Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024

Sáng 25/1/2024, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có buổi làm việc với Đoàn Uỷ ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ do bà Young Oak Kim, Hạ nghị sỹ (Đảng Cộng Hòa - bang California), Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, Uỷ ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ làm trưởng Đoàn.

Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Công nghiệp và Cục Xuất nhập khẩu.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng vừa có buổi làm việc với Đoàn Uỷ ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao cơ hội được thảo luận với Đoàn Hạ viện Hoa Kỳ về những vấn đề kinh tế, thương mại giữa hai nước; đồng thời, đề nghị Hoa Kỳ quan tâm, xem xét sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường và có giải pháp cụ thể hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị ngành bán dẫn, tham gia vào các chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ...

Thứ trưởng Phan Thị Thắng mong muốn chuyến thăm của Đoàn Nghị sỹ, Uỷ Ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ những lĩnh vực hợp tác cụ thể của trụ cột kinh tế thương mại, làm động lực quan trọng thúc đẩy tổng thể quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024
Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Liên quan đến hợp tác kinh tế thương mại song phương, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, thông qua cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chủ động giải quyết các vấn đề hai Bên cùng quan tâm. Qua đó, duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững cùng có lợi, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đã thống nhất nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện.

Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới hai nước cần tăng cường các hoạt động trao đổi chính sách, củng cố lòng tin chiến lược, tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư thông qua cơ chế đối thoại của Hội đồng TIFA.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024
Bà Hạ nghị sỹ và các thành viên của Đoàn đánh giá rất cao Việt Nam, coi Việt Nam là thị trường năng động và tiềm năng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á

Về phần mình, bà Hạ nghị sỹ Young Oak Kim và Đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ cảm ơn Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Bà Hạ nghị sỹ và các thành viên của Đoàn đánh giá rất cao Việt Nam, coi Việt Nam là thị trường năng động và tiềm năng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.

Các Nghị sỹ đại diện các bang của Hoa Kỳ ( California, Ilinois, North Caronina, Arizona, lowa …) đã bày tỏ mong muốn phát triển hợp tác về thương mại đầu tư, phát triển hợp tác nông nghiệp hơn nữa giữa hai nước, đồng thời trông đợi có những hợp tác cụ thể trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, chuyển đổi số với Việt Nam.

Đoàn Nghị sỹ Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến những cải cách của Việt Nam về luật pháp, những chính sách cụ thể của Việt Nam về khoáng sản, chuyển đổi số, cải tiến công nghệ thiết yếu, quan trọng. Qua đó sẽ thúc đẩy Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng ngành bán dẫn và đạt các mục tiêu giảm phát thải ròng bằng zero cũng như trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024

Trong khuôn khổ buổi tiếp, hai Bên cũng đã ghi nhận những quan tâm cụ thể của nhau về những chủ đề thương mại, đầu tư, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số thuộc lĩnh vực Bộ Công Thương phụ trách để cùng tiếp tục thống nhất giải quyết những vấn đề chung lợi ích, nhằm duy trì đà phát triển tốt đẹp của quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước hiện nay và góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.

Trả lời báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định: "Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng của Việt Nam trong những năm tới".

NHIỀU YẾU TỐ THUẬN LỢI

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ những năm qua đã có sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ. Từ thời điểm năm 1994 đến nay, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều liên tục tăng trưởng ở mức cao, tăng hơn 275 lần, từ mức khoảng 450 triệu USD lên tới 124 tỷ USD (năm 2022).

Hoa Kỳ nhiều năm liên tục là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với tỷ trọng chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toàn thế giới. Năm 2022, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.

Đặc biệt, ông Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều yếu tố thuận lợi để tăng trưởng hơn nữa. Đó là cơ chế đối thoại chính sách thông qua Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA) do Bộ Công Thương đồng chủ trì cùng với Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đang được triển khai hiệu quả, giúp xử lý nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ kinh tế kinh tế, thương mại song phương.

Cùng với đó, trong bối cảnh Việt Nam – Hoa Kỳ đang tăng cường trao đổi chuẩn bị cho các chuyến thăm cấp cao và hướng tới nâng cấp quan hệ, Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có nhiều cuộc làm việc và trao đổi thẳng thắn qua nhiều kênh khác nhau để đề nghị đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường.

Điều này không chỉ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc phòng vệ thương mại, mà còn giúp cho vai trò, vị thế và niềm tin vào tiềm năng của Việt Nam gia tăng đáng kể trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thúc đẩy trao đổi với Hoa Kỳ, đề nghị khả năng áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho Việt Nam, giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được đối xử công bằng hơn, tương tự như các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ hiện đang được hưởng, mang lại lợi ích chính đáng cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Một thuận lợi nữa, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, các doanh nghiệp Hoa Kỳ định hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy và nguy cơ phụ thuộc. Điều này tạo ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn Hoa Kỳ.

Chính sách chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững hiện nay đã trở thành xu thế hợp tác và phát triển chủ đạo. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ góp phần để Việt Nam xây dựng và đầu tư hệ thống năng lượng quốc gia hiệu quả hơn, đồng thời tạo cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và công nghệ cao vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

NHANH CHÓNG THÍCH ỨNG, KHÔNG ĐỂ TUỘT MẤT CƠ HỘI

Với tốc độ tăng trưởng thương mại trung bình trên 20%/năm như hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn và quan trọng của Việt Nam trong những năm tới.

Bởi theo Bộ trưởng, sự sụt giảm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 8 tháng năm 2023 chỉ mang tính thời điểm. Xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong những tháng gần đây cho thấy sự khởi sắc đáng kỳ vọng cho năm 2023, khi nhiều tổ chức đánh giá FED đã đi đến giai đoạn cuối của chu kỳ tăng lãi suất, sức mua và niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ đang tăng trở lại.

"Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, đồ gỗ, da giày, điện tử… sẽ tiếp tục hồi phục với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tích cực", Bộ trưởng nhận định.

Đánh giá về tiềm năng của thị trường hoa kỳ năm 2024
Dệt may là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi tăng trưởng trong thời gian tới.

Người đứng đầu Bộ Công Thương đánh giá, chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden và sự kiện nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện sẽ tạo cơ hội thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong đó, tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị cho ngành năng lượng, hàng không, kinh tế số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…

Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy khó khăn, thách thức như hiện nay, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Hoa Kỳ nói riêng đã xuất hiện nhiều xu hướng mới, đòi hỏi mới, nhất là giá cả, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tiêu chuẩn “sản xuất xanh”, chuỗi cung ứng “sạch và bền vững”.

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng được với những thay đổi đó. Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược sản phẩm, đối tác, kênh phân phối.

Đồng thời tìm hiểu kỹ các quy định, rào cản xuất khẩu, khả năng liên quan tới các vụ việc phòng vệ thương mại. Đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, không ảnh hưởng tới môi trường hay sử dụng lao động cưỡng bức. Đặc biệt, từng bước nghiên cứu nâng cấp cơ sở sản xuất, nhà máy theo các “tiêu chuẩn sản xuất xanh”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, kết nối với các cơ quan liên quan, tạo uy tín và gây dựng niềm tin với khách hàng Hoa Kỳ.

Để phát triển thị trường, ngoài việc hợp tác với các nhà nhập khẩu, kênh phân phối lớn, doanh nghiệp cũng cần áp dụng chiến lược đa dạng hóa khách hàng và tích cực tìm kiếm các thị trường ngách, để giảm thiểu rủi ro.