Di sản văn hóa phi vật thể ở đà nẵng năm 2024

Phát biểu tại hội thảo, TS. Trần Minh Đức, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho hay, theo thống kê sơ bộ của ngành văn hóa các địa phương, ở miền Trung có hàng nghìn di sản văn hóa phi vật thể, với đủ các loại hình, như tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.

Đây cũng là khu vực có nhiều di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt hơn, trong tổng số 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO vinh danh, ở miền Trung đã có 4 di sản, bao gồm: Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm.

Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng của cộng đồng thực hành di sản, nhiều di sản văn hóa phi vật thể ở đây không những được bảo vệ tốt mà đã trở thành sản phẩm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu, dấu ấn riêng của địa phương có di sản.

Tuy nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể miền Trung vẫn còn đó nhiều hạn chế, thậm chí đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Thực tế cho thấy giá trị, tiềm năng của di sản văn hóa chưa được nhận diện và phát huy đúng mức. Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập. Vậy nên, nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thậm chí bị lãng quên.

Theo ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP. Đà Nẵng, hành trình bảo tồn di sản Nghệ thuật bài chòi hiện nay ở Đà Nẵng chủ yếu mới dừng lại ở việc sân khấu hóa và chủ yếu cũng mới dừng lại ở nghệ thuật hô/hát, trong khi bản chất của bài chòi là một trò chơi dân gian với những người chơi bài cụ thể ngồi trên các chòi hào hứng thắng-thua. Rõ ràng sức hấp dẫn của bài chòi không chỉ nằm ở những lời hô/hát, mà còn nằm ở sự bất ngờ khó đoán định của các quân bài ấy. Cũng như tuồng, khó khăn lớn nhất của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản bài chòi ở Đà Nẵng hiện nay là thiếu trầm trọng nghệ nhân và nhạc công.

Ông Tiếng cho rằng, giải pháp quan trọng nhất để tháo gỡ, khắc phục các hạn chế nêu trên trong bảo tồn phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trên lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian là cần phổ cập toàn thành phố việc đưa tuồng và bài chòi vào trường phổ thông; đưa hai di sản cấp quốc gia này thành bộ môn đào tạo hẳn hoi trong Trường Cao đẳng nghệ thuật Đà Nẵng, đi đôi với việc truyền nghề trực tiếp từ những nghệ sĩ tuồng và nghệ nhân hô/hát bài chòi ở Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cũng như ở các câu lạc bộ bài chòi...

Đối với nhân lực sáng tác kịch bản tuồng/bài chòi, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Đà Nẵng cần tổ chức những trại sáng tác hằng năm nhằm tạo sân chơi cho người trong nghề sáng tạo kịch bản cũng như trao đổi/học hỏi lẫn nhau về kinh nghệm sáng tạo kịch bản

TS. Vũ Đình Anh, Học viện Chính trị khu vực III cho hay, trong thời gian qua, nhiều địa phương miền Trung đã bảo tồn và phát huy tốt các hình thức diễn xướng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là gắn với hoạt động du lịch. Ở Thừa Thiên Huế, rất nhiều hình thức múa cung đình cũng như múa dân gian là những chương trình hấp dẫn trong các kỳồestival Huế; cùng với đó là các dịch vụ ca Huế trên sông Hương, các vũ khúc cung đình, nhã nhạc cung đình ở Nhà hát Duyệt Thị Đường, Hoàng cung Huế…

Còn ở Đà Nẵng đã tổ chức biểu diễn tuồng định kỳ hàng tuần để đón du khách tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, tổ chức đánh và hô bài chòi ở ven sông bên cầu Rồng… Quảng Nam tổ chức biểu diễn nghệ thuật như hô bài chòi, hát bộ, hò Quảng trong các chương trình đêm phố cổ ở Hội An, múa tâng tung da dá ở các làng du lịch cộng đồng ở Đông Giang và Nam Giang, múa Chăm ở Mỹ Sơn…

Dù quá trình khai thác đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng do số đông du khách ít am hiểu các bộ môn này, khâu quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thật sự thu hút được đông người xem. Môi trường diễn xướng, lối sống, nếp sống, phong tục, tập quán có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, sống nhanh, không thuận lợi cho nghệ thuật diễn xướng truyền thống.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, TS. Vũ Đình Anh cho rằng, các địa phương cần nghiên cứu, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ từ di sản văn hóa phi vật thể đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.

