Đặc trưng chủ yếu của ý thức tôn giáo là gì

trực tiếp, dễ thấy. C.Mác viết: Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh nhấtcủa nó hồn tồn khơng tương ứng với sự phát triển chung của xã hội, do đó cũng khơng tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của xã hội, cơ sở này dường nhưcấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội1. Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời sống hiện thực của nhân dân; là nhân tốthúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của con người. Khi phản ánh thế giới hiện thực trong các hình tượng nghệ thuật chân thựcvà có giá trị thẩm mỹ cao, nghệ thuật đã tác động đến lý trí và tình cảm của con người, kích thích tính tích cực của con người, xây dựng ở con người những hành vi đạo đức tốtđẹp.Trong xã hội có giai cấp, nghệ thuật bao giờ cũng mang tính giai cấp. Tính giai cấp của nghệ thuật biểu hiện trước hết ở chỗ nó khơng thể khơng chịu sự tác động của thếgiới quan, các quan điểm chính trị của một giai cấp, khơng thể đứng ngồi chính trị và các quan hệ kinh tế. Trong xã hội chia thành các giai cấp mà phủ nhận mối liên hệ củanghệ thuật với chính trị thì hồn tồn sai lầm.Khi nhấn mạnh tính giai cấp của nghệ thuật trong xã hội có giai cấp, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin khơng phủ nhận tính nhân loại chung của nó. Khơng ít tácphẩm nghệ thuật mà giá trị của chúng được lưu truyền khắp thế giới qua các thời đại, mặc dù tác giả là đại biểu của một giai cấp nhất định. Có những nền nghệ thuật của một dântộc nhất định nhưng đã trở thành những giá trị văn hóa tiêu biểu của cả nhân loại. Tính giai cấp của nghệ thuật cách mạng và tiến bộ khơng những khơng mâu thuẫn với tínhnhân loại, mà ngược lại còn làm sâu sắc những giá trị tồn nhân loại.

6. ý thức tôn giáo

ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo.Tâm lý tơn giáo là tồn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tơn giáo. Hệ tư tưởng tơn giáo là hệ thống giáo lý do các giáo sĩ, cácnhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội. Đứng về mặt lịch sử, tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo là hai giai đoạn phát triển của ý thức tôn giáo, nhưng chúng liên hệ tácđộng qua lại và bổ sung nhau. Tâm lý tôn giáo đem lại cho hệ tư tưởng tơn giáo một tính chất đặc trưng, một sắc thái tình cảm riêng. Hệ tư tưởng tôn giáo thuyết minh những hiệntượng tâm lý tôn giáo, khái quát chúng, làm cho chúng biến đổi theo những chiều hướng nhất định.ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu của mình là chức năng đền bù - hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù - hư ảo. Chức năng1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.12, tr. 889.199đó làm cho tơn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã hội. Chức năng đền bù - hư ảo nói lên khả năng của tơn giáo có thể bù đắp, bổ sung một cách hư ảo cáihiện thực mà trong đó con người còn bất lực trước những sức mạnh tự nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Những mâu thuẫn của đời sống hiện thực,những bất lực thực tiễn của con người được giải quyết một cách hư ảo trong ý thức họ. Vì vậy, tơn giáo ln được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinhthần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ.Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng điều kiện tiên quyết để khắc phục tơn giáo như một hình thái ý thức có tính chất tiêu cực là phải xố bỏ nguồn gốc xã hội của nó, nghĩalà phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội triệt để nhằm cải tạo cả tồn tại xã hội lẫn ý thức xã hội. Bằng hoạt động tích cực cách mạng của mình, quần chúng khơng những cảitạo xã hội mà còn cải tạo bản thân, giải phóng ý thức mình khỏi những quan niệm sai lầm, kể cả những ảo tưởng tôn giáo.Câu hỏi ôn tập1. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gì? Phân tích tính chất giai cấp của ý thức xã hội?2. Mối liên hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và ý nghĩa phương pháp luận?3. Phân tích nội dung các hình thái ý thức xã hội: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo?200

Tìm hiểu về tôn giáo

  • 1. Khái niệm về tôn giáo ?
  • 2. Nguồn gốc của tôn giáo
  • 3. Vai trò của nơi thờ cúng trong tôn giáo
  • 4. Bản chất khoan dung, nhân đạo trong tôn giáo
  • 5. Các luật lệ và hình phạt trong các tôn giáo
  • 6. Sức mạnh của tôn giáo

1. Khái niệm về tôn giáo ?

Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:

- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”.

- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.

- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.

- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác:

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”.

- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen:

“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”

Vậy tôn giáo là gì ?

>> Xem thêm: Bộ máy nhà nước là gì ? Đặc điểm của bộ máy máy nhà nước ? Phân loại cơ quan nhà nước ?

Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý:

- Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình.

- Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.

Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.

2. Nguồn gốc của tôn giáo

Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo

- Tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.

- Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Trong các tác phẩm của mình C. Mác đã khẳng định: “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người”. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về mặt nội dung, nội dung cơ bản của tôn giáo là niềm tin (hay tín ngưỡng) tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Tôn giáo thường đưa ra các giá trị có tính tuyệt đối làm mục đích cho con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy được thể hiện bằng những nghi thức, những sự kiêng kỵ…

- Rất khó có thể đưa ra được một định nghĩa về tôn giáo có thể bao hàm mọi quan niệm của con người về tôn giáo nhưng có thể thấy rõ rằng khi nói đến tôn giáo là nói đến mối quan hệ giữa hai thế giới thực và hư, của hai tính thiêng và tục và giữa chúng không có sự tách bạch.

>> Xem thêm: Tín ngưỡng là gì ? Tôn giáo là gì ? Mê tín dị đoan là gì ?

Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăng nghen đã có một nhận xét làm cho chúng ta thấy rõ bản chất của tôn giáo như sau: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.”

3. Vai trò của nơi thờ cúng trong tôn giáo

Người mộ đạo và người vô thần đều nói về tôn giáo. Người này nói về điều anh ta yêu. Người kia nói về điều anh ta e ngại.

Hầu hết các dân tộc văn minh đều có nhà ở. Từ đó người ta nảy ra ý nghĩ xây nhà cho Thần để có nơi thờ phụng, và họ đi tìm đưa Thần về với sự sợ hãi và niềm, hy vọng.

Thật vậy, không có gì an ủi con người hơn là tim thấy thần thiêng hiện diện để cùng họ nói lên niềm khổ đau và sự yếu đuối của mình.

Nhưng ý tưởng ấy chỉ nảy ra ở các dân tộc cày ruộng; còn ở các dân tộc du mục thì không thấy ai xây đền thờ.

Thành Cát Tư Hãn tỏ ra rất khinh bỉ các đền thờ Hồi giáo trừ một điều là việc hành hương tới đến thờ ở Mecque (một thành phố tại vùng đồng bằng Tihamah thuộc Ả Rập Xê Út và là thủ phủ của vùng Makkah). Ông ta hiểu được rằng người ta không thể bạ đâu thờ đấy. Vì người Mông Cổ du mục không có nhà ở, nên họ không hề biết tới đền thờ.

Thần thánh là bậc che chở người khổ đau, và chẳng ai khổ đau hơn kẻ tù tội. người ta thường nghĩ rằng đền thờ thần thánh là nơi trú ngụ cho họ. Ý nghĩ này rất tự nhiên đối với người Hy Lạp, nơi mà những kẻ tội phạm bị đuổi ra khỏi thấnh phố, chỉ còn một cách là tìm đến đền thờ để có nơi trú ngụ và sự che chở.

Tình hình này lúc đầu chỉ xảy ra với những kẻ ngộ sát, về sau đến kẻ trọng tội sát nhân bị đuổi cũng chạy vào đền thờ: Chúng đã từng chống lại con người thì cũng có thể chống lại quỷ thần một cách táo bạo hơn.

