Đái láu và són tiểu nhiều lần là bệnh gì năm 2024

SÓN TIỂU LÀ GÌ?

Són tiểu (còn gọi là tiểu không tự chủ) là tình trạng nước tiểu tự rỉ ra ngoài mà người mắc không kiểm soát được, và thường tạo tâm lí ngại ngùng, xấu hổ hay tự ti cho người bệnh. Mức độ của són tiểu có thể nhẹ - thỉnh thoảng xảy ra, khi ho hoặc hắt hơi dẫn tới đi tiểu đột ngột không kiểm soát, không kịp chạy đến phòng vệ sinh, hoặc cho đến mức độ nặng - thường xuyên tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Són tiểu có thể gặp ở cả nam và nữ, trong đó nữ mắc nhiều hơn nam và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở người cao tuổi. Mặc dù vậy, són tiểu không phải hoàn toàn là hậu quả của quá trình lão hóa mà còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Nếu són tiểu ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn. Tuy nhiên, nếu són tiểu chỉ thi thoảng xuất hiện do các nguyên nhân khách quan, chỉ cần thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc điều trị cũng có thể làm giảm sự tình trạng đi tiểu không tự chủ và mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

PHÂN LOẠI VÀ TRIỆU CHỨNG

Nhiều người có thể đã từng trải qua tình trạng són một ít nước tiểu. Tuy nhiên, lượng nước tiểu bị són có thể từ ít đến rất nhiều và diễn biến càng tăng về tần suất xuất hiện. Tiểu són được phân thành 5 loại chính, mỗi loại lại có những biểu hiện khác nhau.

Tiểu són khi tăng áp lực trong bụng (Stress incontinence)

Tiểu són do tăng áp lực ổ bụng xảy ra khi áp lực trong vùng bụng dưới tăng lên đột ngột, ví dụ như khi ho, cười to đột ngột, khuân vác nặng hay tập thể thao.

Nguyên nhân:

Do cơ vòng niệu đạo, cơ sàn chậu hoặc cả hai cấu trúc này bị suy yếu hoặc tổn thương, khiến chúng không đủ trương lực để giữ nước tiểu khi có tăng áp lực đột ngột. Nguyên nhân thường gặp của tiểu són loại này là do tuổi già, cụ thể là các cơ sàn chậu và niệu đạo bị lão hóa và yếu dần, khiến niệu đạo có thể dễ dàng mở ra, cho phép nước tiểu rò rỉ ra ngoài.

Ở phụ nữ, suy giảm oestrogen khi bước vào giai đoạn mãn kinh cũng khiến các cơ này yếu đi, làm mỏng lớp niêm mạc của niệu đạo, giãn vùng chậu, dẫn tới tiểu són.

Ở nam giới, nguyên nhân phổ biến nhất là sau phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc gãy xương chậu.

Một số bệnh phổi gây ho thường xuyên, chẳng hạn như khí phế thũng và xơ nang, cũng góp phần gây ra loại són tiểu này.

Són tiểu gấp (Urge incontinence)

Triệu chứng rõ nhất là người bệnh có những cơn buồn tiểu rất gấp gáp, thôi thúc phải đi tiểu ngay lập tức, nhưng chưa kịp tới nhà vệ sinh đã són vài giọt nước tiểu gây ướt quần.

Nguyên nhân:

Liên quan đến hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB). Khi mắc hội chứng này, bàng quang xuất hiện những cơn co thắt bất thường báo hiệu nhu cầu đi tiểu dù chưa tích trữ đủ thể tích nước tiểu theo sinh lý bình thường.

Do các tổn thương cơ học hoặc bệnh lí khiến cơ bàng quang không thể ngừng các cơn co thắt, chẳng hạn như: tổn thương não, cột sống hoặc các dây thần kinh chi phối bàng quang. Các tổn thương này có thể xảy ra do tai nạn, mắc bệnh tiểu đường hoặc mắc một số bệnh ở hệ thần kinh.

Trường hợp quá sợ hãi, sợ đến… “tè ra quần” là chuyện không phải hiếm gặp.

Các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang hay viêm tuyến tiền liệt gây hội chứng bàng quang tăng hoạt…

Mãn kinh ở phụ nữ.

Sự tắc nghẽn một phần đường tiết niệu do sỏi bàng quang, khối u (hiếm gặp), táo bón hoặc phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới) cũng có thể gây ra tiểu gấp, tiểu nhiều lần và són tiểu.

Tiểu són khi bàng quang căng đầy (Overflow incontinence)

Tiểu són khi đầy bàng quang biểu hiện qua việc người bệnh lúc nào cũng nhỏ giọt nước tiểu (có thể kèm theo cảm giác muốn đi tiểu hoặc không). Tình trạng này xảy ra do một trong 3 nguyên nhân sau:

Khi bàng quang bị chèn ép làm nước tiểu chảy ra ngoài.

Khi bàng quang co bóp kém (bàng quang giảm hoạt), khiến bệnh nhân cảm thấy không muốn đi tiểu. Khi đó nước tiểu tích đầy trong bàng quang đến khi đạt giới hạn, bàng quang sẽ căng phồng lên kéo niệu đạo mở ra, khiến nước tiểu thoát ra ngoài gây són tiểu.

Khi bàng quang co thắt vào những thời điểm ngẫu nhiên, khiến nước tiểu bị rò rỉ.

Tiểu són khi đầy bàng quang dễ gặp ở nam giới hơn phụ nữ, bởi đây thường là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân:

Do u xơ tiền liệt tuyến (phì đại tuyến tiền liệt).

Do các khối u

Do sỏi bàng quang

Do sỏi niệu đạo hoặc hẹp niệu đạo hoặc niệu đạo bị gấp khúc

Do bị sa tử cung hoặc bàng quang nghiêm trọng

Do tổn thương dây thần kinh (trong chấn thương, khi sinh con, phẫu thuật hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, đa xơ cứng hoặc bệnh zona)

Các loại thuốc ngăn chặn sự co thắt cơ bàng quang cũng có thể khiến bạn không nhận biết được cảm giác muốn đi tiểu.

Tiểu són do mất phản xạ

Tiểu són do mất phản xạ xảy ra khi cơ bàng quang co bóp và nước tiểu bị rò rỉ (thường với lượng nước tiểu lớn) mà không có bất kỳ cảnh báo hoặc thôi thúc nào về sự buồn tiểu.

Nguyên nhân là do các dây thần kinh truyền tín hiệu từ bàng quang đến não bị tổn thương nghiêm trọng, khiến chúng không thể truyền đi tín hiệu mót tiểu, từ đó khiến người bệnh “đi tiểu nhưng không hề biết”.

Một số bệnh lý gây tiểu són mất phản xạ như: đa xơ cứng, chấn thương tủy sống hoặc các chấn thương, tổn thương do phẫu thuật hoặc điều trị xạ trị.

Són tiểu hỗn hợp (Mixed incontinence)

Tiểu són hỗn hợp là kết hợp các loại tiểu són kể trên, nhưng hay gặp là tiểu són khi tăng áp lực trong bụng đồng thời cũng bị tiểu gấp. Nguyên nhân gây tiểu són hỗn hợp chủ yếu do hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB).

KHI NÀO NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ CHUYÊN KHOA?

Són tiểu gây gây mặc cảm tâm lí cho bệnh nhân và hạn chế các hoạt động và giao tiếp xã hội.

Tần suất són tiểu nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân có nguy cơ ngã khi phải di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Giới: Nữ giới có có tỷ lệ mắc són tiểu cao hơn nhiều so với nam giới do cấu trúc giải phẫu khác nhau (niệu đạo của nữ ngắn hơn so với nam), và có thời kỳ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, nam giới cũng mắc bệnh này do các vấn đề về tiền liệt tuyến làm tăng kích thích són tiểu và đi tiểu không tự chủ.

Tuổi: Tuổi càng lớn thì khả năng giảm trương lực các cơ thắt bàng quang và niệu đạo càng cao, dẫn tới tình trạng són tiểu.

Thừa cân: Trọng lượng tăng làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh, làm suy yếu cơ và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Hút thuốc: Sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ.

Di truyền: Nếu như trong gia đình hoặc họ hàng gần có mắc són tiểu thì khả năng thế hệ kế tiếp mắc són tiểu cao hơn so với gia đình khác.

Tình trạng bệnh: Bệnh thần kinh hoặc bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc són tiểu.

PHÒNG NGỪA SÓN TIỂU

Tiểu tiện không tự chủ không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên, có một số phương pháp giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa tình trạng són tiểu:

Tăng cường tập thể dục thể thao, tránh các đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas, thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm có tính axit, rượu bia và giữ mức cân nặng hợp lí.

Tập các bài tập Yoga hoặc các bài tập tăng trương lực cơ đáy chậu (Kegel)

Ăn nhiều rau, hoa quả có thể ngăn ngừa táo bón.

Không hút thuốc, hoặc ngừng sử dụng thuốc lá.

XÉT NGHIỆM CẦN LÀM

Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng, hồng cầu trong nước tiểu hoặc tình trạng bất thường khác.

Nhật ký bàng quang (Bladder diary): Người bệnh ghi lại số thể tích nước đã uống và lượng nước tiểu đã đi trong một vài ngày nhất định, từ đó ước lượng được số lượng nước tiểu bị són và số lần bị són tiểu.

Đo lượng nước tiểu tồn dư: Kiểm tra bằng siêu âm bàng quang hoặc dùng ống thông để đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi bệnh nhân đi tiểu. Nếu như số lượng nước tiểu còn sót lại nhiều trong bàng quang thì chứng tỏ người bệnh đang bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc có vấn đề với các dây thần kinh hoặc cơ bàng quang.

Thăm dò niệu động học: đánh giá toàn diện sự hoạt động sinh lý của đường tiểu dưới cùng với sự đồng vận với các cơ quan liên quan (sàn chậu, cơ thắt…) trong thực hiện chức năng chứa đựng và tống xuất nước tiểu.

ĐIỀU TRỊ

Phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và loại són tiểu để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị nguyên nhân trước và ưu tiên sử dụng các biện pháp ít xâm lấn trước, nếu phương pháp này thất bại thì sẽ chuyển sang phương pháp khác hay phối hợp nhiều phương pháp.

Thay đổi lối sống

Tập luyện bàng quang: tập luyện bằng cách nhịn đi tiểu khi bị kích thích. Bệnh nhân sẽ cố gắng nhịn trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu từ 2,5 đến 3,5 giờ.

Tiểu ngắt quãng (Double voiding): đây là kỹ thuật giúp người bệnh học cách làm trống bàng quang hoàn toàn hơn để tránh tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang (Overflow incontinence) bằng cách đi tiểu 2 lần, lần thứ 2 đi tiểu sau lần thứ nhất khoảng vài phút.

Tạo thói quen ăn uống hợp lí: người bệnh cần cắt giảm hoặc tránh các loại thực phẩm có cồn, caffeine hoặc axit. Giảm tiêu thụ chất lỏng, giảm cân hoặc tăng hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm tình trạng tiểu són.

Tập luyện cơ sàn chậu (Kegel): việc thực hiện các bài tập này thường xuyên sẽ tăng trương lực các cơ đáy chậu, trong đó có cơ thắt bàng quang và niệu đạo. Bài tập này đặc biệt hiệu quả đối với tiểu tiện không tự chủ do căng thẳng.

Kích thích điện

Các điện cực được đưa vào trực tràng hoặc âm đạo của người bệnh để kích thích và tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu. Kích thích điện nhẹ nhàng có hiệu quả đối với tiểu tiện không tự chủ do tăng áp lực ổ bụng và tiểu gấp, tuy nhiên người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị này trong vài tháng.

Điều trị bằng thuốc

Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, kết quả khám/xét nghiệm, các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc để điều trị són tiểu phù hợp. Các loại thuốc sau được dung để điều trị tiểu không tự chủ:

Anticholinergics dùng để điều trị bàng quang tăng hoạt và giúp bệnh nhân tiểu không kiểm soát.

Sử dụng Hormon Estrogen có thể củng cố mô trong niệu đạo và các cơ vùng âm đạo và giảm bớt một số triệu chứng.

Imipramine (Tofranil) là thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Sử dụng thiết bị Y tế

Chèn niệu đạo (Urethral insert): đây một thiết bị nhỏ, dùng một lần, giống như tampon được đưa vào niệu đạo khi người phụ nữ chuẩn bị có những hoạt động thể chất nhiều như thể dục thể thao hoặc làm việc nặng, có thể kích hoạt không tự chủ. Do đó, thiết bị này như một ‘nút’ để ngăn chặn rò rỉ nước tiểu và có thể tháo ra trước khi đi tiểu.

Pessary là một chiếc vòng cứng được chèn vào âm đạo và thời gian đeo là cả ngày. Thiết bị này thường được sử dụng ở những người bị sa tử cung gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ.

Một số phương pháp ít xâm lấn

Botox (loại độc tố botulinum A): Tiêm vào cơ bàng quang, điều này có thể giúp bệnh nhân bàng quang tăng hoạt.

Điều trị tần số vô tuyến: Mô ở đường tiết niệu dưới được làm nóng. Khi lành, các mô sẽ cứng hơn, giúp kiểm soát tiết niệu tốt hơn.

Bộ kích thích thần kinh Sacral: Được cấy dưới da của mông, một sợi dây kết nối nó với dây thần kinh chạy từ tủy sống đến bàng quang. Dây phát ra một xung điện kích thích dây thần kinh, giúp kiểm soát bàng quang.

Phẫu thuật

Sling procedures: Đây là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng mô của cơ thể và vật liệu tổng hợp để tạo ra một bộ khung xung quanh niệu đạo và cổ bàng quang của người bệnh nhằm giúp cho niệu đạo đóng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi thì không bị són tiểu.

Cơ thắt bàng quang nhân tạo (Artificial urinary sphincter): Ở nam giới, bác sĩ sẽ sử dụng một vòng nhỏ chứa đầy chất lỏng được cấy quanh cổ bàng quang để giữ cho cơ thắt bàng quang đóng lại cho đến khi người bệnh sẵn sàng đi tiểu. Để đi tiểu, người bệnh chỉ cần nhấn van được cấy dưới da làm cho vòng xì hơi và cho phép nước tiểu từ bàng quang chảy ra.

Bao lâu đi tiểu 1 lần là bình thường?

Mặc dù không có một quy định cụ thể về số lần đi tiểu được coi là chuẩn, nhưng nhiều nghiên cứu đã đưa ra rằng một người khỏe mạnh thường đi tiểu khoảng 7 - 8 lần trong ngày và thải ra khoảng 1500 ml - 2000 ml nước tiểu. Trung bình, người bình thường trong 2,5 - 3 tiếng đi tiểu 1 lần.

Tiểu buốt tiểu rắt ở nữ là bệnh gì?

SKĐS - Tiểu rắt, tiểu buốt, chuyên môn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, trong đó, 9 nguyên nhân dưới đây được xem là thủ phạm nặng ký. Theo Viện Đái tháo đường & Tiêu hóa và Bệnh thận, Mỹ (NIDDK), nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc trị đi tiểu nhiều lần trong Tây y.

Thuốc kháng sinh trị tiểu nhiều lần. ... .

Thuốc Desmopressin. ... .

Thuốc trị đi tiểu nhiều lần kháng Cholinergic. ... .

Thuốc giảm kích ứng đường tiểu Phenazopyridine. ... .

Thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt Tolterodine. ... .

Thuốc chẹn Alpha-1. ... .

Thuốc an thần..

Tại sao có nhiều lúc vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu?

Giải thích: Khi uống nhiều nước, nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức. Khi cơ thể biết rằng có hiện tượng "nhiều nước hơn", thận sẽ được thông báo để giải thoát nhanh chóng và bạn sẽ có cảm giác buồn đi tiểu ngay sau đó.

Chủ đề