Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12 tphcm năm 2024

Cấu trúc đề vừa quen thuộc vừa sáng tạo. Đề không nêu ra một chủ đề ở phần đầu như đề thi tuyển sinh lớp 10 hay đề thi học sinh giỏi lớp 9 vừa qua. Theo đó, với văn bản mở đầu (người soạn đề dựa theo bài viết “Bức vẽ hổ giấu mặt giá hơn bốn triệu USD” của tác giả Nghinh Xuân) được xem là định hướng, gợi ý về chủ đề cho 2 câu hỏi bên dưới.

Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 12 tphcm năm 2024

Đón nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân

Từ câu chuyện bức vẽ hổ từ phía sau lưng của danh họa Trung Quốc Tề Bạch Thạch với ý kiến khen chê trái chiều của người xem, và bằng trải nghiệm cuộc sống của bản thân, đề yêu cầu thí sinh: “…Có nên chọn cho mình một lối đi riêng, khác biệt và sẵn lòng đón nhận những đánh giá trái chiều về lối đi ấy?”, (câu nghị luận xã hội, 8 điểm).

Đây là câu hỏi thú vị, đề cao ý thức phản biện của mỗi người, chấp nhận ý kiến trái chiều để phát triển bản thân. Với lứa tuổi học sinh (HS) THPT, vấn đề này rất cần thiết để các em tự khẳng định mình trong cuộc sống; tránh rập khuôn theo số đông, thần tượng. Hơn nữa, với HS lớp 12, các em cần phải ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp bản thân; có tầm nhìn xa rộng, lâu dài, chứ không phải thực dụng trước mắt.

Giáo viên Nguyễn Thị Thương, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10), nhận định: “Đề thi theo định hướng đổi mới, sáng tạo và phát huy được khả năng phản biện, những trải nghiệm của HS. Có thể khơi gợi trong các em chính kiến về cuộc sống, từ những vấn đề các em trải nghiệm, nhìn nhận bản thân, đặt vị trí của mình trong thời đại để đánh thức bản thân”.

Theo bà Thương, qua câu nghị luận xã hội viết về lối đi riêng, đề mang tính ứng dụng cao vì bản thân HS là những người trẻ. Ở lứa tuổi như thế thì đề thi đánh thức ý thức trách nhiệm, vừa thể hiện quan điểm cá nhân, góc nhìn của các em trước đời sống.

“Mặc dù không phải là vấn đề thời sự nóng bỏng nhưng đây là vấn đề thiết thực, đặc biệt trong thời đại có nhiều biến động thì người trẻ cần có những lối đi riêng”, bà Thương nhấn mạnh.

Còn thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), cho rằng đây là một đề thi rất mở, HS tự do bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình trong bài văn. Suy nghĩ đó có thể là thuận hay trái chiều miễn sao lập luận tốt chắc chắn giám khảo sẽ trân trọng. Như vậy môn văn sẽ không còn bị giới hạn, bó buộc với một đề thi có tính an toàn, quy củ.

“Chọn cho mình một lối đi riêng thì sẽ thoát khỏi những gì quy củ, nhàm chán để mở ra cho mình một hướng mới làm cho cuộc sống thú vị hơn, bản thân sẽ có nhiều cơ hội hơn. Khi chọn một hướng đi mới thì bao giờ mình cũng khẳng định được cái cá nhân, giúp khẳng định cái tôi rõ ràng”, thạc sĩ Hoài nhắn nhủ với HS qua đề thi.

Còn ông Lê Hải Minh, giáo viên dạy ngữ văn tại Q.10, nhận xét: “Đề rất hay vì khuyến khích được HS phát biểu suy nghĩ và chính kiến của mình. Nhất là khi đối tượng dự thi là các em HS lớp 12 chuẩn bị bước vào đời sống xã hội. Đây là dịp để thầy cô lắng nghe những trải lòng của các em”.

“Sáng tạo văn chương” và “hiện thực đời sống”

Đó là trọng tâm yêu cầu ở câu nghị luận văn học (12 điểm). Đề tài về mối quan hệ nghệ thuật và cuộc sống không mới nhưng cách tích hợp với văn bản mở đầu trên với câu hỏi này khiến cho thí sinh cảm thấy thú vị, có hứng thú khi làm bài.

