Đề thi thử vào lớp 10 môn văn lần 2

TUYỂN TẬP 300 Đề thi thử vào 10 môn văn các tỉnh QUA CÁC NĂM có đáp án được soạn dưới dạng file word gồm 421 trang. Các bạn xem và tải đề thi thử vào 10 môn văn các tỉnh về ở dưới. TUYỂN TẬP 300 ĐỀ THI VÀO 10 + ĐÁP ÁN

MÃ KÍ HIỆU …………………………………​

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐẠI TRÀ Năm học: 2019- 2020 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 03 phần, 09 câu, 02 trang)​

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

PHẦN II. ĐỌC HIỂU (1,5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.

“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.

Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.

( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,

NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)​

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản? (0,5 điểm)

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

Câu 2(4,5điểm):

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây đến hết đoạn truyện ông trò truyện với đứa con út trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân để làm nổi bật tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông.

-----Hết----

MÃ KÍ HIỆU

...........................................​

HƯỚNG DẪN CHẤM TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HỆ ĐẠI TRÀ Năm học: 2018 – 2019 MÔN THI: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 phần, 09 câu, 03 trang)​

Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu​

Đáp án​

Điểm

1​

D​

0,5 điểm​

2​

C​

0,5 điểm​

3​

A​

0,5 điểm​

4​

D​

0,5 điểm​

Phần II. Đọc – hiểu(1,5 điểm):

Câu

Đáp án​

Điểm​

Câu 1- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự0,5 điểmCâu 2- Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.0,5 điểmCâu 3- Đặt nhan đề cho văn bản ( HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: Cho và nhận, …. 0,5 điểm

Phần II. Tạo lập văn bản (6,5 điểm):

Câu 1

(2,0 điểm)

Câu 2 (4,5điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết tạo lập một văn bản nghị luận xã hội; bố cục rõ ràng mạch lạc, lập chặt chẽ, văn phong lưu loát, không mắc lỗi dùng từ đặt câu.2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận; giải quyết được vấn đề nghị luận; khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận...)0,25 điểm* Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề.- Giải thích: + Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn. + Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.0,25 điểm

0,25 điểm - Biểu hiện: + Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ + Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. + Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình. 0,25 điểm

0,25 điểm- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người” Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhãn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”… - Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn 0,25 điểm

0,25 điểm* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.0,25 điểm

Câu 2 (4,5 điểm)​

1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết tạo lập một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện theo bố cục ba phần rõ ràng; Biết bám sát văn bản truyện, biết phát hiện sự việc và tình huống truyện đặc sắc để làm toát lên nội dung kiến thức theo yêu cầu đề bài; Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.2. Yêu cầu về nội dung kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận: Tác phẩm “Làng” của Kim Lân viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm thể hiện tình yêu làng quê tha thiết gắn bó thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai – một người nông dân hiền lành chất phác qua nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của tác giả.0,25 điểmb. Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai để làm toát lên được tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông. Tình yêu làng, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến được bộc lộ sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi trò truyện với con út:- Khi mới nghe tin: Ông sững sờ, đau đớn, tủi hổ đến bẽ bàng tìm cách thoái lui khỏi đám đông(Dẫn chứng) - Khi về đến nhà: Đau đớn, day dứt, cảm thấy nhục nhã, tủi thân, thương con, chửi người dân làng dầu Việt gian bán nước. Khi trấn tĩnh lại ông cố chưa tin, kiểm điểm lại rồi lại tin lại đau khổ.(Dẫn chứng) - Suốt mấy ngày sau: Ông Hai sống trong tủi hổ không dám đi đâu, quẩn quanh ở nhà, nghe ngóng tin tức, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành nỗi sợ hãi trong ông. - Khi bị đẩy vào tình thế bế tắc - mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi: Ông Hai cảm thấy tuyệt đường sinh sống, xung đột nội tâm gay gắt đấu tranh về làng hay không về? Cuối cùng ông dứt khoát lựa chọn: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Dù đã xác định như thế nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng vì thế mà ông càng đau đớn xót xa. - Trong lúc bế tắc tuyệt vọng tâm trạng bị dồn nén ông trút nỗi lòng qua lời thủ thỉ với con nhỏ ngây thơ: Qua lời tâm sự ta thấy được nỗi lòng tình cảm sâu nặng, bền chặt của ông với làng, với quê hương đất nước với cách mạng và kháng chiến. - Khái quát nâng cao: Diễn biến tâm trạng ấy nói lên tiếng lòng yêu làng yêu nước tha thiết của ông Hai. Ông là nhân vật điển hình tiêu biểu cho người nân dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng có tình yêu làng, lòng yêu nước sâu nặng thiêng liêng và bền vững đáng trân trọng, giúp ta thêm yêu thêm tự hào về làng quê đất Việt.0,75 điểm 0,5 điểm

0,5 điểm

0,75 điểm

0,5 điểm

0,5 điểmc. Khái quát thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhà văn đã đặt nhân vật trong tình huống truyện bất ngờ gay cấn đầy thử thách. + Miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, chân thực, gợi cảm và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói. + Ngôn ngữ truyện đặc sắc: vừa có nét chung của người nông dân, vừa mang đậm cá tính của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.0,5 điểm

  1. Khái quát vấn đề nghị luận: - Tình cảm của ông Hai với quê hương đất nước với kháng chiến là tình cảm mang tính truyền thống, phổ biến của người dân Việt Nam. - Liên hệ rút ra bài học về tình yêu làng, lòng yêu nước trong giai đoạn ngày nay. 0,25 điểm

Lưu ý: Trên đây chỉ là thang điểm gợi ý trong quá trình chấm bài giáo viên cần linh hoạt tùy theo chất lượng bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lí. Đặc biệt chú ý khuyến khích, thưởng điểm cho những bài có khả năng diễn đạt tốt, cách viết sáng tạo.

---Hết---

ĐỀ THI TUYỂN SINH LẦN Thời gian: 120 phút​

Câu 1: Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ a đến d.

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”. 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn. (0.5Đ) b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? ( viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ ) (0.5đ) c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2. (1đ) d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ. (1đ)

Câu 2: (3đ) Tục ngữ có câu:

Một sự nhịn, chín sự lành.​

Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy.

Câu 3: (4đ) Cảm nhận tình yêu làng quê của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Từ đó liên hệ phân tích bốn câu thơ dưới đây để làm nổi bật tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam.

Người đồng mình thô sơ da thịt

THẦY CÔ TẢI NHÉ!