Đánh giá chương trình đào tạo theo aun năm 2024

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network, AUN-QA) và đạt được kết quả ấn tượng (4.2/7.0 điểm). Đây là thành tích cao nhất mà một đơn vị của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đạt được khi tham gia vào hệ thống kiểm định này. Sau đó, Khoa đã tham gia đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA vào tháng 12/2014 và đã đạt được kết quả tốt. Khoa tiếp tục đánh giá ngoài nội bộ chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế theo bộ tiêu chuẩn này vào tháng 10/2019. Việc lựa chọn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA giúp Khoa biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực cũng như phát hiện chương trình còn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN. Đạt được tiêu chuẩn này không chỉ đem lại lợi ích cho Trường, Khoa, sinh viên mà cả người sử dụng lao động. Đó là sự khẳng định chương trình đào tạo với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình, vì thế chắc chắn sinh viên tiếp cận việc làm phù hợp dễ dàng hơn. Sinh viên được chuyển đổi tín chỉ học tập giữa các chương trình đào tạo của các trường đại học thành viên AUN, tạo lợi thế cho hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên giữa các trường đại học. Người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) được thành lập từ năm 1995 với mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn AUN-QA nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường, đồng thời nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực.

bộ tiêu chuẩn AUN-QA, nghiên cứu tác động, quan điểm của giáo viên, đánh giá chương trình đào tạo

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA từ quan điểm của giảng viên (GV), những người tham gia chính vào toàn bộ quá trình đánh giá. Giảng viên của ba CTĐT của ba cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tham gia nghiên cứu với tổng số là 57 người. Họ tham gia nghiên cứu bằng cách trả lời các phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy đa số GV có thái độ tích cực với quá trình đánh giá, và họ cũng quan sát được những thay đổi tích cực liên quan đến CTĐT bao gồm xây dựng và thiết kế CTĐT, phương pháp dạy và học (giảm thuyết giảng và tăng các học phần tương tác, dự án, và thực hành), và phương pháp kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá tác động của GV tại ba trường.

AUN (ASEAN University Network) là mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được thành lập vào tháng 11/1995 bởi sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNA, với các thành viên ban đầu do Bộ trưởng Giáo dục các nước đề cử.

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo.

Kể từ khi thành lập, AUN đã xem chất lượng đào tạo là một mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định với quốc tế về sự phát triển của giáo dục đại học ĐNA, tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau giữa các trường Đại học trong và ngoài mạng lưới AUN. Để thực hiện mục tiêu này, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học của các trường trong khu vực ĐNA theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung AUN-QA được ban hành vào năm 2004 (AUN-QA là viết tắt của ASEAN University Network - Quality Assurance).

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành.

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá toàn diện chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường,sinh viên, và doanh nghiệp v.v…

Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA có 18 tiêu chuẩn với 74 tiêu chí.

Tiêu chuẩn 1 - Mục đích và mục tiêu; Chuẩn đầu ra: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 2 - Nội dung chương trình đào tạo: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 3 - Bản đặc tả chương trình: 3 tiêu chí. Tiêu chuẩn 4 - Tổ chức thực hiện CT đào tạo: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 5 - Quan điểm sư phạm/chiến lược dạy/học: 5 tiêu chí. Tiêu chuẩn 6 - Kiểm tra đánh giá sinh viên: 8 tiêu chí. Tiêu chuẩn 7 - Chất lượng giảng viên, cán bộ quản lý: 10 tiêu chí. Tiêu chuẩn 8 - Chất lượng của nhân viên hỗ trợ: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 9 - Chất lượng sinh viên: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 10 - Tư vấn/hỗ trợ sinh viên: 5 tiêu chí. Tiêu chuẩn 11 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị: 5 tiêu chí. Tiêu chuẩn 12 - Đảm bảo chất lượng: 4 tiêu chí. Tiêu chuẩn 13 - Sinh viên đánh giá: 2 tiêu chí. Tiêu chuẩn 14 - Thiết kế khung chương trình: 3 tiêu chí. Tiêu chuẩn 15 - Các hoạt động phát triển nhân lực: 2 tiêu chí. Tiêu chuẩn 16 - Phản hồi của những người có liên quan: 2 tiêu chí. Tiêu chuẩn 17 - Kết quả đầu ra: 2 tiêu chí. Tiêu chuẩn 18 - Sự hài lòng của các bên liên quan: 3 tiêu chí.

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức:

Mức 1: Không có gì (không có tài liệu, kế hoạch, hồ sơ minh chứng ) Mức 2: Mới xây dựng kế hoạch Mức 3: Có tài liệu, nhưng không có hồ minh chứng hoặc có nhưng không rõ ràng Mức 4: Có tài liệu và hồ sơ minh chứng rõ ràng Mức 5: Có hồ sơ minh chứng rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét Mức 6: Chất lượng tốt Mức 7: Xuất sắc.

Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN Việc lựa chọn kiểm định theo chuẩn AUN-QA nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại, những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.

Tại sao lại là AUN-QA?

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu Trưởng trường Đại Học Quốc Tế (ĐHQT): “Chất lượng đào tạo là một khái niệm đa chiều theo quan điểm của rất nhiều đối tượng có liên quan. AUN coi trọng tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học, cùng với nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng với mục đích tăng cường các chuẩn mực học thuật và mở rộng giáo dục, nghiên cứu, các dịch vụ trong các trường đại học thành viên AUN cũng như các trường bên ngoài. Từ đó, bộ chuẩn AUN đã từng bước điều chỉnh hệ thống đảm bảo chất lượng AUN-QA nhằm hỗ trợ, mở rộng và duy trì mức độ đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, việc kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN còn tạo tiền đề thúc đẩy quá trình trao đổi sinh viên (student mobility) và công nhận tín chỉ giữa các trường ĐH trong và ngoài khu vực ĐNA”.

Đánh giá chương trình đào tạo theo aun năm 2024

Trường ĐHQT nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn AUN-QA

Với các đặc điểm tiêu biểu trên, chuẩn AUN đã được công nhận và trở thành sự lựa chọn hàng đầu bởi các trường đại học trong khu vực ĐNA. Không nằm ngoài xu hướng đó, phần lớn các trường ĐH, CĐ Việt Nam hiện nay cũng lấy chuẩn AUN là cơ sở để khẳng định chất lượng của mình.

Tại Đại học Quốc gia Tp.HCM, đến tháng 6/2016, đã có tổng cộng 23 chương trình bậc đại học của các trường thành viên đạt kiểm định AUN. Nổi bật trong số đó là trường Đại học Quốc tế, với 6/14 chương trình bậc đại học đã thực hiện kiểm định theo bộ chuẩn này, là trường ĐH có tỉ lệ chương trình đạt kiểm định AUN cao nhất nước hiện nay.

Đặc biệt hơn nữa, chương trình "Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp" và chương trình “Kỹ thuật Y Sinh” của trường ĐHQT là hai chương trình đạt điểm đánh giá AUN cao nhất Việt Nam và đứng trong top đầu của khu vực ĐNA.

Chia sẻ về quá trình kiểm định AUN của trường ĐHQT, PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu Trưởng nhà trường, cho biết: “Bắt đầu từ lần kiểm định đầu tiên mà trường tham gia, tôi nhớ là năm 2009, khi đó AUN vẫn còn mới đối với các trường, và ngay khi được ĐHQG đề nghị trường tham gia đánh giá AUN, tôi đã mạnh dạn quyết định ngay là chúng tôi sẽ tham gia. Chương trình tham gia đánh giá đầu tiên là chương trình “Khoa học Máy tính” của Khoa Công nghê Thông tin. Khi tham gia đánh giá AUN, tôi đã động viên các anh em trong khoa cố gắng thực hiện không chỉ để khẳng định vai trò và chất lượng của mình đối với xã hội, mà còn là cơ sở để nhìn lại mình để cải tiến ngày một tốt hơn, đúng với mục tiêu chất lượng mà nhà trường đưa ra. Và cũng không ngoài những gì chúng tôi mong đợi, chương trình Khoa học Máy tính đã được kết quả đánh giá 4.6 trên tổng thang điểm là 7, điểm này được gọi là cao trong đợt đánh giá năm đó. Tiếp sau đó, tôi đã đề nghị các khoa và bộ môn của trường khi có đủ 03 khóa sinh viên tốt nghiệp đều phải tham gia kiểm định AUN. Kết quả là, đến cuối năm 2015, trường ĐHQT đã thêm 5 chương trình nữa đạt kiểm định AUN với kết quả đánh giá ngày càng cao, bao gồm: chương trình “Công nghệ Sinh học”,“Quản trị Kinh doanh”, “Điện tử Viễn thông”,"Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp"; và “Kỹ thuật Y Sinh”.

Đánh giá chương trình đào tạo theo aun năm 2024

Những giờ học mang tính ứng dụng cao của những chương trình đạt kết quả kiểm định AUN-QA

Với quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực ĐNA, kiểm định AUN giúp các trường ĐH, CĐ Việt Nam từng bước xác định vị thế của mình trên trường quốc tế. Việc tham gia kiểm định AUN khẳng định sự cam kết của các trường ĐH, CĐ đối với xã hội, với nhà tuyển dụng về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo: nguồn nhân lực được đào tạo theo chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.