Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

TTH.VN - Chiều 12/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ bế mạc cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2021-2022.

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa cho hai đề tài dự thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia

Cuộc thi Khoa học kĩ thuật năm học 2021-2022 quy tụ 132 đề tài dự thi thuộc các lĩnh vực: khoa học xã hội hành vi, hệ thống nhúng, hóa - sinh, kĩ thuật cơ khí, phần mềm hệ thống, kĩ thuật môi trường, rô bốt và máy thông minh... Có 250 thí sinh từ 71 trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tham dự vào cuộc thi.

Theo đánh giá, cuộc thi năm nay có những đề tài mang ý nghĩa thực tiễn, cập nhật công nghệ mới, giải quyết được những vấn đề xã hội quan tâm. Những dự án của các em đã thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nắm bắt vấn đề nhanh và tự tin trả lời, giải đáp những câu hỏi của ban giám khảo.

Kết thúc cuộc thi, Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải cho 68 đề tài, trong đó có 7 giải nhất, 14 giải nhì, 19 giải ba và 28 giải tư. Các giải Nhất cuộc thi thuộc về các đề tài: Nghiên cứu chỉ tự tiêu từ sợi lá cây lữ hổ - Trường THPT Thuận An; Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của xuyến chi ở tỉnh Thừa Thiên Huế - Khối THPT chuyên, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế; Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào HEK293 của liquiritin trong tổn thương thận cấp - Trường THPT chuyên Quốc Học; Hệ thống giám sát chất lượng và làm sạch không khí kết hợp diệt khuẩn bằng tia UV - THPT A Lưới; Nghiên cứu chế tạo hệ thống cánh tay rô bốt mô phỏng hoạt động cánh tay người ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong điều khiển - Trường THPT Phú Bài; Nâng cao ý thức tự học chữ viết dân tộc Pa Cô, Tà Ôi cho các học sinh phổ thông trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế - Trường THPT A Lưới; Các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THPT trong bối cảnh COVID-19 tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Trường THPT Phan Đăng Lưu.

Đặc biệt, hai đề tài "Nghiên cứu tác dụng bảo vệ tế bào HEK293 của liquiritin trong tổn thương thận cấp" của em Trần Ngọc Anh Thư - Lê Ngọc Nhật Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học và "Nghiên cứu chế tạo hệ thống cánh tay rô bốt mô phỏng hoạt động cánh tay người ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong điều khiển" của em Nguyễn Khoa Hùng - Võ Tá Thành Minh, Trường THPT A Lưới được lựa chọn để tham dự cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia năm học 2021 - 2022.

Tin, ảnh: Đăng Trình

Chiều 27/3, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức lễ bế mạc và trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021.


Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Phó Trưởng ban chỉ đạo cuộc thi; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ GDĐT; đại diện các Sở GDĐT và đông đảo học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi.

Bạn đang xem: Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

Các em học sinh nhận giải Nhất cuộc thi

Báo cáo tổng kết cuộc thi, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GDĐT Thừa Thiên Huế cho biết, các đề tài dự thi năm nay khá phong phú, tập trung vào 11 nhóm lĩnh vực. Trong đó, nhóm lĩnh vực Hệ thống nhúng có số lượng đề tài nhiều nhất là 28. Tiếp đó là nhóm lĩnh vực Khoa học xã hội - Hành vi với 16 đề tài. Nhóm lĩnh vực Sinh học trên máy tính và Sinh tin, phần mềm hệ thống có 13 đề tài.

Các nhóm lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí; Rô bốt và máy tính thông minh, Toán học; Năng lượng, Vật lý, Khoa học vật liệu, Vật lý và thiên văn; Khoa học động vật, y sinh và khoa học sức khoẻ, y học mỗi nhóm có 12 đề tài. Rất nhiều dự án dự thi năm nay liên quan đến những vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm như môi trường, sức khỏe, bảo vệ động thực vật...

Sau quá trình “cầm cân nảy mực” chấm giải với tinh thần trách nhiệm - công tâm - khách quan của Ban giám khảo là các nhà khoa học, giáo sư đầu ngành từ 3 miền đất nước, cuộc thi đã chọn ra 91 dự án đạt giải (chiếm 64,5% tổng số dự án dự thi). Trong đó, 12 dự án đạt giải Nhất, 19 dự án đạt giải Nhì, 26 giải Ba và 34 giải Tư.

