Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Hiện nay, người lao động trên địa bàn TP. HCM có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một trong các địa điểm sau:

1. Phòng bảo hiểm thất nghiệp 

Địa chỉ: Số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh.

Số điện thoại: 028.35147187 hoặc 0903708955 (Chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (Chị Huyền).

2. Cơ sở 2 - Củ Chi 

Địa chỉ: Số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi.

Số điện thoại: 028.37975424 hoặc 0938718045 (Anh Phi Hùng).

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4 

Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.

Số điện thoại: 028.39415841 hoặc 0905450188 (Chị Quế Phương).

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6 

Địa chỉ: Số 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.

Số điện thoại: 028.39600050 hoặc 0878648377 (Anh Ngọc Đức).

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức 

Địa chỉ: Số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.

Số điện thoại: 028.37431373 hoặc 0702183171 (Chị Huyền Trang).       

6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12

Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.

Số điện thoại: 0918 102 322 (Anh Năm) hoặc 0976 894 141 (Chị Kiều).

7. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình

Địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.

Số điện thoại: 028.38426154 hoặc 0919313236 (Anh Trung Đức).

Những thông tin này được công bố công khai tại Trang thông tin điện tử của Trung tập dịch vụ việc làm TP.HCM tại: //www.vieclamhcm.net 

Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP. HCM (Ảnh minh họa)

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (xem chi tiết mẫu đơn tại đây);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ví dụ như:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc…

- Sổ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mà mình muốn nhận theo một trong các phương thức sau:

1 - Nộp trực tiếp.

2 - Ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện nếu thuộc trường hợp:

  • Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
  • Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Lưu ý:

+ Khi nộp hồ sơ trực tiếp người lao động cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

+ Khi nộp hồ sơ qua bưu điện có thêm bản photo 01 chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Xem thêm: Cách lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Hiện tại toàn TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 (đến hết ngày 15/8/2021) nên trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM đã tạm dừng tiếp nhận trực tiếp các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Thay vào đó, người dân có thể nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.

Tại thông báo khẩn của trung tâm dịch vụ việc làm TP. HCM tại website: //www.vieclamhcm.net, việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Người lao động không thể nộp hồ sơ đến các điểm tiếp nhận của Trung tâm thì có thể gửi hồ sơ đến Trung tâm ngay khi hết thời gian giãn cách hoặc hết thời gian bị cách ly, phong tỏa.

- Trường hợp thật sự cần thiết hoặc hồ sơ sắp hết thời hạn 03 tháng: Người lao động liên hệ đường dây nóng các điểm tiếp nhận để được tư vấn hướng dẫn.

Trên đây là thông tin về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP.HCM. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Bảo hiểm thất nghiệp: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

>> Làm ở thành phố, về quê nhận bảo hiểm thất nghiệp được không?

>> Hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Toàn bộ quyền lợi và thủ tục nhận

Bảo hiểm thất nghiệp là một dạng của chế độ bảo hiểm xã hội. Theo đó Bảo hiểm thất nghiệp tiến hành chi trả, hỗ trợ cho người lao động trong thời gian mất việc làm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt nhiều người mặc dù đã đủ điều kiện nhưng lại không biết làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Bài viết dưới đây của Inslaw sẽ giúp khách hàng giải đáp mọi vấn đề cũng như thắc mắc trên.

Trước khi đi tìm hiểu các vấn đề thực tiễn, điều kiện cũng như việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta phải nắm bắt được các vấn đề cốt lõi của bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật việc làm năm 2013 đang hiện hành, thì  bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là chế độ bù đắp một phần nào đó thu nhập của người lao động khi bị mất việc việc làm, trong đó có hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm và tìm kiếm việc làm trên cơ sở NLĐ đó có tham gia vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp là sự hỗ trợ của quỹ bảo hiểm thất nghiệp của nhà nước, là giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm của NLĐ, trợ giúp giúp đỡ kịp thời cho họ trong thời gian chưa tìm được việc làm trở lại và tạo tối đa điều kiện để họ có thể tìm được việc làm mới.

Theo quy định thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ bao gồm tất các các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp, chi trả khoản trợ cấp nhằm bù đắp thu nhập hỗ trợ người lao động quay lại làm việc.

Trước khi đi trả lời cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, chúng ta phải tìm hiểu vậy vai trò cũng như các nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành là gì.

