Dây rốn có 2 đm và 1tm là gì năm 2024

Ngày 2/3/ 2010 tôi đi siêu âm chuẩn đoán sàng lọc trước khi sinh ở tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ , kết quả siêu âm là có một bất thường ở thai nhi là có một động mạch rốn duy nhất.Hỏi bác sĩ khám hôm đó về kết quả thì bác si chỉ bảo đến đâu hay tới đó, nếu thai nhi sống được thì tốt, không thi có khả năng lưu thai và không giải thích gì thêm về nguyên nhân, ảnh hưởng và các hướng dẫn khác. Tôi rất lo lắng về kết quả này, mong người có chuyên môn giải thích rõ hơn. Rất chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Bình thường trong dây rốn liên kết giữa mẹ và thai có 3 mạch máu: 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bất thường ở dây rốn thường gặp nhất là 1 động mạch rốn, chiếm 0,08% - 1,9% trong tổng số thai kỳ. Bất thường cấu trúc khác có thể kèm theo gồm: hệ niệu sinh dục, hệ tim mạch, hệ xương khớp, hệ thần kinh và rối loạn nhiễm sắc thể. Khi có 1 động mạch rốn duy nhất thì cần khảo sát kỹ hình thái thai nhi (siêu âm hình thái học) xem có kèm bất thường nào khác hay không. Một số tác giả đề nghị rằng chọc ối để khảo sát nhiễm sắc thể chỉ thực hiện khi có kèm bất thường cấu trúc khác. Nếu chỉ có 1 động mạch rốn duy nhất và không kèm bất thường nào khác thì tiên lượng tốt. Sau sinh bé cần được khám kỹ về tim để xem có bất thường hay không, vì chẩn đoán trước sinh có thể phát hiện được khoảng 62% những bất thường về tim.

Bạn cần ăn uống đầy đủ các chất như các sản phụ khác, không có chế độ ăn đặc biệt nào.

Các xét nghiệm thường qui và sàng lọc trước sinh theo qui trình khám thai là đầy đủ. Với những trường hợp có 1 động mạch rốn, bạn nên được siêu âm Doppler màu để khảo sát kỹ hơn nữa về hệ tim mạch thai nhi.

- Em bé của bạn có thể sẽ ổn thôi, khoảng 75% những trường hợp DRMĐM, em bé hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Một động mạch rốn có thể hoạt động và không ảnh hưởng đến lưu thông máu.

- Thường trong dây rốn có ba mạch máu: một tĩnh mạch và hai động mạch. Tĩnh mạch mang máu giàu oxy từ mẹ đến em bé và hai động mạch mang máu nghèo oxy và chất thải từ em bé vào tuần hoàn của người mẹ.

2. Bác sĩ siêu âm sẽ làm gì nếu con tôi có một động mạch rốn? Và DRMĐM nguy hiểm như thế nào?

Người thực hiện siêu âm sẽ kiểm tra xem con bạn có các bất thường khác đi kèm hay không. Đây là một khảo sát thường quy trong trong tam cá nguyệt thứ nhất và khảo sát bất thường trong tam cá nguyệt thứ hai, cho dù em bé của bạn có bị DRMĐM hay không. 20% trường hợp DRMĐM có thể có bất thường bẩm sinh khác đi kèm như bất thường tim, thận, ruột , cơ xương khớp và di truyền như hội chứng Edwards (Trisomy 18) hoặc hội chứng Patau (Trisomy 13), hội chứng Down( Trisomy 21) và Bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như NIPT hoặc chọc ối, để kiểm tra các bệnh này và các tình trạng di truyền khác.

3. Mức độ phổ biến của DRMĐM ?

Chiếm khoảng 1% thai kỳ, hay gặp ở đa thai, phụ nữ lớn tuổi, mẹ bị tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá

4. DRMĐM có phải là một thai kỳ nguy cơ cao?

DRMĐM đơn độc có thể làm gia tăng nguy cơ chu sinh và chuyển dạ, do đó cần phải theo dõi sức khỏe thai nhi và theo dõi chuyển dạ

5. DRMĐM có thường bị chẩn đoán sai không ?

Độ nhạy và độ đặc hiệu của DRMĐM trên siêu âm ở tam cá nguyệt 1 là 84,2% và 99,8%, tỉ lệ dương tính giả 0,2%.

Tình trạng dây rốn 2 mạch máu trong thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro cho thai nhi sau này. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề để có biện pháp đối phó.

Mang thai là giai đoạn cực kỳ hạnh phúc nhưng cũng không kém phần khó khăn. Trong 9 tháng mang thai, bạn sẽ trải qua rất nhiều thử thách liên quan đến những biến chứng về sức khỏe phát sinh trong thai kỳ. Một trong những vấn đề gặp phải đó là tình trạng dây rốn có 2 mạch máu.

Dây rốn là gì?

Dây rốn là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Chức năng của cơ quan này là đường dẫn truyền để cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng như giúp thai nhi vận chuyển các chất thải ra khỏi cơ thể. Thông thường dây rốn sẽ có 3 mạch máu:

  • 1 tĩnh mạch: Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến thai nhi.
  • 2 động mạch: Vận chuyển chất thải của thai nhi trở về lại nhau thai và dòng máu của mẹ.

Trong một số trường hợp, dây rốn chỉ có chứa 2 mạch: 1 tĩnh mạch và 1 động mạch. Tình trạng này được gọi là dây rốn 2 mạch máu và thường không có bất kỳ dấu hiệu nào. Bạn chỉ có thể biết được điều này thông qua việc chẩn đoán.

Chẩn đoán dây rốn 2 mạch máu

Có một số xét nghiệm để xác định xem bạn có mắc phải tình trạng dây rốn có 2 mạch máu hay không:

  • Khi siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát được các mạch máu trong dây rốn.
  • Nguy cơ mắc phải tình trạng này là 1,5%.

Dây rốn có 2 mạch máu ảnh hưởng thế nào đến việc mang thai?

Dây rốn 2 mạch máu hay còn được gọi là động mạch rốn duy nhất sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc mang thai. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng về sự phát triển của bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, bạn nên biết một số điều sau:

  • Nếu mắc phải tình trạng này, động mạch duy nhất sẽ phải đảm nhiệm chức năng của hai mạch và duy trì thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và gây tử vong ở thai nhi.
  • Dây rốn có liên quan mật thiết đến tim và thận của bé. Nếu dây rốn có vấn đề thì 2 cơ quan này có thể bị ảnh hưởng.
  • Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển thận và tim của bé. Thậm chí, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn siêu âm tim thai ở giai đoạn giữa của thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho bé.
  • Trước đây, nhiều người cho rằng tình trạng dây rốn 2 mạch máu có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là không đúng.

Nếu bạn được chẩn đoán là mắc phải tình trạng này, hãy bình tĩnh và đừng quá lo. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi khám thai thường xuyên hơn để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, những trẻ sinh ra trong tình trạng này thường dễ mắc các bệnh liên quan đến thận. Do đó, bạn nên thường xuyên đưa bé đi khám sức khỏe sau khi sinh.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng dây rốn 2 mạch máu. Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ thêm.