>> Xem thêm: Văn bản pháp luật là gì ? Đặc điểm, phân loại văn bản quy phạm pháp luật

Luật của Moise (là lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia) thật thông minh: Ông cho rằng những kẻ ngộ sát là vô tội, nhưng phải để họ tránh xa tầm mắt người thân của kẻ bị giết; và ông tạo cho những kẻ ngộ sát một noi trú ngụ riêng, còn bọn phạm trọng tội giết người thì không cho nơi trú ngụ. họ chỉ được một cái lều vải mang vác đi được, tới đâu dựng lềụ tại đó. Tất nhiên là chúng cần có một ngôi đền, nhưng bọn tội phạm tứ xứ tới đây sẽ quấy rối việc thờ cúng. Nếu bọn giết người đã bị đuổi khỏi xứ sở như Hy Lạp thì người ta phải lo ngại rằng chúng sề cúng vái các thần xạ lạ. Cách nhận định trên dẫn tới việc thành lập những thành phố ngụ cư (villes d’asile) mà cư dân phải ở đây cho đến khi Giáo chủ cầm quyền thành phố ngụ cư qua đời.

Khi mà tôn giáo đã có nhiều giáo sĩ, thì tự nhiên là phải có một giáo sĩ cầm đầu. Do đó mà lập ra Toà thánh Giáo chủ. Ở các nước quân chủ người ta thường đặt Toà thánh Giáo chủ xa kinh đô vì người ta không muốn nhập cả quyển .lực Nhà nước và quyền lực tôn giáo chung vào cái đầu củạ nhà vua. Còn ở một nước chuyên chế thì mọi quyền lực đều tốm trong tay vua, nhưng trường hợp này vua phải coi tôn giáo như pháp luật của mình, như là hiệu quả của ý chí cá nhân nhà vua. Để tránh điều bất tiện nôi trên, cần phải có những công trình như đền đài tôn giáo, các sách kinh quy định nội dung tôn giáo. Vua Ba Tư là chủ Đạo Hồi, nhưng Kinh Coran điều hành tôn giáo. Hoàng đế Trung Hoa là vị Thượng toạ tối cao, nhưng có những bộ sách (Tứ thư ngũ kinh) nằm trong tay mọi người mà Hoàng đế cũng phải ứng xử đúng theo sách. Vua muốn xoá bỏ kinh sàch cũng không được. Các kinh sách này đánh thắng kẻ độc tài.

4. Bản chất khoan dung, nhân đạo trong tôn giáo

Chúng ta là nhà chính trị, không phải nhà thần học, mà ngay nhà thần học cũng cần phân biệt sự khoan dung đối với tôn giáo và sự tán thành tôn giáo ấy.

Khi pháp luật một nước phải chấp nhận nhiều tôn giáo thì pháp luật cũng phải buộc các tôn giáo khoan dung lẫn nhau. Mọi tôn giáo bị đàn áp đều trở thành kẻ đàn áp tôn giáo khác. Đây là một nguyên lý. Vì một khi thoát khỏi vòng đàn áp, nó sẽ đàn áp lại tốn giáo đã đàn áp mình như hành động của một nhà độc tài, chứ không như hành động cửa một tôn giáo.

Do đó pháp luật nên đòi hỏi các tôn giáo chẳng những không quấy rối Nhà nước mà còn không được quấy rối lẫn nhau. Một công dân tôn trọng pháp luật chẳng những không quây rối Nhà nước mà còn không quấy rối các công dân khác.

Chỉ những tôn giáo cố chấp mói có tài khéo léo truyền bá sang các vùng khác. Một tôn giáo khoan dung thì không nghĩ đến việc truyền bá rộng ra các nơi.

Một nước đã có sẵn tôn giáo thì cũng đừng nên cấm việc thiết lập một tôn giáo khác. Đó là luật dân sự rất tốt.

Vậy thì nguyên tắc cơ bản của một luật chính trị trong vấn đề tôn giáo là : Khi một nước có thể tự chủ cân nhắc nhận hay không nhận tôn giáo mái thì chớ nên nhận; nhưng một khi tôn giáo đã thiết lập rồi thì nên khoan dung.

>> Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì ? Đặc điểm, ý nghĩa và cách phân loại trách nhiệm pháp lý

5. Các luật lệ và hình phạt trong các tôn giáo

Nên tránh hình phạt đối vái tôn giáo. Hình phạt gây ra sợ hãi. Cái sợ hãi này xoá cái sợ hãi kia. Đứng giữa hai thứ sợ hãi đó tâm hồn giáo dân trở nên hung tàn.

Tôn giáo có những điều đe doạ và những điều hứa hẹn lớn lao, đến mức mà một khi pháp quan ép buộc chúng ta từ bỏ tôn giáo thì hình như là ta mất hết tất cả, và khi pháp quan để cho ta tự do tín ngưỡng thì ta được nhiều mà chẳng mất một tí gì.

Muốn làm cho người ta rời khỏi một tôn giáo thì biện pháp chắc chắn hơn cả là đánh vào tôn giáo ấy bằng ân sủng, bằng tiện nghi đời sống, bằng hy vọng làm giàu. Đừng cảnh cáo người ta, mà hãy làm cho người ta quên đi. Đừng gây ra tức giận mà hãy làm cho người ta lạnh nhạt; đó là khi mà các ham muốh thế tục lay động tâm hồn, còn ham muốn do tôn giáo gợi nên thì chìm vào im lặng.

Quy luật chung là trong việc thay đổi tôn giáo, những lời mòi mọc có sức mạnh hơn là những hình phạt.

Tính chất của tinh thần nhân loại lộ rõ trong thứ tự các hình phạt mà người ra đã dùng, hãy nhớ lại việc ngưqc dậị tôn giáo ở Nhật Bản : Người ta vùng lên phản kháng các nhục hình khốc liệt nhiều hơn là chống lại các hình phạt dai. dẳng, chỉ gây chán nản, không gây sợ hãi. Hình phạt dai. dẳng khó vượt qua hơn, vì nó có vẻ nhẹ ngàng, dễ dàng hơn.

6. Sức mạnh của tôn giáo

Thế giới ngày nay đang trong quá trình vận động, biến đổi rất nhanh chóng về mọi phương diện. Tôn giáo, với tư cách là một loại hình ý thức xã hội, một thực thể xã hội cũng không nằm ngoài sự vận động, biến đổi chung đó. Trong quá trình vận động, phát triển, mỗi quốc gia đang từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến tôn giáo cho phù hợp với xu thế vận động chung.

>> Xem thêm: Pháp luật là gì ? Đặc điểm, đặc trưng cơ bản của pháp luật ?

Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là hệ thống luật pháp đó đều chú ý khuyến khích sự đoàn kết, khoan dung giữa các tôn giáo, đồng thời có chính sách để phát huy các giá trị tốt đẹp của tôn giáo (không chỉ là giá trị văn hóa, đạo đức) và vai trò của các tôn giáo với tư cách là một nguồn lực để phát triển xã hội, hoặc nhìn nhận các tôn giáo (chân chính) là nguồn sức mạnh mềm của quốc gia.

Thực tiễn đời sống tôn giáo ở nước ta cũng như trên thế giới và kết quả nghiên cứu về vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội cho thấy, tôn giáo không chỉ có vai trò xây dựng đối với xã hội thông qua các giá trị văn hoá, đạo đức của nó, mà tôn giáo còn có thể đóng góp những giá trị tốt đẹp khác đối với ổn định xã hội, đoàn kết dân tộc và phát triển bền vững.

Tôn giáo cũng là một kênh quan trọng để thúc đẩy mở rộng đối ngoại nhân dân; tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống chiến tranh, bá quyền, bạo lực, nghèo đói... Tôn giáo cũng là một kênh quan trọng để chúng ta tăng cường đoàn kết, tập hợp đồng bào ta đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài. Tôn giáo của người Việt Nam cũng là một kênh quan trọng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hoá tốt đẹp của Việt Nam ra nước ngoài.

Các truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới, khi ra đời cách đây hàng ngàn năm, không nhất thiết đưa ra một cách giải quyết sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội hay bảo vệ môi trường sống. Nhưng một cách tự nhiên, các truyền thống tôn giáo ấy chỉ ra những con đường kiến tạo những cộng đồng và xã hội có những tiêu chí khá tương đồng. Phật giáo được cho là đề cao sự bình đẳng xã hội và cách đề cao đó có thể phản ánh tư tưởng rằng đảm bảo bình đẳng và xóa đi các ranh giới của phân biệt đẳng cấp xã hội là một trong những nguyên tắc nhằm xây dựng một xã hội có sự ổn định và hài hòa.

