Đánh giá văn hoá doanh nghiệp của viettel năm 2024

Trong nền kinh tế thị trường, nếu người ta coi phần cứng của một doanh nghiệp bao gồm cấu trúc mô hình, tổ chức, các hệ thống, quy trình, quy định, các kênh phân phối, kênh báo cáo, giao tiếp, cơ chế giao quyền, cơ chế khoán... thì phần mềm của doanh nghiệp đó, chính là những giá trị, niềm tin, lối sống, chuẩn mực hành vi, phương châm hành động.. nói cách khác, văn hoá chính là phần mềm của một tổ chức. Giống như hoạt động của một chiếc máy tính, phần mềm chính là cái mang lại sức sống cho phần cứng, văn hoá chính là sức sống của doanh nghiệp. Nói như vậy để chúng thấy rõ hơn, tính cấp thiết phải phát triển văn hoá trong doanh nghiệp hiện nay. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vai trò của văn hoá doanh nghiệp (VHDN) ngày càng trở nên quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, VHDN chính là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. VHDN chính là tài sản vô hình, là sự kết dính màu nhiệm con người với tổ chức, con người với con người, là chất xúc tác phát triển nhân rộng và kết nối từng giá trị nguồn lực riêng lẻ. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì có thể khẳng định, không thể phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay

Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức con người như thế nào, cũng như nguyên lý: con người có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa. Rõ ràng, VHDN là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ cao và bền vững nếu như được xây dựng trên nền tảng văn hóa. Điều đó được chứng thực tại Mỹ (nước đầu tiên khởi xướng xây dựng VHDN). Các nhà nghiên cứu Mỹ khi tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động, thành tựu và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đã kết luận rằng, mỗi doanh nghiệp đều có nền văn hóa riêng. Và, hầu hết các doanh nghiệp thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp riêng của mình.

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Với hầu hết những người lao động và công nhân viên rất ít được nghe tới cụm danh từ “Văn Hóa Doanh Nghiệp” , vì vập họ chưa thấy được giá trị đích thực của môi trường văn hóa nơi mà họ thường gắn bó và làm việc. Sức mạnh của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong doanh nghiệp đó nhận thức được đầy

đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện đại.

Phân tích Văn hóa Doanh nghiệp tại Công ty Viettel Telecom để thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bài tiểu luận tiến hành nghiên cứu với trình độ có hạn, sự giới hạn của thời gian, nên đề tài chỉ giải quyết những vấn đề hết sức cơ bản. Trong quá trình thực hiện, đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ dẫn của cô!

Nhóm Boys Group

1 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp

VHDN bao gồm 3 cấp độ: Thứ nhất , các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; các lễ hội, lễ nghi; logo; mẫu mã sản phẩm...Đây là yếu tố đầu tiên mà ta có thể nhận thức về VHDN, nó giúp chuyển tải một phần về văn hóa của doanh nghiệp đó. Vào Trường Đại học Thăng Long, với cảnh quan đẹp, thoáng mát cho môi trường sư phạm; các tòa nhà học, giảng đường, khu thể chất được thiết kế hợp lý với ba màu sắc chủ đạo là xanh biển, đỏ và trắng ; hệ thống các phòng học được xây dựng đúng tiêu chuẩn; thư viện với đầy đủ các loại giáo trình, tài liệu ngoài ra các phòng thực hành với các thiết bị hiện đại..à một yếu tố để khẳng định về phương châm hướng tới chất lượng của nhà trường. Tuy nhiên, nó không phải là bản chất và cũng là thành phần dễ thay đổi nhất, nó được ví như phần nổi của tảng băng trôi luôn được thể hiện ra bên ngoài.

Thứ hai , những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này do các nhà quản trị tạo ra và phổ biến nó đến từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đây là các yếu tố tích cực, được sự đồng thuận, thuấn nhuần của tất cả các thành viên thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ nhịp nhàng, ăn khớp và hiệu quả. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi nhiều ở nhà quản trị với kỹ năng định hướng và truyền cảm hứng cho nhân viên. Tại chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, có thể thấy rõ được điều này khi mọi thành viên trong công ty, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhân viên đều luôn có chung mục tiêu là tận tình trong cách phục vụ khách hàng; vui vẻ, cởi mở với đồng nghiệp và tôn trọng cấp trên, bạn hàng.

Thứ ba , những quan niệm chung, đó chính là niềm tin; nhận thức; suy nghĩ, tình cảm mang tính vô thức và dường như nó mặc nhiên được chấp nhận trong doanh nghiệp. Yếu tố này quyết định rất nhiều đến cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Nó thường đến từ các yếu tố thuộc về bản thân người lao động (văn hóa của bản thân) nhưng cũng đồng thời đến từ những giá trị, triết lý mà doanh nghiệp đó đang chia sẻ, khi những yếu tố này phù hợp và đã “thấm vào máu thịt” của họ thì đứng trước một tình huống cụ thể, mọi người đều “vô thức” và hành động giống nhau. Như ở Trường Đại học Thăng Long, văn hóa doanh nghiệp của chúng ta chính là hoạt động “Học thật – thi thật” dù không được truyền bá rộng rãi, thông báo trong toàn trường nhưng từ bao lâu nay văn hóa này vẫn luôn luôn tồn tại, được ngầm chuyển giao giữa bao thế hệ học sinh của Đại học Thăng Long.

Cả ba cấp độ trên của VHDN luôn hòa quyện và tương thích với nhau cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.

1 Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp:

Giáo sự James L (giáo sự về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa trong doanh nghiệp có thể chiếm đến 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.” Văn hóa trong doanh nghiệp thực sự quan trọng trong các tổ chức, công ty. Vậy đâu là những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp? Đó là:

1. Tầm nhìn của người lãnh đạo

Tầm nhìn chính là bức tranh người lãnh đạo muốn vẽ ra trong tương lai. Một nền văn hóa lớn lao được bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện. Tầm nhìn đó có thể bao quát với những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu đó từng bước định hướng rõ ràng hơn. Một công ty, tổ chức xác định được hướng đi cho mình, họ sẽ tiến hành theo từng bước một. Có thể nói tầm nhìn giống như là một kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ, quyết định và hành động.

2. Giá trị của doanh nghiệp

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của tổ chức, doanh nghiệp đó. Tầm nhìn cho thấy mục tiêu của công ty nhưng nhờ những giá trị đó làm thước đo, làm tiêu chuẩn để điều chỉnh từng hành vi, quan điểm để có thể có thể đạt được tầm nhìn đó. Và nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy những giá trị của họ xoay quanh các chủ đề như khách hàng, tính chuyên nghiệp,...

3. Thực tiễn

Những giá trị đó thực hiện có tốt hay không phụ thuộc vào thực tiễn của doanh nghiệp đó. Ví dụ, một doanh nghiệp có đưa ra giá trị “Con người là tài sản lớn nhất” thì công ty đó nên đầu tư trực tiếp vào con người theo những cách thức nhất định mà họ từng đưa ra.

Trong trường hợp doanh nghiệp đó có giá trị “thấp” thì lãnh đạo doanh nghiệp đó buộc phải khuyên khích từ những nhân viên vị trí thấp đến các quản lý cấp cao cùng đưa ra ý kiến về những “giá trị chung” tránh ảnh hưởng những điều tiêu cực.

4. Con người

Ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn, chia sẻ những giá trị cốt lõi đó? Nhân sự nào sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị này?... Con người chính là yếu tố góp phần xây dựng nên nền văn hóa trong doanh nghiệp. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những nhân sự giỏi, phù hợp với công ty.

CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIETTEL TELECOM

3 Giới thiệu chung về tập đoàn Viettel:

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội ( Viettel ) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam.

Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile, và Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Trong 30 năm hoạt động, từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, đến nay Viettel đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Tính từ năm 2000 tới nay, Viettel đã tạo ra hơn 1,78 triệu tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận đạt 334 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 134 ngàn tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu thường xuyên đạt từ 30-40%. Viettel đã chi 3 tỷ đồng thực hiện các chương trình xã hội[.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234 tỷ VND). Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Các lĩnh vực hoạt động của Viettel:

  • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, CNTT, phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện
  • Hoạt động thông tin và truyền thông
  • Hoạt động thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát
  • Cung cấp dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, trung gian tiền tệ
  • Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội
  • Tư vấn quản lý, khảo sát, thiết kế, dự án đầu tư
  • Xây lắp, điều hành công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, CNTT, truyền hình
  • Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh trang thiết bị kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng, an ninh
  • Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh hàng lưỡng dụng
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
  • Nghiên cứu, phát triển, kinh doanh máy móc, thiết bị viễn thông, CNTT, truyền hình và truyền thông đa phương tiện
  • Nghiên cứu phát triển, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng
  • Quảng cáo, nghiên cứu thị trường
  • Hoạt động tư vấn quản lý tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
  • Thể thao Sản phẩm và dịch vụ của Viettel luôn giành được những giải thưởng cao nhất trong nước cũng như ngoài nước. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, Viettel luôn là tập đoàn đi tiên phong áp dụng những công nghệ mới nhất, điển hình như là hoạt động triển khai 5G tại Việt Nam.

3 Giới thiệu về văn hóa Viettel Telecom:

Vậy, văn hóa Viettel ở đây là gì? Văn hóa Viettel chính là sợi dây mà những người làm trong Viettel bám vào đó để cùng vượt qua khó khăn, cùng nhau hưởng thụ thành quả. Trong cuộc sống, công việc, nhiều khi con người buộc phải lựa chọn một trong rất nhiều phương án. Điều khó khăn là, con người không biết rõ phương án nào đúng, phương án nào sai. Thậm chí, có nhiều trường hợp, tất cả các phương án đều đúng nhưng chỉ có thể chọn một phương án phù hợp nhất. Khi ấy, điểm tựa của những con người Viettel chính là Văn hóa Viettel. Văn hóa Viettel có thể coi là “nếp nhà” trong mỗi gia đình, để mỗi thành viên dù có lớn lên, có trưởng thành, có nghề nghiệp, có gia đình riêng..ì vẫn có những nếp nghĩ, thói quen giống nhau. Viettel nhìn thấy tổ chức của mình bắt đầu lớn ra, có nhiều thành phần, nhiều bộ phận ở nhiều địa phương, kinh doanh nhiều lĩnh vực..ẽ dẫn đến những cách nghĩ, cách làm khác nhau. Tổ chức ngày càng lớn ra sẽ thiếu đi sự gắn kết, sự thống nhất. “Trăm hoa đua nở” sẽ làm mất đi sự khác biệt. Bởi vậy, Viettel cần phải có một văn hóa chung, để dù ở đâu, dù làm việc gì, vẫn là người Viettel.

chiến sỹ” nhằm tạo ra các buổi sinh hoạt, giao lưu văn hóa nghệ thuật cũng như

gắt kết tình cảm nhân viên của công ty lại với nhau.

  • Triết lý thương hiệu: “Caring Innovator” sự kết hợp giữa việc quan tâm

với người sáng tạo. Triết lý này thể hiện Viettel Telecom luôn là tập đoàn sẽ đi

tiên phong, mở lối dẫn đường nhưng chất lượng, dịch vụ vẫn luôn được đảm bảo

cho khách hàng chứ không phải “đem con bỏ chợ”. Không chỉ là một triết lý,

đây còn là chính phương châm, nguyên tắc, phương hướng hành động cho

Viettel Telecom.

  • Hệ thống chăm sóc khách hàng: Hệ thống hỗ trợ khách hàng Viettel được Trung tâm Phần mềm Viettel phát triển dựa trên công nghệ IP (IP Contact Center - IPCC). IPCC có lợi thế nổi bật hơn sơ với công nghệ cũ là khả năng giao tiếp đa kênh với khách hàng, quản lý chặt chẽ chất lượng cuộc gọi và giảm đáng kể chi phí điện thoại đối với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ thống IPCC (IP Contact Center) sẽ được áp dụng cho tất cả các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Viettel tại 4 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Ngoài ra Viettel còn áp dụng thêm hình thức chăm sóc khách hàng khác là hệ thống cửa hàng, áp dụng tại khắp 63 tỉnh thành cả nước.

3 Những biểu hiện văn hóa vô hình

3.4 Tầm nhìn Tầm nhìn của tập đoàn Viettel Telecom được thể hiện qua chính câu Slogan của họ:

“Hãy nói theo cách của bạn” (Say it your way).

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan

tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt, liên tục đổi mới, cùng

khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Vietel cam kết tái đầu tư cho

xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt đông xã

hội, hoạt động nhân đạo.

Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung

Viettel.

3.4 Chiến lược

Với quan điểm phát triển:

  • Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng
  • Đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
  • Kinh doanh định hướng khách hàng
  • Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định.
  • Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.

Viettel Telecom còn có những chiến lược song song dựa trên quan điểm phát triển của mình như sau:

  • Chiến lược “Đại Dương Xanh”: mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau. Viettel Telecom triển khai các cột sóng tại 64 tỉnh thành trên cả nước, kể cả khu vực vùng núi, nơi dân cư thưa thớt nhằm phủ sóng dịch vụ của mình tới khắp mọi nơi, cho tất cả mọi người. Vì vậy, thị phần của Viettel ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số cũng như đánh bại, bỏ xa những đối thủ khác.
  • Chiến lược về chi phí: với chi phí hợp lý, mạng phủ sóng toàn quốc cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt bên cạnh nhiều gói cước ưu đãi, khuyến mại là chiến lược quyết định sự chiến thắng của Viettel. Không chỉ như vậy là một tập đoàn viễn thông quân đội, Viettel đã hạn chế được nguồn chi phí khổng lồ cho địa điểm và lắp đặt bằng cách xây dựng các trạm trong chính doanh trại quân đội.
  • Chiến lược “Đa dạng hóa”: Viettel thực hiện chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng nguồn vốn lớn mạnh và đội ngũ nhân lực sẵn có của mình cùng với một hệ thống kênh phân phối khắp các tỉnh thành và quan trọng nhất là người tiêu dùng chuyển hướng sở thích và có sự đánh giá. Nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải được quan tâm hơn, được phục vụ tốt hơn. Cơ hội của thị trường đang phát triển vì thế mà Công ty đã đưa ra các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng đồng thời phát triển nhiều các tiện ích liên quan đến di động tận dụng khả của Công ty nhằm chiếm lĩnh thị trường với mục tiêu dẫn đầu về số lượng thuê bao.

3.4 Nhận thức - Viettel Telecom chính là ngôi nhà thứ hai mà mỗi nhân viên sống và làm việc ở đó. Mỗi cá nhân đều phải trung thành và hết sức đóng góp cho sự phát triển của công ty. Họ phải thật hạnh phúc trong ngôi nhà của chính họ trước khi đem sự hạnh phúc tới cho khách hàng.

gia. Bởi chúng ta nhận thức rằng, chính phủ số là nền tảng vận hành xã hội số. Trước hết, Viettel sẽ đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số”.

Thứ ba là đẩy mạnh 3 ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh mạng nhằm bắt nhịp cùng thế giới trong cuộc cách mạng 4, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền của đất nước trên cả không gian thực và không gian ảo.

Quyền Chủ tịch Viettel khẳng định, các mục tiêu của chuyển đổi số đó “là trách nhiệm của Viettel, cũng chính là lời hứa của Viettel. Lời hứa về việc tiếp tục duy trì sứ mệnh “Sáng tạo vì con người”. Lời hứa luôn bảo vệ và phụng sự cho Tổ quốc, góp phần hưng thịnh đất nước”.

3 Kết quả kinh doanh năm 2019 của Viettel Telecom

Kết quả năm 2019 ghi nhận, doanh thu tăng thêm thực sự được sản sinh từ những dữ liệu thô của Viettel. Cụ thể trong 11 tháng, Viettel Telecom tăng thêm 737 tỷ đồng, tức gần 70 tỷ đồng/tháng (gần 3 triệu USD). Dưới đây là biên lợi nhuận trong 7 quý gần nhất tính tới quý III/2019 (số liệu được lấy từ Zing News):

Chú thích: VGI – Viettel Global; FOX – FPT Telecom

Với những đường lối chiến lược đúng đắn cùng với sự tận tâm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi, không còn nghi ngờ gì khi biên lợi nhuận của Viettel Telecom có chiều hướng tăng liên tục như vậy. Không chỉ đại thắng trong nước mà Viettel Global còn đánh chiếm sang thị trường quốc tế, cụ thể là các nước ở khu vực Châu Phi. Vào cuối năm 2019, Viettel Telecom lọt vào Top 50 thương hiệu tăng giá mạnh nhất thế giới trong 5 năm từ 2014 – 2019.

  • Nâng cao chất lượng truyền thông văn hóa doanh nghiệp của công ty: Công ty cần thành lập riêng bộ phận chuyên xử lý các vấn đề về VHDN, bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn cho các lãnh đạo của Công ty nhằm điều chỉnh, xây dựng những giá trị, niềm tin, quy tắc mới sao cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
  • Tiếp tục nâng cao, củng cố chất lượng dịch vụ với khách hàng, phong cách giao tiếp của CBCNV
  • Tiếp tục nghiên cứu văn hóa, chủ động đi trước để đón đầu các xu thế văn hóa hội nhập của thị trường quốc tế: Văn hóa của mỗi một dân tộc là giá trị nhân cách, là niềm tự hào của mỗi dân tộc, quốc gia; là truyền thống, là kết tinh văn hóa của dân tộc đó, quốc gia đó...ốn bơi ra biển lớn, đến quốc gia nào, Công ty phải hiểu được văn hóa của dân tộc đó. Khi hiểu được văn hoá, hiểu được tập quán, tính cách, cách hành xử .. của người dân, Công ty mới có thị trường và có thể chiếm lĩnh thị trường. Kinh nghiệm cho thấy, khi hiểu được, khi hoà nhập được vào cuộc 103 sống của người dân, người ta sẽ không coi Viettel là người ngoại quốc nữa, như vậy được hiểu là chiếm được thị trường.
KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển vượt bậc trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường viễn thông và công nghệ thông tin, văn hoá doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững của Viettel Telecom. Văn hoá doanh nghiệp sẽ quyết định sức cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của Công ty những cũng là động lực để Công ty phát triển, tổ chức SXKD hiệu quả, hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã xác định.

Những thành quả trong xây dựng phát triển văn hoá doanh nghiệp là rất đáng kể, đóng vai trò to lớn trong việc tập hợp, hiệu triệu lực lượng, động viên từng tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất, và đạt được những thành quả to lớn. Bản thân cũng nghiên cứu, đánh giá qua thực trạng phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Viettel Telecom và đưa ra một số điểm hạn chế, tồn tại. Những điểm yếu này không lớn, những cũng gây ra những nguy có thách thức trên con đường phát triển của công ty, đặc biệt trong giai đoạn tiếp theo, khi cạnh tranh ngày càng quyết liệt, khi thương trường là chiến trường trong thời kỳ hội nhập. Qua đó, mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh phát triển văn hoá tại Công ty

Khi xây dựng VHDN cần chú ý đến sự phù hợp của nó với yếu tố con người và yếu tố môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. VHDN như một tảng băng văn hóa gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm. Tảng băng này không tự nhiên sinh ra hay là tự nhiên mất đi mà nó hình thành và được xây dựng, củng cố trong suốt chiều dài của quá trình phát triển của Viettel Telecom. Chính VHDN sẽ là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới chính hoạt đông kinh doanh (theo cả 2 chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực).

Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự phát triển toàn diện của người lao động. Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đó mọi cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc.

Như vậy, với những lợi thế do VHDN tạo ra, các nhà quản trị cần quan tâm đến việc xây dựng bản sắc cho doanh nghiệp mình và nỗ lực trong việc chuyển tải nó đến từng cá nhân, coi đó là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức để đưa con thuyền doanh nghiệp đi đến thành công.