Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Đó là kết luận của tac giả Patrick McGee trên tờ Financial Times sau bài phóng sự của anh, mang tên “Apple giàu nhờ Trung Quốc như thế nào”. Từ bài viết rất dài và chất lượng này, toàn cảnh chuỗi cung ứng công nghệ phục vụ Apple nói riêng và toàn thế giới nói chung có lẽ đã được phác hoạ một cách toàn diện nhất.

Cũng nhờ bài viết này, chúng ta cũng có thể nhận ra nỗ lực giảm phụ thuộc vào Trung Quốc của các tập đoàn lớn chắc chắn sẽ không thể hoàn thành một sớm một chiều. Đấy là khả năng di dời chuỗi cung ứng khỏi đất nước tỷ dân, còn ảnh hưởng tiêu cực lại là thứ chắc chắn không thể tránh khỏi.

Một dấu hiệu sơ khai cho thành công của Apple cũng như quy trình gây dựng chuỗi cung ứng diễn ra từ thời điểm Tim Cook còn làm phó chủ tịch phụ trách vận hành toàn cầu từ 1998 đến 2011 chính là cách họ đánh bại Nokia. Câu chuyện ấy giờ ai cũng đã biết khá chi tiết. Nhưng thứ không nhiều người để ý, Apple đánh bại Nokia không chỉ nhờ sản phẩm hợp thời, mà còn chiến thắng Nokia nhờ việc phát triển phần cứng cũng như mức độ tối ưu trong quá trình sản xuất thương mại hoá quy mô lớn những phần cứng ấy.

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Cái khía cạnh thứ hai được nhà nghiên cứu chuỗi cung ứng Kevin O'Marah nhớ lại, khi giữa năm 2007, Apple không hiểu từ đâu ra nhảy vọt lên vị trí thứ nhì trong bảng xếp hạng Supply Chain Top 25, đánh giá những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất hành tinh: “Ai cũng sốc. Kết quả xếp hạng khi ấy khiến mọi người cùng đặt ra thắc mắc, rằng kết quả này không có lý chút nào cả.”

Bảy năm tiếp theo, cái xếp hạng hiếm người để ý đó đều có 1 cái tên duy nhất đứng đầu: Apple. Cùng thời gian ấy, Apple trở thành công ty có giá trị vốn hoá cao nhất hành tinh, và cũng vô tình tự đặt chính bản thân họ vào giữa những căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trng Quốc.

Dần dần, các nhà nghiên cứu nhận ra, Apple không hề “outsource” hoàn toàn việc sản xuất sang Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng. Thay vào đó, trong quá khứ, Apple đã dần dần xây dựng một hệ thống cung ứng và sản xuất có chiều sâu và mức độ phức tạp khủng khiếp tới mức, như tiêu đề bài viết, “lợi nhuận của Apple đã trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc theo cái cách mà bây giờ không thể chia tách một cách dễ dàng nữa.”

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Để có được chuỗi cung ứng như ngày hôm nay, Apple trong vòng 15 năm qua đã liên tục gửi nhân sự, kỹ sư thiết kế sản phẩm và kỹ sư láp ráp sản phẩm sang Trung Quốc, bắt họ làm việc ở đó hàng tháng trời liên tục. Nhờ đó, những nhân sự này đã đóng vai trò tối quan trọng trong quy trình lắp ráp sản phẩm mới, theo dõi từng tiểu tiết một, cho tới khi dây chuyền vận hành. Cùng lúc, vẫn là những nhân sự ấy cũng phải đảm nhận nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm linh kiện từ các đối tác trong chuỗi.

Kết quả, cả Apple lẫn Trung Quốc đều thay đổi theo hướng tích cực: “Mọi sức mạnh công nghệ Trung Quốc có được ngày hôm nay không phải là kết quả của việc Trung Quốc học theo cách của Apple (rồi nhân rộng quy mô lớn). Đấy là sản phẩm trực tiếp của việc Apple đến đó, bỏ cả sức người lẫn sức của xây dựng chuỗi cung ứng.”

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Hệ quả thứ nhất: Apple cứ càng lúc càng giàu. Hệ quả thứ hai: Sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, Trung Quốc, đang hé lộ điểm yếu lớn nhất của chính Apple.

Khác hẳn với Samsung, giờ 95% tổng số thiết bị iPhone, AirPods, Mac và iPad được sản xuất ở Trung Quốc. Cũng ở quốc gia này, Apple thu về khoảng 1/5 tổng doanh thu hàng năm của cả tập đoàn. Con số này năm ngoái là 74 tỷ USD. Giờ, Apple, trước những áp lực từ các chính trị gia Mỹ, đang phải tìm cách ngừng phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Nhưng cái biểu đồ ngay phía trên mô tả nỗ lực này đang gần như là muối bỏ bể, bất chấp việc Apple đang cố gắng chuyển dịch sang Ấn Độ và Việt Nam.

Thực tế thì, chính yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đã khiến Apple rất khó di dời toàn bộ chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Cái thời điểm năm 1997, 1998, khi Tim Cook tới Apple làm việc, thì HP hay Compaq cũng đã có nhà máy lắp ráp máy tính ở Trung Quốc rồi.

Nhưng Apple tận dụng lợi thế theo cách rất riêng. Thay vì tuyển chọn linh kiện các đối tác có sẵn, Apple tự thiết kế chúng, thiết kế luôn cả quy trình gia công từng linh kiện, và tạo ra một “bản giao hưởng” phức tạp một cách khủng khiếp để đặt tất cả những mảnh ghép ấy thành dây chuyền lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh từ A đến Z.

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Hệ quả của quy trình phức tạp đó là giá trị tài sản dài hạn của Apple ở Trung Quốc tăng từ 370 triệu USD năm 2009 lên 7,3 tỷ USD vào năm 2012. Theo Horace Dediu, cựu giám đốc ở Nokia, hiện tại là chủ tập đoàn khảo sát thị trường Asymco, máy móc sản xuất của Apple đầu tư ở Trung Quốc giờ có giá trị cao hơn tất thảy những toà nhà hay cửa hàng Apple Store cộng lại. Nhờ những cỗ máy như thế, những thiết bị của Apple mới sở hữu thiết kế có cái chất riêng như vậy.

Ví dụ đơn cử năm 2008, MacBook Pro “Unibody” ra mắt, với chassis được xử lý từ một khối nhôm duy nhất. Jony Ive khi ấy mô tả cái chassis laptop này sở hữu “mức độ chính xác ở tầm khác hoàn toàn so với cả ngành.” Muốn tạo ra chassis như thế, cần máy CNC, đọc file dữ liệu hình ảnh 3D. Thời điểm ấy những cỗ máy như vậy đã tồn tại cả mấy chục năm, nhưng đều chỉ dùng gia công sản phẩm thử nghiệm. Và giá của một cỗ máy ở ngưỡng nửa triệu USD. Ba cựu kỹ sư Apple nói tập đoàn đã mua… 10 nghìn chiếc máy như thế, tạo ra cả dây chuyền sản xuất thương mại chassis unibody cho MacBook.

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Và thành công trong 15 năm qua của Apple cũng đi kèm luôn với thành công của Foxconn, đối tác lớn nhất trong chuỗi cung ứng mà Apple bỏ hàng chục năm gây dựng. Bằng chứng? Năm 2000, thời điểm Foxconn bắt đầu lắp ráp những chiếc iMac thiết kế màu sắc trẻ trung, màn hình CRT, doanh thu của họ là 3 tỷ USD. Mười năm sau, con số ấy là 98 tỷ USD.

Không thể phủ nhận thành công của Apple cũng là hệ quả của những chính sách kích thích đầu tư nước ngoài để cải thiện tỷ lệ việc làm ở các tỉnh tại Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh thực hiện một gói kích thích tài chính ở quy mô chưa từng có. Những ngân hàng thuộc chính phủ đưa ra gói vay trị giá 1,4 nghìn tỷ USD với mục đích đảm bảo quá trình hồi phục của Trung Quốc sau khủng hoảng kinh tế 2008. Cùng thời điểm ấy, năm 2010, Apple ra mắt hai sản phẩm cực kỳ thành công: iPad thế hệ đầu tiên và iPhone 4.

Và Foxconn nhận được hợp đồng lắp ráp cả hai sản phẩm này sau khi nhà sáng lập Terry Gou đến gặp Tim Cook, khẳng định rằng vị giám đốc của Apple đang đánh giá thấp nhu cầu thị trường. Gou tự tin vào sức mua đến mức dám bắt tay với Tim Cook và hứa xây dựng hai campus. Một ở Trịnh Châu, một ở Thành Đô. Trịnh Châu giờ gọi là “thành phố iPhone”, còn Thành Đô được ví von là “thành phố iPad.”

Hoá ra Gou đúng. Doanh số iPhone bán ra hàng năm từ 2009 đến 2011 tăng gấp 4 lần, đạt ngưỡng 93 triệu máy. iPad 9 tháng đầu tiên bán được 15 triệu máy.

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Tất cả những tổng hợp đó đưa chúng ta đến với sự thống trị trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu của Trung Quốc, hay nói cách khác, là gần như không có tập đoàn công nghệ nào, kể cả Apple có thể ngày một ngày hai rời khỏi đất nước này hoàn toàn.

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng vì họ đã có quá nhiều thời gian để phát triển được như ngày hôm nay, với hệ thống do chính Apple tạo ra, để người Trung Quốc làm theo một cách chính xác. Cái này không phải nhận định vu vơ, mà có số liệu đàng hoàng để chứng minh. Ngày hôm nay, Trung Quốc sản xuất 70% tổng lượng smartphone bán ra trên toàn thế giới.

Đấy là về số lượng. Còn về chất lượng, 42% tổng số đơn vị trên toàn thế giới được kiểm toán kết luận vận hành đạt chuẩn chất lượng ISO 9001 đến từ Trung Quốc, tức là 426.716 đơn vị. Con số này ở Ấn Độ là 36.505 đơn vị, Mỹ thậm chí còn ít hơn, 25.561 đơn vị.

Đánh giá chung chuỗi cung uwsngh của apple năm 2024

Chính nhờ tầm cỡ chuỗi cung ứng như thế này, nền kinh tế thế giới đã được định hình lại, tạo ra một Trung Quốc sở hữu sức mạnh chỉ đứng sau mỗi Mỹ.

Aaron Friedberg, người từng làm phó trợ lý an ninh nội địa và hoạch định chính sách tại văn phòng phó tổng thống Mỹ từ 2003 đến 2005, tác giả cuốn “Getting China Wrong” cho rằng, các chính trị gia không nên đổ lỗi cho Cook vì hai mươi năm về trước đã gây dựng chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Đúng ra, lỗi của Tim Cook chính là đặt trọn niềm tin vào hệ thống quá phức tạp này giữa thời điểm những căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ càng lúc càng leo thang trong những năm vừa qua:

“Thực tế Apple cho phép chuỗi cung ứng vừa phức tạp vừa nhiều công đoạn này đã tự tạo ra một vấn đề khổng lồ cho chính họ, khi họ muốn tách rời khỏi Trung Quốc. Tôi đương nhiên không nghi ngờ việc họ cũng muốn mọi rắc rối sẽ chấm dứt để tiếp tục lắp ráp và kinh doanh sản phẩm như bình thường. Lý do rất đơn giản là, Apple hiện tại không có một lối thoát dễ dàng.”