Danh sách Bộ Chính trị khóa 13 BBC

Việt Nam: Quyền uy Bộ Chính trị trong bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng

Danh sách Bộ Chính trị khóa 13 BBC
Chụp lại hình ảnh,

Ông Nguyễn Phú Trọng vừa được Đại hội 13 bầu lại, giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp

Quốc hội Việt Nam chuẩn bị kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước trong phiên họp cuối cùng của khóa này, từ 24/3 tới 7/4.

Bộ trưởng văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng cho báo chí biết: "Quốc hội sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan thuộc Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 với vị trí có các ủy viên Trung ương không tái cử hoặc có tái cử nhưng thay đổi vị trí công tác.

Trong hệ thống chính trị một đảng tại Việt Nam, Đảng Cộng sản duy trì sự lãnh đạo toàn diện với Quốc hội.

Hội luận về chính phủ sắp tới ở VN và ông Phạm Minh Chính

Quảng cáo

Việt Nam: Chính phủ mới cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế

Đâu là kỳ vọng, thách thức đón đợi chính phủ kế tiếp ở VN?

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An từng dùng cụm từ Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu để nói gọn về mối quan hệ này.

Trên thực tế, Đảng Cộng sản, những năm qua, đã ban hành nhiều quy định để ngày càng cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng với Quốc hội.

Danh sách Bộ Chính trị khóa 13 BBC
Chụp lại hình ảnh,

Người dân Việt Nam sống trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Quy định mới nhất hiện nay, là Quy định 105-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ngày 19 tháng 12 năm 2017.

Điều 4 của Quy định này nêu rõ Bộ Chính trị quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Phần phụ lục của Quy định này cũng nêu cụ thể từng chức danh do Bộ Chính trị quyết định, là:

Việt Nam: Chính phủ mới cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế

1- Các cơ quan Trung ương

- Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.

- Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

- Trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập.

- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; trưởng các ban của Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

Danh sách Bộ Chính trị khóa 13 BBC
Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam sắp có chính phủ mới

2- Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

3- Quân đội, Công an

- Ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rõ các chức danh lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, từ Phó Thủ tướng xuống Bộ trưởng đều do Bộ Chính trị quyết định.