Đa dạng sinh học thành phố hộ Chí Minh

SDB triển khai nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu, hợp tác quốc tế và cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phát triển bền vững và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Phục vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.Nhập nội dung mô tả ngắn


Lãnh đạo trung tâm

  • Họ và tên: Đào Phú Quốc
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Trung Tâm
  • Email:
  • Điện thoại: 0989759507

Chức năng và nhiệm vụ:

  • Là đơn vị trực thuộc Viện Môi Trường và Tài nguyên 
  • Nghiên cứu khoa học.
  • Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, chuyển giao công nghệ.
  • Đào tạo cán bộ
  • Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Hướng nghiên cứu chính:

  • Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
  • Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật
  • Nghiên cứu khai thác và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
  • Nghiên cứu thiết lập và phát triển bền vững các hệ sinh thái nhân tạo.

Các kết quả/thành tựu nổi bật đã đạt được hoặc đang thực hiện

  • Sở hữu trí tuệ: Kỹ thuật hồ nuôi tôm mô hình đệm nghỉ đu quay (năm 2019)
  • Hợp tác với Trường Đại học kinh tế luật xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo quản lý kinh tế trang trại CEO FARM (năm 2019).
  • Nghiên cứu triển khai các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu
  •  Nghiên cứu triển khai mô hình nuôi tôm thâm canh bằng đệm nghỉ đu quay
  • Nghiên cứu triển khai  mô hình tái sử dụng nhựa thải.
  • Nghiên cứu triển khai mô hình sản xuất phân bón cho cây trồng từ rong tảo biển.

Các đối tác hợp tác chính trong và ngoài nước

  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo chuyên viên thẩm tra đa dạng sinh học
  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo chuyên viên hướng dẫn tour du lịch sinh thái, kỹ năng sinh tồn  nới hoang dã.
  • Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật và quản lý trong nông nghiệp, các giải pháp thích ứng với thiên tai, sự cố môi trường
  • Các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo ngắn hạn về phát triển bền vững, quản  lý và bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, đa dạng sinh học
  • Các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn lập dự án, lập quy hoạch, thiết kế các khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thủy nội địa, khu bảo tồn biển.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ đánh giá đa dạng sinh học cho các khu tự nhiên, khu bảo tồn, khu độ thị và các khu khác.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế các khu du lịch sinh thái, tour du lịch sinh thái
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đặt biệt là các dự án có ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công các hệ thống xử lý nước thải, bùn thải bằng cách ứng dụng thiết kế đất ngập nước nhân tạo, sử dụng thực vật và vi sinh vật xử lý nước thải bùn thải.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn chuyển giao nông nghiệp kỹ thuật cao.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thiết kế, thi công và bảo dưỡng mảng xanh (landscape) đô thị, thiết kế, thi công và bảo dưỡng hệ sinh thái rừng nhân tạo trong đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp.
  • Các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn thiết kế khu du lịch sinh thái khép kín theo hướng phát triển bền vững, tư vấn quản lý và bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về môi trường.
  • Phối hợp với Phòng NCKH&ĐN tổ chức các hội thảo quốc tế, hội thảo trong nước, các báo cáo chuyên đề về phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo “Chương trình hành động đa dạng sinh học tại TPHCM giai đoạn 2015 và định hướng năm 2020” do Sở TN-MT TPHCM tổ chức, bà Đỗ Thị Bích Lộc, Viện Kỹ thuật biển, trưởng nhóm nghiên cứu đa dạng sinh học ở TPHCM đã cho biết, biến đối khí hậu, suy thoái môi trường đã và đang tác động mạnh đến các hệ sinh thái, động vật ở TPHCM.

