác xã hội, 1980: “ASXH là một thiết chế bao gồm các chính sách và luật pháp đ­ược các tổ chức tự nguyện hay tổ chức Nhà nư­ớc thực thi nhằm cung ứng các dịch vụ xã hội, tiền và quyền lợi khác (về y tế, giáo dục, nhà ở,…) cho các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội do họ không nhận được từ gia đình hay thị trư­ờng, nhằm mục đích phòng ngừa, giảm nhẹ hay đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện trực tiếp cuộc sống cho cá nhân, nhóm, cộng đồng”.

- Theo J.M.Romanyshyn, ASXH: Từ bác ái đến công bằng, 1971: ASXH là các hình thức can thiệp vào xã hội với mối quan tâm trực tiếp và cơ bản là phát huy ASXH cho cá nhân và cho toàn xã hội. ASXH gồm các biện pháp và quá trình liên quan đến việc giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, sự phát triển tài nguyên nhân lực và cải tiến chất l­ượng sống. Điều này bao gồm các dịch vụ xã hội cho cá nhân, gia đình và những nỗ lực củng cố và cải tiến các thiết chế xã hội.

- Theo H. Beveridge nhà kinh tế học và xã hội học ng­ười Anh: ASXH là sự đảm bảo về việc làm khi ng­ười ta còn sức làm việc và bảo đảm một lợi tức khi người ta không còn làm việc nữa.

Ở Việt Nam do thuật ngữ ASXH đ­ược dịch ra từ nhiều ngôn ngữ khác nhau nên có nhiều tên gọi khác nhau như: ASXH, Bảo trợ xã hội, An toàn xã hội, Bảo đảm xã hội…. Do đó nội dung của các cụm từ này cũng khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đưa ra những nội dung của ASXH:

- ASXH là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những ngư­ời bị thiên tai, địch hoạ…

- Hoặc bảo đảm xã hội (Bảo trợ xã hội, ASXH, an toàn xã hội) là sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp công cộng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội (do bị ngừng hoặc giảm thu nhập từ nguyên nhân ốm đau, thai sản tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, ngư­ời già cô đơn, trẻ em mồ côi…), đồng thời đảm bảo và chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con (Từ điển bách khoa VN toàn tập, Hà nội, 1995). Khái niệm này đồng nhất với khái niệm ASXH của ILO đã đ­ược công bố.

1.2.2. Các thiết chế trong hệ thống ASXH trong quá trình thực hiện chức năng nhằm duy trì và phát triển một xã hội an sinh đã tạo lên một mạng lưới an sinh gồm nhiều tầng đan xen nhau, trong đó tầng đầu tiên được gọi là chủ động phòng ngừa (thiết chế thị trường lao động tích cực), tầng thứ hai là khắc phục và giảm thiểu rủi ro (thiết chế BHXH, BH y tế) và tầng thứ ba là trợ giúp nhằm tránh cho những đối tượng yếu thế lọt qua hai tầng trên không bị bần cùng hóa (thiết chế trợ giúp xã hội). Mối quan hệ giữa các thiết chế trong hệ thống ASXH được thiết lập trên nền tảng vai trò mà thiết chế đảm nhận tương ứng với đối tượng mà thiết chế tác động tới. Các thiết chế này không hoạt động tách rời nhau, mà có sự bổ xung và đan xen lẫn nhau để tạo lên mạng lưới an toàn bảo vệ các thành viên của xã hội trước những rủi ro có thể xảy đến trong cuộc sống, để không một ai bị gạt ra bên lề xã hội.

Khái niệm thiết chế xã hội là gì?

Thiết chế xã hội là yếu tố phối hợp và ổn định cho toàn thể nền văn hóa. Nhìn chung, cá nhân ít khi hành động ngược lại các thiết chế; bởi lẽ, cung cách tư duy và phong cách hành động đã được thiết chế hóa có ý nghĩa quan trọng đối với con người.

Định chế có nghĩa là gì?

Định chế là Các tổ chức được thành lập và hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của nền kinh tế. Các định chế thường là các pháp nhân dân sự, kinh tế - thương mại, được hình thành và hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế do nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế.

Thiết chế xã hội có vai trò gì?

Thiết chế xã hội có hai chức năng chính: thứ nhất là khuyến khích, điều chỉnh, điều hoà, hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế. Thứ hai là ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc do thiết chế quy định.

Thiết chế có nghĩa là gì?

Thiết chế là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức, một đoàn thể; chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội, nhờ đó mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng.