Đánh giá rủi ro môi trường là gì năm 2024

  • 1

An toàn hóa chất | an toàn lao động | Sự cố tràn dầu | Bộ ứng cứu tràn đổ 25L

Đánh giá rủi ro môi trường - Environmental Risk Assessment (ERA) Đánh giá rủi ro môi trường (Environmental Risk Assessment (ERA)) là một kỹ thuật nhằm đánh giá một cách có hệ thống các tác động có hại thực tế hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm lên sức khõe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái. ERA cần phải trả lời câu hỏi:

Các ô nhiễm có khả năng đã và đang gây tổn hại như thế nào? Các kỹ thuật đánh giá rủi ro dựa trên một mô hình nhân quả áp lực ép - đáp ứng, trong đó một chất ô nhiễm được vận chuyển từ nguồn theo một được đi đến một nơi nhận (người, thực vật, động vật). Nguồn > Đường đi (pathway) > Nơi nhận (Receptor) Mục đích của thực hiện đánh giá rủi ro là xác định con người hay các yếu tố môi trường bị tác động tổn hại bởi ô nhiễm đất, nước và không khí? Điều đó sẽ cho phép người quản lý đất quyết định về việc quản lý các rủi ro trong vùng có liên quan.

tên Hồ Tùng Anh, hiện tại là sinh viên năm nhất đại học Khoa học tự nhiên. Em đang học môn học về Luật môi trường. Tuy nhiên, em đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu học tập, bởi vậy có nhiều vấn đề liên quan đến môn học này em chưa nắm vững, cụ thể xin anh/chị Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp cho biết rủi ro về môi trường là gì? Văn bản pháp luật nào quy định về rủi ro về môi trường? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. 0500***

Đánh giá rủi ro môi trường là gì năm 2024

Rủi ro về môi trường được quy định tại ' onclick="vbclick('4E9C7', '184702');" target='_blank'> hướng dẫn về quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành cụ thể như sau:

Rủi ro về môi trường là các sự cố, hiểm họa về môi trường đã gây ra hoặc có nguy cơ gây ra rủi ro tới môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Rủi ro về môi trường quy định tạ Thông tư 86/2016/TT-BTC hướng dẫn về Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành h. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 86/2016/TT-BTC

Cách thức tiến hành đánh giá rủi ro môi trường

Theo Crawford & Company, rủi ro môi trường là các mối đe dọa thực tế hoặc tiềm ẩn tác động lên các sinh vật sống và môi trường thông qua nguồn nước thải, khí thải, chất thải, hoặc gây suy giảm tài nguyên v.v… do hoạt động của một đơn vị . Để có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với sự ổn định của môi trường sống thì nhà quản lý phải có khả năng đánh giá rủi ro môi trường, từ đó có sự điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Trên thực tế, yêu cầu đánh giá rủi ro môi trường luôn được thực hiện nhất quán và lồng ghép cùng các giải pháp quản lý nhằm hạn chế sự cố và có biện pháp ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra. Dựa trên việc phân tích các hậu quả và khả năng xảy ra của một nguy cơ, các chuyên gia về môi trường sẽ thực hiện đánh giá rủi ro. Tùy thuộc hậu quả đối với môi trường mà các rủi ro này được phân biệt theo vùng: vùng rủi ro thấp, vùng rủi ro trung bình và vùng có nguy cơ rủi ro cao. Trong đó vùng rủi ro thấp được coi là chấp nhận được và chỉ yêu cầu thường xuyên có sự quan sát, kiểm tra. Ngược lại, các vùng rủi ro cao được coi là không thể chấp nhận và bắt buộc phải có sự quản lý nghiêm ngặt.

Các giai đoạn cơ bản khi tiến hàng đánh giá rủi ro môi trường được Crandfield University (2011) tóm tắt như sau:

Đánh giá rủi ro môi trường là gì năm 2024
Trên cơ sở đặc tính hóa một cách tương đối chính xác các rủi ro và phân tích tính không chắc chắn, các chuyên gia thực hiện quản lý rủi ro. Tuy nhiên, việc thực thi các biện pháp quản lý rủi ro chỉ thực sự có hiệu quả trên thực tế khi các giai đoạn đánh giá được thực hiện đầy đủ, chi tiết và có độ tin cậy cao. Tức là, việc đánh giá rủi ro môi trường bao gồm định giá các biện pháp quản lý rủi ro, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

Như vậy đánh giá rủi ro môi trường là một lý thuyết mang tính định hướng. Khi thực hiện đánh giá rủi ro môi trường (thuật ngữ khoa học: Environmental Risk Assessment (ERA)) người tiến hành phải có năng lực kỹ thuật để có thể đánh giá một cách có hệ thống trên thực tế các tác động có hại hay nguy cơ tiềm tàng của các chất ô nhiễm ảnh hưởng tớ sức khỏe của thực vật, động vật hoặc sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái. Mục đích cao nhất của thực hiện đánh giá rủi ro môi trường là xác định con người hay các yếu tố môi trường khác chịu sự tác động và bị tổn hại bởi các nguồn hay yếu tố ô nhiễm cụ thể (đất, nước, không khí).

Mong rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất.

Rủi ro trong môi trường là gì?

Rủi ro môi trường là các mối đe dọa thực tế hoặc tiềm ẩn tác động lên các sinh vật sống và môi trường thông qua nguồn nước thải, khí thải, chất thải, hoặc gây suy giảm tài nguyên v.v… do hoạt động của một đơn vị (Crawford & Company, 2016).

Tại sao phải đánh giá rủi ro?

Đánh giá rủi ro là hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp. Và cũng là việc làm tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Thực hiện tốt việc đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là biện pháp bảo vệ người lao động. Từ đó cũng hạn chế được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đánh giá rủi ro gồm những gì?

Đánh giá rủi ro là quá trình tổng thể bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích rủi ro và định mức rủi ro. Các rủi ro có thể được đánh giá ở cấp độ tổ chức, cấp độ phòng ban, dự án, hoạt động riêng lẻ hoặc rủi ro cụ thể. Công cụ và kỹ thuật khác nhau có thể thích hợp trong các bối cảnh khác nhau.

Mối nguy và rủi ro là gì?

Mối nguy đề cập đến nguồn gây hại hoặc các tác nhân tiềm ẩn có khả năng gây nguy hiểm. Rủi ro đề cập đến khả năng xảy ra nguy hiểm, tổn hại và thương tích khi gặp phải mối nguy. Mối nguy có thể vẫn tồn tại ngay cả khi mức độ rủi ro đã được giảm thiểu. Có nhiều yếu tố khác nhau đóng vai trò là mối nguy tại nơi làm việc.