Trong các cách thức phát huy thì gắn với phát triển du lịch là khả thi và đạt được nhiều kết quả. Các địa phương trong miền Trung cần tiếp tục khai thác theo hướng này. Cần có những sáng tạo để có thể xây dựng nên các sản phẩm du lịch phù hợp mà không đánh mất bản sắc văn hóa.

Bên cạnh đó, để thu hút được đông người thưởng thức, cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân, cho du khách nâng cao năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.

Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm 2023 (quận Ngũ Hành Sơn) với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, từ ngày 8 đến 10-3.

Di sản văn hóa phi vật thể ở đà nẵng năm 2024

Bia Ma nhai Ngũ Hành Sơn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Khách đến với Lễ hội Quán Thế Âm cũng như danh thắng Ngũ Hành Sơn được chiêm ngưỡng 4 di sản, di tích cấp quốc gia, di sản được UNESCO công nhận.

Quảng bá giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn

Sau một thời gian tổ chức với quy mô hạn chế vì dịch bệnh, năm nay TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội Quán Thế Âm với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Ông Nguyễn Hòa, chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức lễ hội, cho biết từ năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn đã được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước.

Đến năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Ngũ Hành Sơn đang có tới 4 di sản, di tích cấp quốc gia, quốc tế. Du khách đến tham gia lễ hội được chiêm ngưỡng cùng lúc 4 di sản, di tích mà cha ông để lại.

Đặc biệt trong chương trình năm nay chúng tôi sẽ tập trung quảng bá giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông Hòa nói.

Trao chứng nhận kỷ lục cho độc bản Lá bồ đề lớn nhất mạ vàng 24K

Lễ hội Quán Thế Âm năm nay diễn ra từ ngày 8 đến 10-3 (tức từ ngày 17 đến 19-2 âm lịch), với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú như: Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm; Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ tế Xuân cầu quốc thái-dân an, Hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước năm 2023…

Đặc biệt trong dịp này, ban tổ chức sẽ công bố, trao chứng nhận kỷ lục Việt Nam cho độc bản Lá bồ đề lớn nhất mạ vàng 24K và độc bản 16 bức tranh sứ màu cẩn trên tường bốn tháp chùa Quán Thế Âm.

Di sản văn hóa phi vật thể ở đà nẵng năm 2024

Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng 4 di sản, di tích trong một Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Trong khuôn khổ của lễ hội sẽ có hoạt động diễn thuyết về giá trị Ma nhai Ngũ Hành Sơn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương...

Hiện nay tại quần thể khu danh thắng Ngũ Hành Sơn (hay còn gọi núi Non Nước) có 4 di sản, di tích.

Theo đó, danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2018, Làng đá mỹ nghệ Non Nước được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021, hồ sơ Bia ma nhai (bia khắc trên đá) là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoài ra tại đây còn có quần thể 4 loài (7 cây) được Hội đồng Cây di sản Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Di sản văn hóa phi vật thể ở đà nẵng năm 2024

Sau 3 năm mở cửa miễn phí, từ năm 2023 danh thắng Ngũ Hành Sơn đã bán vé trở lại. Trước dịch mỗi năm doanh thu từ bán vé ở đây khoảng 85 tỉ đồng với lượng khách ước đạt 2 triệu lượt - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đà Nẵng có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Trên lĩnh vực lễ hội truyền thống, Đà Nẵng có hai di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Lễ hội Cầu Ngư và Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn.

Đâu là di sản văn hóa vật thể ở Đà Nẵng?

Hiện nay, về di sản văn hóa vật thể, thành phố Đà Nẵng có 02 di tích quốc gia đặc biệt (Thành Điện Hải, danh thắng Ngũ Hành Sơn), 17 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp thành phố và 06 hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Di sản vật thể là gì?

2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Di tích lịch sử phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng Anh: Intangible cultural heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng ...