Dạng toán thực hiện phép tính lớp 5 nâng cao năm 2024

Chuyên đề Toán Tính nhanh lớp 5 tổng hợp những kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng những dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao cho các em luyện tập thật nhuần nhuyễn, nắm chắc dạng Toán tính nhanh lớp 5.

Qua đó, các em sẽ thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân vô cùng nhanh chóng. Chuyên đề Toán Tính nhanh vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 5 nắm được cách tính nhanh các giá trị của biểu thức theo từng dạng. Vậy mời các em cùng tải miễn phí:

I. Kiến thức cần nhớ tính nhanh

1. Phép cộng:

1.1. Tính chất giao hoán: Tổng không thay đổi khi ta đổi chỗ các số hạng.

Tổng quát: a + b + c + d = a + c + b + d = b + c + d + a = …

1.2. Tính chất kết hợp: Tổng không thay đổi, khi ta thay hai hay nhiều số hạng của tổng bằng tổng của chúng.

Tổng quát: a + b + c + d = a + (b + c) + d = a + b +(c + d) = …..

1.3. Tổng không thay đổi, khi ta thêm số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt đi số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.

Tổng quát: a + b = (a - n) + (b + n) = (a + n) + (b - n)

2. Phép trừ:

2.1. Hiệu hai số không thay đổi, nếu ta cùng thêm (hoặc cùng bớt) ở hai số cùng một số như nhau.

Tổng quát: a - b = (a - n ) - (b - n) = (a + n) - (b + n)

2.2. Trong phép trừ thì:

Số bị trừ = số trừ + hiệu số.

Số trừ = số bị trừ - hiệu số.

Hiệu số = số bị trừ - số trừ.

3. Phép nhân

3.1. Tổng các số hạng bằng nhau, có thể chuyển thành phép nhân, trong đó một thừa số là một số hạng còn thừa số thứ hai bằng số lượng số hạng của tổng.

Tổng quát: a + a + a +...+ a + a = a n ( Có n số hạng là a)

3.2. Tính chất giao hoán: Tích không thay đổi, khi ta đổi cổ các thừa số.

Tổng quát: a x b x c x d = a x c x b x d = b x d x a x c = ...

3.3. Tính chất kết hợp: Tích của chúng không đổi, khi ta thay hai hay nhiều thừa số bằng tích riêng của chúng.

Tổng quát: a × b × c × d = (a × b) (c × d) = (a × c) × (b × d) = (a × d) × (b × c)

3.4. Muốn nhân một số với 0,5 ta chỉ cần chia số đó cho 2.

Tổng quát: a × 0,5 = a : 2

3.5. Muốn nhân một số với 0,25 ta chỉ cần chia số đó cho 4.

Tổng quát: a × 0,25 = a : 4

3.6. Muốn nhân một số với 0,2 ta chỉ cần chia số đó cho 5.

Tổng quát: a × 0,2 = a : 5

3.7. Muốn nhân một số với 0,125 ta chỉ cần chia số đó cho 8.

Tổng quát: a × 0,125 = a : 8

3.8. Muốn nhân một số với 0,05 ta chỉ cần chia số đó cho 20.

Tổng quát: a × 0,05 = a : 20

3.9. Muốn nhân một số với 0,025 ta chỉ cần chia số đó cho 40.

Tổng quát: a × 0,025 = a : 40

3.10. Muốn nhân một số với 0,02 ta chỉ cần chia số đó cho 50.

Tổng quát: a × 0,02 = a : 50

3.11. Muốn nhân một số với 0,0125 ta chỉ cần chia số đó cho 80.

Tổng quát: a × 0,0125 = a : 80

3.12. Muốn nhân một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001.. ta chỉ cần chia số đó cho 10 ; 100 ; 1000 .

Tổng quát: a × 0.1 = a : 10; a × 0.01 = a : 100;

a × 0.001 = a : 1000; a × 0.001 = a : 1000

3.13. Tích của hai thừa số không đổi khi ta tăng thừa số này lên bao nhiêu lần, thì giảm thừa số kia đi bấy nhiêu lần.

Tổng quát: a × b = (a × n) × ( b : n) = (a : n) × (b x n)

3.14. Tích bằng 0 khi có một thừa số bằng 0.

Tổng quát: a × b × c × d = 0 khi chỉ cần a, hoặc b, hoặc c hoặc, d bằng 0

4. Phép chia

4.1. Trong phép chia thì:

* Số bị chia = số chia số thương.

* Số chia = số bị chia : số thương.

* Số thương = số bị chia : số chia.

4.2. Trong phép chia, nếu ta cùng tăng (hoặc cùng giảm)cả số bị chia và số chia đi cùng một số lần thi thương không thay đổi.

Hai đại lượng tỉ lệ thuận tức là đại lượng này tăng lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia cũng tăng lên bấy nhiêu lần và ngược lại.

  1. Cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ thuận

(Giải bằng 2 cách)

Cách 1: Phương pháp rút gọn về đơn vị

Bước 1: Tìm giá trị một phần (Thực hiện phép tính nhân)

Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (Thực hiện phép tính chia)

Cách 2: Phương pháp tìm tỉ số

(Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia gấp lên bấy nhiêu lần)

2. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

Các bước giải bài toán dạng tổng-tỉ

Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau

Bước 3: Tìm giá trị một phần

Bước 4: Tìm hai số theo yêu cầu của bài

Bước 5: Kết luận

3. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

Các bước giải bài toán dạng hiệu-tỉ

Bước 1: Vẽ sơ đồ

Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau

Bước 3: Tìm giá trị một phần

Bước 4: Tìm hai số theo yêu cầu của bài

Bước 5: Kết luận

B. Ví dụ

Ví dụ 1: Một người mua 60 cái bút, trong đó số bút xanh gấp rưỡi số bút đỏ. Hỏi người đó mua bao nhiêu bút mỗi loại?

Giải:

Giá trị của một phần là: 60: (3+2) = 12 (cái)

Số bút xanh là: 12 x 3 = 36 (cái)

Số bút đỏ là: 12 x 2 = 24 (cái)

Ví dụ 2: Một người làm 5 ngày được 30 sản phẩm. Hỏi với mức làm như thế người đó phải làm trong bao nhiêu ngày để được 48 sản phẩm?

Giải:

Số sản phẩm làm được trong một ngày là: 30 : 5 = 6 (sản phẩm)

Số ngày để người đó hoàn thành 48 sản phẩm là: 48 : 6 = 8 (ngày)

Ví dụ 3: Nhà bếp dự trữ đủ lượng gạo cho 45 người ăn trong 6 ngày. Hỏi nếu có 54 người ăn thì số gạo đó sẽ đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Biết rằng suất ăn của mỗi người là như nhau)

Giải:

Số ngày để một người ăn hết số gạo đó là: 6 x 45 = 270 (ngày)

Số ngày để 54 người ăn hết số gạo đó là: 270 : 54 = 5 (ngày)

Ví dụ 4: Có 80l dầu chứa trong hai thùng. Sau khi đổ 5l dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lượng dầu ở thùng thứ hai gấp rưỡi thùng thứ nhất. Hỏi lúc đầu mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu?

Giải:

Nhận xét: Sau khi đổ 5 lít dầu từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì tổng lượng dầu ở hai thùng vẫn là 80l.

Lượng dầu ở thùng thứ nhất lúc sau là: 80 : (3 + 2) x 2 = 32 (l)

Lượng dầu ở thùng thứ nhất lúc đầu là: 32 + 5 = 37 (l)

Lượng dầu ở thùng thứ hai lúc đầu là: 80 - 37 = 43 (l)

Ví dụ 5: Một nhóm 5 người thợ làm 8 ngày được 120 sản phẩm. Hỏi nếu nhóm đó có 7 người thì phải làm trong bao nhiêu ngày để được 126 sản phẩm? (Biết rằng mức làm của mỗi người là như nhau).

Giải:

Số sản phẩm mà 5 người làm được trong 1 ngày là: 120 : 8 = 15 (sản phẩm)

Số sản phẩm mà 1 người làm được trong 1 ngày là: 15 : 5 = 3 (sản phẩm)

Số sản phẩm mà 7 người làm được trong 1 ngày là: 3 x 7 = 21 (sản phẩm)

Số ngày để 7 người đó làm được 126 sản phẩm là: 126 : 21 = 6 (ngày)

C. Bài tập tự luyện

Bài 1: Mua 6 quyển vở hết 15000 đồng. Hỏi mua 8 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?

Bài 2: Tiền công quét sơn 5m tường rào là 180 000 đồng. Hỏi tiền công quét sơn 20m tường rào như thế là bao nhiêu đồng?

Bài 3: Một xưởng may trong 4 ngày may được 260 cái áo. Hỏi với mức làm như thế, muốn may được 585 cái áo thì xưởng đó phải làm trong bao nhiêu ngày?

Bài 4: Lúc đầu bác Bình mua 8kg gạo hết 96 000 đồng, sau đó bác Bình mua thêm 4kg gạo nữa. Hỏi bác Bình mua gạo hết tất cả bao nhiêu tiền? (Giá tiền một ki-lô-gam gạo không đổi)

Bài 5: Nếu 8 công nhân cùng làm việc thì sửa xong đoạn đường trong 12 ngày. Hỏi muốn sửa xong đoạn đường đó trong 6 ngày thì cần bao nhiêu công nhân làm việc?

Bài 6: Người ta dự tính để đắp xong một đoạn đê cần 40 người làm trong 24 ngày, thực tế người ta đắp xong đoạn đê đó trong bao nhiêu ngày? (Mức làm của mỗi người là như nhau)

Bài 7: Một người thợ làm trong 5 ngày được nhận 600 000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như vậy, nếu người thợ làm 9 ngày thì được trả bao nhiêu tiền?

Bài 8: Để làm xong một công việc cần 15 người làm trong 8 giờ. Hỏi muốn hoàn thành công việc đó trong 5 giờ thì cần bao nhiêu người?

Bài 9: Một bếp ăn tập thể dự trữ gạo đủ cho 85 người ăn trong 18 ngày. Sau đó vì có thêm người đến ăn nên số gạo đó chỉ đủ ăn trong 15 ngày. Hỏi có bao nhiêu người đến thêm? (Mức ăn của mỗi người như nhau)

Bài 10: Biết rằng 8 công nhân làm trong 6 giờ được 144 sản phẩm. Hỏi 12 công nhân làm trong bao nhiêu giờ thì được 180 sản phẩm? (Mức làm của mỗi người là như nhau)

Học sinh học thêm các bài giảng tuần 4 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên mathx.vn để hiểu bài tốt hơn.