Tuy nhiên, muốn đạt được điểm cao phần này, thí sinh phải vừa có kiến thức văn học vừa phải liên hệ đến thực tiễn đời sống. Nhất là về lý luận văn học phải thật vững chắc. Đặc biệt, phải biết lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu nào trong và ngoài chương trình để đưa vào nghị luận. Những tác phẩm có thể liên hệ phù hợp về đề tài này như Đời thừa của Nam Cao, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu …

Bà Nguyễn Thị Thương cho rằng câu nghị luận văn học là vấn đề muôn thuở của văn chương, đó là sáng tạo, thiên chức nhà văn, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Với đề này, HS cũng có nhiều đất để viết, thể hiện mình.

“Đề có sự thống nhất từ nghị luận xã hội đến nghị luận văn học: sự sáng tạo, dấu ấn riêng biệt của bản thân trong cuộc sống để tạo nên những giá trị cho xã hội. Dẫu đôi khi để sáng tạo nên giá trị đó, chúng ta sẽ phải đau, phải làm lại, phải lắng nghe góp ý…”, ông Lê Hải Minh nhắn gửi.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp Thành phố, trong đó có môn Ngữ văn. Dưới đây là đề thi và đáp án của Hội đồng bộ môn Ngữ văn Thành phố.

Nghị luận xã hội (8 điểm)

Giải thích (2,0 điểm): Tình huống mà phần đọc và suy ngẫm đặt ra: Cậu sinh viên John vì đem một cuốn sách trong thư viện về nhà mà bị đuổi học dù chính hành động đó của cậu đã giúp giữ lại một chút di sản quý giá sau khi thư viện Harvard bị cháy. Có người cảm thông với John vì sai lầm của cậu xuất phát từ đam mê đọc sách. Nhưng cũng có người cho rằng không thể dùng đam mê để biện minh cho hành động mang sách về nhà của cậu.

Vấn đề đặt ra trong câu hỏi ở đề bài: Liệu những niềm ham thích đặc biệt mạnh mẽ, tha thiết (đam mê), mang tính đúng đắn, tốt đẹp (chính đáng) có thể là nguyên nhân (lí do) để biện luận, giải thích (biện minh) cho những điều chưa tốt, gây ra hậu quả, ảnh hưởng xấu (sai lầm) mà bản thân đã làm?

Gợi ý: Tùy vào quá trình suy ngẫm theo hướng dẫn của đề bài và những quan điểm cá nhân mà mỗi học sinh sẽ có câu trả lời khác nhau cho vấn đề này. Học sinh có thể cho rằng "những đam mê chính đáng là lí do để biện minh cho sai lầm" hoặc "những đam mê chính đáng không thể là lí do để biện minh cho sai lầm".

Bàn luận (5,0 điểm): Nếu cho rằng "những đam mê chính đáng là lí do để biện minh cho sai lầm", học sinh có thể đưa ra những lí lẽ sau:

Đam mê luôn là điều đáng quý với mỗi người, nhất là khi tuổi còn trẻ. Đam mê đến động lực cho hành động, tạo ra niềm vui trong cuộc sống. Đam mê là khởi đầu cho mọi thành tựu của con người.

Trong quá trình theo đuổi đam mê, con người có thể mắc phải những lỗi lầm nhưng đó là điều cần có trên hành trình trưởng thành và thực hiện đam mê.

Cuộc sống không chỉ cần có lí mà còn cần có tình. Việc quá nghiêm khắc với những bạn trẻ giàu đam mê có thể triệt tiêu mục đích, ý nghĩa cuộc sống của họ. […]

Nếu cho rằng "những đam mê chính đáng không thể là lí do để biện minh cho sai lầm", học sinh có thể đưa ra những lí lẽ sau:

Quy tắc, luật lệ là cái cần thiết để duy trì trật tự xã hội. Đã vi phạm quy tắc thì phải gánh chịu hậu quả. Việc có những ngoại lệ sẽ làm mất đi tính tôn nghiêm của quy tắc.

Mỗi người cần phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Sai lầm nào cũng cần trả giá.

Trong giáo dục, việc rèn luyện ý thức kỉ luật quan trọng hơn việc nuôi dưỡng đam mê.

Một khi đam mê dẫn đến sai lầm thì đó là lúc con người cần xem lại đam mê ấy (về mức độ, cách thức,...).

Dù lựa chọn theo hướng nào, học sinh cũng cần thấy được: trước những sai lầm quá nghiêm trọng, gây nhiều tác hại cho cộng đồng, đam mê dù chính đáng đến mấy cũng không thể là lí do để biện minh; trước những sai lầm nhỏ, ít gây hậu quả nghiêm trọng, ta không nên xử phạt quá cứng nhắc dẫn đến thui chột một tâm hồn.