12 dự án đạt giải Nhất trải đều ở 11 nhóm lĩnh vực. Trong đó nhóm lĩnh vực Hệ thống nhúng có 2 giải Nhất thuộc về dự án “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” của học sinh trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình và dự án “Cảnh báo sớm các rủi ro trong môi trường nuôi tôm bằng trí tuệ nhân tạo” của học sinh trường THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh.

Phần lớn dự án đoạt giải Nhất có tác giả là học sinh cấp THPT. Riêng dự án “Kích thích tư duy Toán học thông qua hệ thống bài tập hình học và trò chơi được thiết kế bằng phần mềm Scratch” thuộc lĩnh vực Toán học là của học sinh cấp THCS - trường THCS Nguyễn Tri Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Gây ấn tượng khác trong danh sách đạt giải Nhất là dự án “Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của học sinh THPT trước yêu cầu đổi mới hình thức dạy học” của học sinh trường THPT chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai, thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi. Các học sinh đã nắm bắt vấn đề “thời sự” của học đường và tìm cách giải quyết để phù hợp với xu hướng giáo dục của thời đại 4.0.

Các dự án đạt giải Nhất, trong ngày 27/3 đã tham gia trình bày tóm tắt dự án và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh để lựa chọn ra 7 dự án đại diện của Việt Nam dự thi Khoa học kỹ thuật quốc tế theo hình thức trực tuyến trong thời gian tới.

Thay mặt Ban chỉ đạo cuộc thi, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các học sinh đạt giải Nhất; đồng thời phát động cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2021-2022.

Đây là năm thứ 9 cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật và vận dụng kiến thức của môn học vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống. Hoạt động này góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực - phẩm chất của học sinh; thực hiện giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán.

Cuộc thi khuyến khích sự tham gia hỗ trợ của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp… đối với hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông. Đây đồng thời là cách chuẩn bị cho học sinh tác phong khoa học, năng lực nghề nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp sau khi học xong cấp trung học; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh.

12 Dự án đạt giải Nhất

1. Lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khoẻ, dự án “Vi tảo biển - nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho ấu trùng ngao dầu” của học sinh hai trường THPT Việt Đức và THPT Chu Văn An, TP Hà Nội.

Xem thêm: Khắc Phục Lỗi Không Chỉnh Được Độ Sáng Màn Hình Win 10 Trên Máy Tính Bàn

2. Lĩnh vực Kỹ thuật Y sinh, dự án “Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng bàn tay cho bệnh nhân bị di chứng hậu đột quỵ” của học sinh đến từ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM.

3. Lĩnh vực Hoá học, dự án “Nghiên cứu phân lập các hợp chất ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn động mạch chủ và hoạt hoá eNOS trên tế bào ECV304 từ một số bài làm thuốc thuộc chi  Polygonum L. định hướng phòng và điều trị xơ vỡ động mạch” của học sinh trường THPT Ngô Quyền và THPT Nguyễn Trãi, TP Hải Phòng.

4. Lĩnh vực Phần mềm hệ thống; dự án “Thiết kế, chế tạo hệ thống giám sát và quản lý học sinh trong trường học” của học sinh trường Tiểu học-THCS và THPT Victory, tỉnh Đăk Lăk.

5. Lĩnh vực Hoá sinh, dự án “Cải tiến peptit polybia-mpl để ứng dụng trong điều trị ung thư” của học sinh trường THPT chuyên Lam Sơn và THPT Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hoá.

6. Lĩnh vực Khoa học Vật liệu, dự án “Nghiên cứu điều khiển quá trình phân giải thuốc bọc trong Alginate chứa nano oxit sắt từ” của học sinh trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư Phạm Hà Nội.

7. Lĩnh vực Kỹ thuật môi trường, dự án “Nghiên cứu, định danh loài sinh vật trung gian và trực tiếp gây viêm, hoại tử vết thương trên da người ở vùng nông thôn huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre và định hướng giải pháp trong phòng trị hiệu quả cho người dân” của học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.

8. Lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí, dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của học sinh trường THPT Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh.

9. Lĩnh vực Hệ thống nhúng, dự án “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” của học sinh trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình.

10. Lĩnh vực Hệ thống nhúng, dự án “Cảnh báo sớm các rủi ro trong môi trường nuôi tôm bằng trí tuệ nhân tạo” của học sinh trường THPT Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh.

11. Lĩnh vực Toán học, dự án “Kích thích tư duy Toán học thông qua hệ thống bài tập hình học và trò chơi được thiết kế bằng phần mềm Scratch” của học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

12. Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, đề tài “Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của học sinh THPT trước yêu cầu đổi mới hình thức dạy học” của học sinh trường THPT chuyên Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Người bán đảm bảo "không trùng đề tài"

Trên fanpage Ý tưởng sáng tạo trẻ, một nhóm công khai có khoảng 13.700 thành viên, được giới thiệu là nhóm Club Ươm mầm khoa học kỹ thuật phổ thông nhưng thay vì là nơi chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật như tên gọi của nó thì hằng ngày hàng loạt bài đăng trao đổi, mua bán các sản phẩm dự thi khoa học kỹ thuật.

Tương tự, một nhóm công khai trên Facebook có tên Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật – Sáng tạo thanh thiếu niên có hơn 3100 thành viên cũng chẳng khác nào một "chợ online" mua bán các dự án khoa học kỹ thuật học sinh phổ thông.

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

Sản phẩm khoa học kỹ thuật được rao bán trên các chợ online

Các dự án được quay video clip để chào mời khách hàng, kèm theo số điện thoại liên hệ. Không chỉ rao bán các sản phẩm, thậm chí thành viên của nhóm cũng nhận hỗ trợ giáo viên, phụ huynh, học sinh trong việc thực hiện các đề tài.

Trước nhu cầu tìm kiếm một dự án đạt giải khoa học kỹ thuật hoặc sáng tạo thanh thiếu niên, lập tức hàng loạt các bình luận rao giá, PR sản phẩm ở các lĩnh vực từ môi trường, sinh hóa, vật liệu, phần mềm sáng tạo, app di động... Trong đó có đầy đủ cả sản phẩm, hồ sơ với giá từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng.

Một tài khoản tên N.Q.K quảng cáo "Mình nhận làm các sản phẩm về lĩnh vực điện, vật lý, hệ thống nhúng, Covid, đồ dùng học tập thông minh, học online mùa Covid... Các thầy cô cần tư vấn ý tưởng và làm sản phẩm inbox hoặc liên hệ số điện thoại Zalo".

Tài khoản V.V.T cho biết, có luôn sản phẩm giá chỉ 1,2 triệu đồng, có video, inbox để trao đổi.

Trong vai người muốn mua sản phẩm dự thi khoa học kỹ thuật cho con trai học chuẩn bị vào lớp 9 để được cộng điểm khi vào lớp 10, phóng viên liên hệ theo số điện thoại của một tài khoản có tên Duy điện tử.

Người đàn ông tự nhận ở Quảng Nam, học chuyên ngành về điện tử, đã hỗ trợ cho nhiều dự án. Khi biết được nhu cầu của khách, người đàn ông giới thiệu hiện đang có đề tài "đàn tích điện 4 trong 1", có thể sạc điện, có chức năng ghi âm, chống cận, chống gù lưng.

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

Nếu đồng ý, bên bán sẽ hỗ trợ sản phẩm, quá trình lắp ráp, đưa ra sườn bài, làm mẫu sẵn... với tổng chi phí trọn gói 3 triệu đồng

Khi phóng viên thắc mắc, với sản phẩm này khả năng đạt giải và được cộng điểm như thế nào thì đầu dây bên kia khẳng định khả năng cộng điểm rất cao vì sản phẩm chưa được công bố trên mạng. Đồng thời tiết lộ đã làm sản phẩm này ở Nghệ An có giải và Quảng Nam có giải Nhất tỉnh.

