Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 (EV71).

BSCKI. Hoàng Tiến Thành - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Thái Bình - cho hay virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài Coxsackie A16 và EV71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Theo BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương - bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn.

Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm, đặc biệt diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Theo BS Thành, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C), đau họng, tổn thương, đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Dấu hiệu toàn thân nặng: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái… Gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng

Nguồn: Bệnh viện Nhi Thái Bình

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, có 3 triệu chứng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng sau đây, gia đình cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

- Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Phòng bệnh tay chân miệng

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.


Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vào những mùa cao điểm của dịch bệnh, trẻ có nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm. Do đó, học cách phòng và chữa bệnh chính là giải pháp giúp mỗi gia đình có con nhỏ đối phó với dịch.

Bệnh tay chân miệng do 2 loại virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Đây là bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng tập trung cao điểm từ tháng 3-5 và tháng 9-12.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Do các bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch còn khá yếu nên là đối tượng dễ bị virus tấn công. Tuy nhiên, bất kể những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm khi chẳng may tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào. Một vài trường hợp người bệnh không có triệu chứng bộc phát ra bên ngoài, nhưng vẫn có thể truyền virus cho người khác.

Đáng lưu ý là một người có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần trong đời do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra các kháng thể đối với một loại virus nhất định. Do đó dù đã từng mắc bệnh, cơ thể bạn vẫn có thể bị tái phát trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng

Bệnh tay chân miệng thường để lại trên cơ thể các nốt ban, mẩn đỏ.

Đặc biệt hơn cả, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nguy cơ truyền virus sang cho thai nhi ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Vì vậy, cần phải chủ động phòng tránh bệnh bằng cách không đến những nơi đông người hay tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm bệnh.

2. Triệu chứng nhận biết

Các triệu chứng nhận biết bệnh đó là: sốt, mệt mỏi, viêm họng, ăn kém…Thế nhưng bệnh này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước hay bệnh thủy đậu.

Bệnh tay chân miệng diễn biến như thế nào? Trong 1-2 ngày đầu tiên, trên da trẻ xuất hiện những nốt phát ban màu hồng có đường kính khoảng vài mm. Tiếp theo những nốt này sẽ chuyển thành dạng bóng nước. Trong miệng, đầu lưỡi, vòm miệng, lợi của trẻ có thể bị lở loét, gây khó khăn khi ăn uống.

Các vết loét có thể xuất hiện ở những vị trí khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục của trẻ. Trẻ nhỏ dễ bị lây bệnh thông qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với bọng nước trên da, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng

Trẻ thường xuyên quấy khóc do tình trạng bệnh trở nặng hơn.

3. Dấu hiệu bệnh nặng

Tùy theo mức độ bệnh mà trẻ được chỉ định điều trị tại nhà hoặc nhập viện. Với diễn biến nhẹ, tay chân miệng có khả năng tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Thế nhưng bệnh cũng có thể gây ra biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí dẫn đến tử vong.

Cách nhận biết dấu hiệu bệnh nặng:

Trẻ quấy khóc liên tục: Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể quấy khóc cả đêm hoặc mỗi 15 – 20 phút lại tỉnh dậy và quấy. Nhiều người cho rằng trẻ không ngủ được vì bị viêm loét đau đớn, nhưng thực ra đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh.

Trẻ sốt cao không thuyên giảm: Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh, nhưng nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48h, bố mẹ dùng nhiều biện pháp hạ sốt, thậm chí uống thuốc hạ sốt paracetamol nhưng vẫn không có tác dụng với trẻ.  Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm đã tăng lên trong cơ thể trẻ đến mức không thể kiểm soát được.

  Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và cách dùng

Giật mình: Ngoài sốt cao, giật mình cũng là biểu hiện đáng chú ý khi trẻ bị tay chân miệng. Điều này nói lên nguy cơ nhiễm độc thần kinh ở trẻ. Bố mẹ cần theo dõi số lần trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không, ngay trong lúc trẻ đang chơi đùa.

Trên đây chính là các triệu chứng cho thấy trẻ bị tay chân miệng cần nhập viện điều trị ngay. Bố mẹ đừng quên thường xuyên quan sát con, nếu xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên thì hãy đưa bé đi bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nặng

Trẻ sốt cao giật mình cần được nhập viện ngay

4. Phòng ngừa tay chân miệng

Vào cao điểm mùa dịch, để tránh lây nhiễm, biện pháp là cần đẩy mạnh các biện pháp vệ sinh kỹ lưỡng từ nhà ở cho đến nơi công cộng. Mỗi gia đình có trẻ nhỏ cần có ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, cho trẻ ăn, nấu nướng, trước khi bế trẻ, sau mỗi lần đi vệ sinh, sau khi tắm hay vệ sinh cho trẻ. Thực hiện ăn chín uống sôi.

Để hạn chế sự tồn tại của virus ngoài môi trường, các vật dụng ăn uống luôn đảm bảo được vệ sinh, tốt nhất nên tiệt trùng qua nước sôi trước khi dùng. Sử dụng nước sạch để sinh hoạt. Khi cho trẻ ăn, người lớn không nên nhai mớm thức ăn trực tiếp. Đồ dùng, đồ chơi cho bé cần được sát trùng, không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi trong miệng. Không để trẻ dùng chung đồ với người khác trong nhà.

  BỆNH THUỶ ĐẬU NÊN KIÊNG GÌ ĐỂ MAU LÀNH BỆNH?

Không cho trẻ tiếp xúc gần với người bị tay chân miệng hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Khi trẻ bị tay chân miệng, trong 14 ngày đầu tiên khi phát bệnh, cần cách ly trẻ tại nhà, không cho trẻ đến trường học hay nơi công cộng.

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với các loại bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy tìm hiểu về bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc, phòng tránh là điều mà bố mẹ cần phải biết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn khi chăm sóc con rồi nhé!

Nguồn tham khảo: http://bvdkht.vn/news/view/3-dau-hieu-canh-bao-benh-tay-chan-mieng-o-giai-doan-nang/