Kitô giáo lên tiếng vì tầng lớp người nghèo khó, cổ súy cho việc xây dựng xã hội dựa trên nền tảng đạo đức, sự khiêm nhường, đức hi sinh vì người khác, và cái nguy hại của thói tham lam của cải vật chất, v.v... Islam giáo cũng có những tiêu chí rèn luyện cá nhân và kiến tạo cộng đồng không có nhiều khác biệt. Nhìn chung, sự nhấn mạnh thường đặt vào mối quan hệ hài hòa giữa các cá nhân hay các nhóm dân cư, tính chính trực, lòng khoan dung, đức hi sinh, và sự quan tâm tương trợ người nghèo khó và đau khổ. Những tiêu chí quá tốt đẹp này, dù không phải lúc nào cũng dễ trở thành hiện thực, rõ ràng có thể được xem là những nền tảng hay điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của xã hội một cách bền vững. Trong quá trình lan tỏa ra khắp thế giới, các truyền thống tôn giáo này thích ứng với các môi trường cụ thể, kiến tạo và hỗ trợ sự phát triển của nền văn minh nhân loại và văn hóa của các vùng hay quốc gia.

Nhưng các tôn giáo có những mục đích của riêng mình, không nhất thiết phải tương thích với các đòi hỏi phát triển cụ thể của mỗi quốc gia hay khu vực. Do đó, vai trò của tôn giáo trong phát triển đã thể hiện cả phương diện tích cực và tiêu cực. Chúng tôi bắt đầu với với những vai trò tích cực của tôn giáo, như sẽ trình bày dưới đây.

Nhiều công trình nghiên cứu sau này đã khá phá lại một cách thận trọng vai trò và ý nghĩa của tôn giáo trong sự phát triển của xã hội một cách bền vững. Nói cách khác là trả lời câu hỏi: Tôn giáo có thể tham gia theo những cách nào vào phát triển xã hội? Một trong các nghiên cứu đáng chú ý là của Stephen Ellis và Gerrie Ter Haar công bố năm 2005. Trong bài viết này, lấy Châu Phi như là khu vực tập trung các quốc gia đang phát triển làm trường hợp nghiên cứu, hai tác giả đã chỉ ra 06 lĩnh vực mà tôn giáo có thể đóng vai trò tích cực cho phát triển, bao gồm:

Phòng chống xung đột và kiến tạo hòa bình (nhiều xung đột ở châu Phi là các xung đột có vũ trang. Các biện pháp can thiệp quốc tế nhằm phòng chống và giải quyết xung đột đều xem xét tôn giáo như một yếu tố);

Quản trị xã hội (trong khi năng lực quản trị xã hội và cung cấp phúc lợi của các chính phủ còn yếu, một số tổ chức tôn giáo cho thấy có thể làm tốt việc quản trị và phân bổ phúc lợi xã hội)

Tạo của cải và năng lực sản xuất (Tôn giáo cung cấp các ý tưởng về việc trở nên thịnh vượng cũng như cách thức quản lý tài nguyên đất đai);

>> Xem thêm: Dịch vụ là gì ? Bản chất và đặc điểm chung về dịch vụ

Y tế và Giáo dục (ở Châu Phi việc mắc bệnh và chữa bệnh được nhìn nhận một cách tổng thể. Chữa bệnh nghĩa là chữa trị cả về tâm lý và thể chết. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong chữa bệnh ở nơi đây).

Theo cách nhìn từ kinh nghiệm quốc tế này, ta thấy tôn giáo hiện diện trong hầu hết các hoạt động quan trọng nhất của bất cứ xã hội nào mà vẫn thỏa mãn yêu cầu về tính bền vững, từ chính trị, kinh tế, an ninh, bình đẳng nam-nữ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo khả năng phát triển cho các thế hệ tương lai.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)