Đánh giá học thuyết tiến hoá của đacuyn

  • Các học thuyết tiến hóa cổ điển

I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA LAMAC (1744-1829): – Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử . – Dấu hiệu của tiến hóa: sự nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.

1. Nguyên nhân tiến hoá – Sự thay đổi chậm chạp và liên tục của môi trường sống hoặc thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.    

2. Cơ chế – Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống bằng cách thay đổi tập quàn hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần tiêu biến.    

3. Sự hình thành đặc điểm thích nghi Do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.    

4. Hình thành loài mới – Loài mới được hình thành từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau nên lâu ngày các sinh vật sẽ “tập luyện” để thích ứng với các môi trường mới. – Ví dụ: Sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn: Dưới thấp không còn lá cây (môi trường sống thay đổi) → Hươu phải chủ động vươn cổ lên cao để lấy lá trên cao (thay đổi tập quán hoạt động của cổ) → Cổ dài dần do hoạt động nhiều và di truyền cho đời sau → Thế hệ kế tiếp, lá cây dưới thấp ngày một khan hiếm nên hươu tiếp tục vươn cổ cao hơn để lấy lá cây trên cao hơn. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ, loài hươu cổ ngắn dần dần thành loài hươu cổ dài.

   5. Đánh giá học thuyết Lamac * Thành công:  – Lamac là người đầu tiên xây dựng hệ thống tiến hoá của sinh giới. – Đã đề cập đến vai trò của ngoại cảnh và công nhận loài có biến đổi – Người đầu tiên xây dựng học thuyết tiến hóa trên cơ sở duy vật biện chứng. – Người đầu tiên bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc giải thích nguồn gốc các loài. * Tồn tại: Chưa thành công trong việc  giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật vì: – Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. – Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị. – Chưa hiểu được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN. II. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỦA ĐACUYN (1809-1882)  

1. Biến dị và di truyền:  Biến dị cá thể (gọi tắt là biến dị) chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản.  – Tính di truyền: là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành biến đổi lớn.

2. Chọn lọc nhân tạo (CLNT) – Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người. – Động lực: Nhu cầu thị hiếu của con người. – Kết quả: Tạo ra các giống vật nuôi hay cây trồng thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của người. – Vai trò: Là nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng. 3. Chọn lọc tự nhiên (CLTN) – Nội dung: Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. – Động lực: Đấu tranh sinh tồn. – Kết quả: Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. – Vai trò: Là nhân tố chính qui định sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. – Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ 1 gốc chung. 4. Thành công và tồn tại. – Thành công:Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung – Tồn tại:Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Bảng so sánh học thuyết tiến hoá Lamac  và học thuyết Đacuyn

Vấn đề

LAMAC

ĐACUYN

1. Nguyên nhân

– Do ngoại cảnh thay đổi qua không gian và thời gian. – Do thay đổi tập quán ở động vật. – Do CLTN tác động thông qua tính biến dị và di truyền.

2. Cơ sở di truyền

– Những biến đổi trên cơ thể do tác động của ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền – Tích luỹ các biến dị có lợi & đào thải các biến dị có hại dưới tác động CLTN

3. Thích nghi

– Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải. – Biến dị phát sinh vô hướng. – Sự thích nghi hợp lí được hình thành thông qua sự đào thải các dạng kém thích nghi.

4. Hình thành loài mới

– Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh – Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng

5. Thành công

– Lamac là người đầu tiên xây dựng hệ thống tiến hoá của sinh giới. – Đã đề cập đến vai trò của ngoại cảnh và công nhận loài có biến đổi Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung  

6. Tồn tại chung

+ Chưa hiểu nguyên nhân gây biến dị và cơ chế di truyền biến dị. + Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và của CLTN.

 Nội dung bài  thuộc chương trình Sinh học THPT (Sinh học 12 ban cơ bản) Vui lòng ghi rõ nguồn : “Trích từ WWW.Sinhhoc101112.Come.VN” khi đăng tải lại thông tin Nếu bạn có bài viết muốn đăng tải thông tin tại website này, vui lòng gửi Email về địa chỉ: .  Hoặc . Ghi rõ thông tin cá nhân muốn đăng tải bài.


Danh sách Trang con

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp và hiện đại

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 28. LOÀI

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 29 – 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

  • (Sinh học 12 – THPT) Bài 31. TIẾN HÓA LỚN

  • (Sinh học 12 – THPT)Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

(Sinh học 12 – THPT) Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp và hiện đại

đăng 07:51 22-11-2010 bởi Bản tin tư vấn   [ cập nhật 01:21 29-11-2012 bởi Trường học ]

I. QUAN NIỆM TIẾN HOÁ VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HOÁ

 1. Tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn 

– Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).

– Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới .

– Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô nhỏ , trong phạm vi một loài .

 – Thực chất tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn , trải qua hàng triệu năm , làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như : chi , họ , bộ , lớp , ngành .

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

– Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hoá là các biến dị di truyền (BDDT) và do di nhập gen.

– BDDT gồm: Biến dị đột biến (biến dị sơ cấp ) và Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp )

II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ

1. Đột biến gen

– Đột biên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể, đột biến là một nhân tố tiến hoá. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá

– Đột biến tự nhiên đối với từng gen rất nhỏ từ 10-6 – 10-4. Như vậy đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen rất chậm và coi như không đáng kể.

– Mặc dù đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng mỗi cá thể có nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể nên đột biến ở mỗi thế hệ là nguồn phát sinh các BDDT của quần thể, qua quá trình giao phối, các BD sơ cấp (các alen ĐB) tạo nên nguồn BD thứ cấp (BDTH) vô cùng phong phú.

2. Di – nhập gen

– Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể .

– Các cá thể nhập cư có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể hoặc mang đến alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Ngược lại các cá thể di cư khỏi quần thể cũng làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

– Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra quần thể.

3. Quá trình chọn lọc tự nhiên

– CLTN là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể .

– CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, tần số alen của quần thể .

– CLTN quy định chiều hướng tiến hoá và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. CLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng  .

– Tốc độ thay tần số alen tuỳ thuộc vào.

            + Chọn lọc chống gen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ngay ra kiểu hình cả ở trạng thái dị hợp tử.

            + Chọn lọc chống gen lặn: CLTN đào thải alen lặn chậm hơn so với đào thải alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn. CLTN không bao giờ loại hết alen lặn khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp trong kiểu gen dị hợp tử.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên

– Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen theo một hướng không xác định (gọi là biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền).

– Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ, có thể gây hiệu ứng  thắt cổ chai quần thể.

– Có thể làm cho một alen nào đó dù có lợi cũng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

– Có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự dda dạng di truyền.

5. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên

– Giao phối không ngẫu nhiên (gồm các kiểu như: tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có lựa chọn) không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng làm gia tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và làm giảm kiểu gen dị hợp tử.

– Giao phối không ngẫu nhiên cũng là một nhân tố tiến hoá .

– Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.