Đau buốt đỉnh đầu là bệnh gì

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau ở đỉnh đầu và cách khắc phục ra sao? Tất cả những nội dung này sẽ được giải đáp ở phần dưới bài viết sau.

Nguyên nhân gây đau ở đỉnh đầu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng đau ở đỉnh đầu, trong đó có thể kể đến như:

Hội chứng đau nửa đầu Migraine (Đau đầu vận mạch)

Khi mắc phải hội chứng này, bệnh nhân sẽ bị đau đầu theo từng cơn và theo từng nhịp mạch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự co thắt của các mạch máu tại vùng sọ não và vùng đầu. Các cơn đau chuyển biến từ nhẹ, thoáng qua cho đến mức đau đớn dữ dội.

Tình trạng đau đầu vận mạch có thể kéo dài trong vòng nhiều giờ, thậm chí kéo dài trong suốt 2 đến 3 ngày. Hội chứng này thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 45. Ngoài đau ở đỉnh đầu, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như tim đập nhanh, tay lạnh, buồn nôn, đau vùng thái dương, mất ngủ…

Đau buốt đỉnh đầu là bệnh gì
Đau ở đỉnh đầu nguyên nhân do đâu? 

Mất ngủ, căng thẳng

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau ở đỉnh đầu. Stress, căng thẳng khi gây ra áp lực liên tục sẽ gây ra chứng đau nhức ở xung quanh đầu. Các cơn đau sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải những cơn đau đầu do bị mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị gián đoạn. Chúng thường gây ra những cơn đau nhức âm ỉ cùng với áp lực ở trên đỉnh đầu.

Thời tiết chuyển mùa và thay đổi

Những cơn đau ở đỉnh đầu có thể xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá khắc nghiệt (quá lạnh, quá nóng). Bên cạnh đó, khi bệnh nhân di chuyển từ môi trường sống từ nóng sang lạnh cũng có nguy cơ bị đau đỉnh đầu. Đây cũng chính là lý do vì sao mà các cơn đau đầu thường có xu hướng tăng lên rõ rệt mỗi khi giao mùa.

Đau buốt đỉnh đầu là bệnh gì
Mất ngủ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến đau đầu

Viêm xoang mũi

Đau ở đỉnh đầu là bị bệnh gì? Đây có thể là triệu chứng của căn bệnh viêm xoang. Đau đỉnh đầu do viêm xoang thường xảy ra theo mùa hoặc khi bạn bị dị ứng với một hoặc một số tác nhân nào đó và khiến cho xoang bị kích thích. Tình trạng này thường xuất hiện do xoang bị tắc nghẽn bởi dịch mủ và chất nhầy. Khi ấy, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như nặng ở quanh mắt, trán và má, đau nhức tại vùng răng trên.

Thiếu máu lên não

Người bệnh thiếu máu não khi bị đau đỉnh đầu sẽ không cảm thấy có cảm giác bị đau dữ dội. Thay vào đó, họ sẽ trải qua tình trạng bị đau nhức âm ỉ nặng nề như có vật gì chèn vào đầu. Nếu như kéo dài, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng.

Bên cạnh đó, đau ở đỉnh đầu cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, rối loạn tiền đình, đột quỵ..

Triệu chứng đau ở đỉnh đầu

Những cơn đau ở đỉnh đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài âm ỉ. Những cơn đau nửa đầu thường kèm theo hiện tượng bị giật như mạch đập ở phần phía sau của đỉnh đầu, nhiều lúc có cảm giác bị đau buốt. Cơn đau khiến cho bệnh nhân bị chóng mặt, khó chịu, đau đầu. Nếu như nghỉ ngơi hợp lý, triệu chứng của bệnh lý sẽ đỡ hơn và có thể bị tái phát lại bất cứ lúc nào.

Cách xử lý khi bị đau ở đỉnh đầu

Để khắc phục chứng đau ở đỉnh đầu, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi

Việc đầu tiên mà bạn nên làm đó là dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và ngừng các hoạt động, tránh áp lực công việc để đầu óc được thư thái. Nếu như nơi làm việc quá ồn ào, bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ yêu thích hoặc đi ra ngoài.

Mở rộng không gian văn phòng

Làm việc trong môi trường chật chội cũng khiến cho nhiều người bị đau đầu. Muốn giảm đau, bạn hãy mở rộng cửa sổ nơi làm việc để giúp cho không khí được lưu thông. Lúc này, tâm trạng của bạn cũng sẽ trở nên thoải mái và cơn đau cũng sẽ được dịu hơn.

Massage đầu

Massage là một trong những giải pháp chữa đau đỉnh đầu một cách hiệu quả. Để thực hiện việc massage, bạn nên lựa chọn không gian thoáng mát, nhiều không khí, giảm cường độ ánh sáng và quên đi những áp lực tạm thời của công việc. Sau đó, bạn hãy thả lỏng cơ thể và điều chỉnh nhịp thở của mình.

Bạn hãy massage mắt bằng cách sử dụng khăn mát để đắp lên mắt trong khoảng 30 đến 45 giây. Sau đó, bạn hãy massage lần lượt vùng thái dương, vùng trán. Chỉ cần day và nắn nhẹ nhàng, những cơn đau sẽ dần tan đi và bạn sẽ trở nên dễ chịu hơn.

Đau buốt đỉnh đầu là bệnh gì
Giảm đau đầu bằng liệu pháp massage

Chườm lạnh

Khi bị đau vùng đỉnh đầu, bạn có thể chườm lạnh và thư giãn ở trong bóng tối. Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc túi chườm để chườm lên vùng đỉnh đầu bị đau. Bạn duy trì trong vòng vài phút rồi xoa bóp nhẹ nhàng thì cơn đau sẽ kết thúc. Nếu như bạn bị đau đầu kéo dài thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến chứng bệnh đau ở đỉnh đầu. Bạn nên chú ý đến sức khỏe của mình bằng việc quan sát các dấu hiệu bệnh lý để có hướng khắc phục và điều trị kịp thời nhé.

Đầu đỉnh đầu uống thuốc gì?

Hai loại thuốc điều trị đau đỉnh đầu phổ biến được sử dụng đó là Acetaminophen (Tylenol) và Excedrin Migraine. Tuy nhiên không nên sử dụng hai loại thuốc cùng lúc vì chúng đều chứa Acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để cơn đau giảm đi hiệu quả nhất.

Lãnh định đâu là bệnh gì?

Đau đầu do lạnh – “Đông cứng não” Đau đầu do lạnh hay còn có tên gọi khác “đông cứng não” hiện tượng lạnh buốt từ khoang miệng, mắt, mũi cho đến đỉnh đầu khi ăn phải các loại thức ăn lạnh như kem hay uống phải nước đá lạnh. Hiện tượng này thường chỉ xuất hiện trong vài giây và biến mất sau đó.

Làm thế não để hết đầu đỉnh đầu?

Chườm nóng hoặc chườm lạnh..
Cách trị đau đầu bằng xông lá.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc là cách hết đau đầu đơn giản..
Uống đủ nước..
Tắm hoặc ngâm chân trong nước nóng..
Đau đầu nên làm gì? Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
Cách trị đau đầu từ gừng..
Cách chữa đau đầu kéo dài bằng xoa bóp, bấm huyệt..

Đầu đỉnh đầu bên trái là bệnh gì?

Đau nửa đầu bên trái thường xuất hiện do những nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, đau đầu cụm hay đau nửa đầu migraine. Một số ít trường hợp có thể do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu, thần kinh, viêm xoang, ảnh hưởng của thuốc điều trị hoặc biến chứng của bệnh mạch máu.