  • Thứ nhất: Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò to lớn đối với người lao động. Trong trường hợp người lao động bị mất việc vì một số nguyên nhân yếu tố khách quan, trong thời gian chưa tìm kiếm được việc làm thì bảo hiểm thất nghiệp sẽ là số tài chính giúp họ chi trả cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt nhiều cá nhân còn là người tạo ra thu nhập chính của gia đình, điều này sẽ bù đắp hỗ trợ được phần nào để giúp cho cuộc sống của người lao động đỡ vất vả hơn, tạo điều kiện cho họ học nghề tìm kiếm các công việc mới.
  • Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ  hơn khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp thì  họ không cần phải mất khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc nữa. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn như dịch bệnh, thiên tài buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.
  • Thứ ba: Ngoài ra đối với nhà nước thì việc đóng góp và chi trả tiền bảo hiểm thất nghiệp sẽ bớt gánh nặng kinh tế, tạo ra khủng hưởng kinh tế dẫn đến việc khó quản lý và kiểm soát.

Bài viết liên quan  Lương tháng 13 có tính thuế tncn không

Theo quy định pháp luật hiện hành thì bên cạnh các nguyên tắc chung của bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp còn có các nguyên tắc đặc thù riêng như bảo hiểm thất nghiệp kết hợp cả chi trả bù đắp một phần hỗ trợ với tạo điều kiện tìm kiếm việc làm cho người lao động. Điều này vô cùng phù hợp thể hiện tính nhân văn của xã hội cũng vừa thể hiện nhu cầu tất yếu nhằm phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài ra quỹ bảo hiểm thất nghiệp được đóng góp từ ba bên đó là người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, các bên đều phải có trách nhiệm nghĩa vụ đóng góp. 

Trước khi tìm hiểu vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, cá nhân cần chú ý xem xét bản thân mình đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay chưa. Theo luật hiện hành thì để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, các cá nhân cần đáp ứng đúng và đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc trường hợp chấm dứt lao động nhưng đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
  • Điều kiện thứ hai là cá nhân đã đóng BHTN từ đủ: 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn và đóng đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã tiến hành Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp t tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian quy định của pháp luật.
  • Ngoài ra các cá nhân đó phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Trường hợp cá nhân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an; đi học tập có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên; các cá nhân phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; các cá nhân bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù; cá nhân ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc cá nhân đã chết.

Bài viết liên quan  Đơn ly hôn thuận tình viết sẵn

Vậy để trả lời cho việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chúng ta cùng tìm hiểu các thủ tục, quy định cần thiết, xem các cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ là cơ quan nào.

Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được ban hành theo mẫu của nhà nước.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn, trường hợp bị sa thải thì là quyết định sa thải của công ty.
  • Sổ bảo hiểm xã hội đã được công ty chốt,
  • Hai ảnh 3×4 của bản thân để dán vào hồ sơ.
  • Các giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD, trường hợp nộp tại địa phương thì cần mang thêm sổ hộ khẩu để chứng minh.
  • Bước 1. Trong thời hạn ba tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương hoặc tại nơi mình tạm trú.
  • Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu như người lao động không tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm sẽ xem xét và bắt đầu giải quyết hồ sơ. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, trung tâm giới thiệu việc làm sẽ ra quyết định chi trả bảo hiểm thất nghiệp và tiến hành trả các giấy tờ cần thiết cho người lao động. 

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

  • Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp của trung tâm giải quyết việc làm, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Bài viết liên quan  Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Như vậy theo những phân tích ở trên thì đáp án cho câu hỏi làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu chính là các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh, Theo luật hiện hành thì bạn có thể đến bất cứ trung tâm giới thiệu việc làm nào để làm chỉ cần có đủ điều kiện.

Sau khi tìm được câu trả lời cho vấn đề làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, thì nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc về mức hưởng cũng như thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo như luật hiện hành thì mức hưởng và thời gian hưởng được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp   x 60%

Chú ý mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính theo công thức trên nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hoặc không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

Được tính theo số tháng thời gian đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng  03 tháng trợ cấp  và sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 

Được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ để hưởng trợ cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, nếu như khách hàng vẫn còn thắc mắc hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bên công ty của chúng tôi, quý khách có thể liên hệ qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0916.055.599
  • Gmail:

Bạn đang xem bài viết “Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp” tại chuyên mục “Tin tức tổng hợp”

Video liên quan

Chủ đề