Thái độ không đồng tình với những người sống thiếu đam mê, đời sống của họ sẽ trôi qua một cách nhạt nhẽo, vô vị; cũng cần phê phán những người nhân danh đam mê mà làm ra nhiều chuyện đáng tiếc, ảnh hưởng đến bản thân và mọi người.

Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm): Nhận thức được mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi cần phải sống có đam mê.

Đề ra những hành động cụ thể trau dồi kiến thức, kĩ năng, phẩm chất nhằm theo đuổi đam mê một cách đúng đắn.

Nghị luận xã hội (12 điểm)

Giải thích (2 điểm): "Góc nhìn" là góc độ quan sát, đánh giá, suy ngẫm về một vấn đề. "Góc nhìn văn chương" là những cách cảm thụ, đánh giá khác nhau với cùng một tác phẩm, một vấn đề văn chương.

Nếu trong cuộc sống, con người có những góc nhìn, cách đánh giá khác nhau với cùng một sự vật, hiện tượng thì trong văn chương cũng tương tự như vậy.

Nhan đề "Những góc nhìn văn chương" đã nêu ra một đặc trưng của hoạt động tiếp nhận tác phẩm: tính đa dạng, không thống nhất. Tính chất này bộc lộ ở chỗ mỗi người đọc tùy góc nhìn khác nhau sẽ có kết quả tiếp nhận tác phẩm cụ thể, riêng biệt khác nhau; không ai hoàn toàn thống nhất với ai.

Bàn luận (8 điểm): Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. Sự khác nhau giữa những góc cách cảm nhận, đánh giá tác phẩm đến từ nguyên nhân ở cả tác phẩm và người đọc.

Tác phẩm văn học tuy miêu tả cuộc sống cụ thể, toàn vẹn, sinh động nhưng vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ, chưa rõ. Để hiểu thấu tác phẩm, người đọc cần rung động với con chữ, đắm chìm trong thế giới ngôn từ, giải mã những hình tượng nghệ thuật, từ đó mới tìm đến tầng hàm nghĩa ẩn sâu bên trong. Nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp, ngôn từ càng đa nghĩa thì góc nhìn của công chúng về tác phẩm càng muôn hình muôn vẻ.

Trong quá trình tiếp nhận, năng lực, sở thích, thị hiếu của cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà mỗi độc giả sẽ có những góc nhìn khác nhau. Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác. Những góc nhìn văn chương luôn mang đậm tính cá nhân; chính sự đa dạng của các góc nhìn đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm.

Chứng minh bằng dẫn chứng văn học: Học sinh có thể sử dụng những dẫn chứng khác nhau để chỉ ra những góc nhìn văn chương đã biến văn bản khô khan thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Dẫn chứng có thể nằm trong hoặc ngoài sách giáo khoa. Cần khuyến khích các bài có dẫn chứng đa dạng, phong phú (bao gồm cả văn học trung đại lẫn văn học hiện đại; văn học Việt Nam lẫn văn học nước ngoài; thơ lẫn văn xuôi). Trong quá trình phân tích, cần chú ý đến cả nội dung tư tưởng của tác phẩm và cái hay, cái đẹp của ngôn từ nghệ thuật.

Đánh giá, nhận xét (2 điểm): Không có người đọc, không có công chúng thì mọi giá trị của tác phẩm cũng trở nên vô nghĩa. Chính những góc nhìn văn chương đã làm nên sức sống bất tận của tác phẩm cũng như tạo ra sự sôi động, phong phú cho đời sống văn chương.

Chỉ những tác phẩm thật sự giá trị mới khơi gợi hứng thú để người đọc ở nhiều không gian, thuộc nhiều thế hệ mãi khám phá không ngừng. Dù có thể có nhiều góc nhìn khác nhau, cách hiểu khác nhau nhưng không phải góc nhìn và cách hiểu nào cũng phù hợp. Bản thân mỗi tác phẩm có giá trị tự thân. Chỉ những kiến giải đúng đắn, sát hợp với ngôn từ và hình tượng của tác phẩm, giúp tác phẩm tỏa sáng đúng với giá trị thực của nó mới được chấp nhận.

Để có thể viết nên những tác phẩm đa nghĩa, khơi gợi hứng thú khám phá của người đọc, nhà văn phải có ý thức nghề nghiệp nghiêm túc, có khả năng sáng tạo, có tư tưởng sâu sắc, có tài sử dụng ngôn ngữ. Để có thể thấu hiểu văn chương qua những góc nhìn đúng đắn, người đọc phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, tìm cách để hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn, nhờ đó làm phong phú thêm vốn cảm thụ của mình, tránh suy diễn tùy tiện làm thui chột các giá trị khách quan vốn có của tác phẩm.