Người đàn ông cũng cho biết, trước đó từng hỗ trợ nhiều đề tài trong đó có dự án "chống lũ bằng giọng nói phát thanh". Nếu đồng ý, khách hàng kết bạn Zalo, bên kia sẽ gửi sản phẩm cho xem.

Giáo viên cũng rao bán sản phẩm công khai?

Trên nhóm "Sáng tạo khoa học kỹ thuật", một số thành viên tự xưng là giáo viên cũng chụp giấy chứng nhận các dự án đạt giải đăng lên group.

Tài khoản T.H không ngần ngại up lên group ảnh chụp chứng nhận của nhóm tác giả đạt giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ 7 với mô hình "Hướng dẫn tạo Ebook điện tử".

Còn trong một bài đăng ngày 7/4/2022, tài khoản N.N tự xưng là giáo viên của một trường THCS ở Điện Biên đã tải lên 3 bức ảnh chụp các giấy chứng của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên về các đề tài khoa học kỹ thuật đã đạt giải cấp tỉnh của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Mường Nhà trong các năm 2021-2022, 2018-2019.

Đáng chú ý, tài khoản này đã đăng tải cả Giấy chứng nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đối với giáo viên hướng dẫn dự án đạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh, năm học 2020-2021.

Khi được thắc mắc "Đề tài đã đem đi thi rồi thì có tác dụng gì?", tài khoản này trả lời "nhảy số đi vì mỗi tỉnh một khác".

Trong khi đó, một tài khoản có tên Huỳnh Tâm giải thích "đi mua về thì cũng phải nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tỉnh mình, trường mình. Đi mua là tham khảo cách làm, tham khảo ý tưởng".

Sân chơi khoa học kỹ thuật bị biến tướng vì đâu?

Theo quy chế tuyển sinh mới nhất của Bộ GD&ĐT, thí sinh đoạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT sẽ được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi, hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

Còn tại nhiều địa phương, học sinh lớp 9 sẽ được cộng điểm trong Kỳ thi vào lớp 10 nếu có giải của các cuộc thi khoa học kỹ thuật.

Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh thcs

Sản phẩm đã đạt giải khoa học kỹ thuật được chụp đăng trên mạng

Việc tồn tại những "chợ online" mua bán các dự án khoa học kỹ thuật học sinh trung học khiến dư luận bức xúc.

Bạn Phạm Gia Khánh ở Hà Nam từng tham gia nhiều cuộc thi sáng tạo cả trong nước và nước ngoài bức xúc "Tại sao các thầy cô lại đi mua sản phẩm khoa học kỹ thuật? Em đi thi thấy đa số sản phẩm đều đã qua mua bán, và đáng lẽ ra những sản phẩm đó không đáng để được giải. Tuy nhiên, những sản phẩm này lại được giải cao hơn những sản phẩm mà học sinh thực sự lên ý tưởng, thực sự làm".

Nhìn vào các dự án, Khánh cho rằng những sản phẩm này quá sức so với một học sinh trung học, đa số nằm ở lĩnh vực sinh hoá... "Học sinh trung học nghiên cứu được công nghệ gen, chống ung thư, nực cười. Có vẻ như các ban giám khảo đã cố tình lờ đi những điều này ở các sản phẩm".

"Em là một trong số ít học sinh trung học có niềm đam mê với khoa học kỹ thuật. Em thực sự thấy khó chịu khi một sản phẩm mà em mất gần 2 tháng để lên ý tưởng, lập trình và hơn 30 phút trình bày và phản biện, bảo vệ ý tưởng... lại không bằng 1 sản phẩm đi mua".

Theo dõi các fanpage sáng tạo khoa học kỹ thuật, tài khoản Long Sỹ Ngô cho rằng, sản phẩm khoa học kĩ thuật hay ý tưởng sáng tạo khoa học của học trò đang được một số thầy cô rao bán và mua như tôm cá ngoài chợ. Những việc làm trên đang giết chết thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước và bán rẻ nhân phẩm nhà giáo. "Mua về để phát triển là ngụy biện không thể chấp nhận được. Thầy cô giáo hãy gieo điều tử tế cho học trò, còn không hãy ngồi yên, như vậy là may mắn cho quốc gia"./.