Cụ thể, sự thay đổi nhiệt độ đã làm thay đổi tập tính di cư đối với các loại động vật; nhiệt độ tăng cao tác động mạnh đến những vùng đất ẩm ướt, bốc hơi nhanh sẽ làm cho các vùng đất ẩm ướt nhanh chóng cạn nước trước khi mùa mưa đến, gây hiện tượng phân cắt dòng di cư, điều này sẽ làm cho trứng, con non của các loài thuộc nhóm cá, lưỡng cư bị suy giảm. Hiện tượng này được ghi nhận nhiều ở các quận 2, 7, 9 và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ trên những khu đất ngập nước tự nhiên bị phân cắt thành mảng nhỏ do việc san lấp xây dựng các khu dân cư.

Mưa nhiều cùng với cường độ khai thác cát trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai sẽ làm gia tăng hiện tượng xói lở bờ, kết quả các mảng thực vật tự nhiên ven hành lang sông sẽ bị thu hẹp diện tích hoặc bị biến mất. Thay vào đó sẽ là các bờ kè nhân tạo, khu dân cư đô thị mà khu hệ thực vật chủ yếu là các loài thực vật ngoại lai…, không thích hợp cho các loại động vật hoang dã bản địa tồn tại.

Thêm vào đó, lượng mưa không đều, cùng với rừng đầu nguồn cạn kiệt dần làm cho lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Đồng Nai thiếu ổn định. Mưa lũ buộc phải xả hồ Trị An, đẩy nước mặn ra xa, khi khô hạn kéo dài xâm nhập mặn lại đi vào sâu hơn. Hạn hán kéo dài, nhu cầu nước ngọt cần để duy trì sự sống của các loài sinh vật sụt giảm, trước tiên sẽ là suy giảm về độ nhiều của các loài và về lâu dài là sự suy giảm về thành phần loài, điều này có nghĩa là sự đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng.

MINH HẢI

(PLO)-TP.HCM có hệ đa đạng sinh học (ĐDSH) rất phong phú với hơn 1.515 loài thực vật và gần 600 loài động vật…

Có thể nói ĐDSH đã và đang mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, đóng góp vai trò to lớn cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, TP.HCM đang đối diện với nguy cơ suy thoái ĐDSH và mất cân bằng sinh thái vì sự gia tăng dân số, thay đổi phương thức sử dụng đất, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường…

Tác động của đô thị hóa

TP.HCM có tổng diện tích 2.061 km², được chia thành 19 quận và 5 huyện. Mật độ dân số ở TP.HCM là 4.292 người/km², trong khi mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km². Điều này đồng nghĩa với việc TP.HCM có mật độ dân số cao nhất cả nước (tăng 26% so với năm 2009).

Tính ĐDSH của TP.HCM được duy trì chủ yếu bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Cần Giờ. Trong đó có việc bảo tồn Khu dự trữ sinh quyền Cần Giờ là mắt xích then chốt cho việc bảo vệ và duy trì ĐDSH cho TP.HCM.  Ngoài ra, sự có sự góp mặt của khu hệ rừng Đông Nam Bộ và Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi làm cho tính ĐDSH ở thành phố trở nên phong phú hơn.

Đa dạng sinh học thành phố hộ Chí Minh
ĐDSH đã và đang mang lại lợi ích trực tiếp về môi trường cho người dân

Song song với sự phát triển, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, tác động mạnh mẽ nhất là quá trình đô thị hóa. Theo đó, quá trình đô thị hóa làm ảnh hưởng nghiêm môi trường sống của sinh vật, biến các vùng đất trũng trước kia (được coi là các vùng đệm sinh thái hay “hồ điều hòa tự nhiên” khi triều lên hay khi nước mưa chảy từ thành phố ra) ở các quận, như: 2, 7, 9, 12; huyện Nhà Bè, Bình Chánh trở thành các vùng bị bê tông hóa. Mặt khác, quá trình khai hoang cải tạo đất đã thu hẹp phạm vi phân bố hệ sinh thái một cách đáng kể; diện tích không gian xanh ở khu vực nội thành bị giảm đi.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái hành lang di cư – kết nối ĐDSH ở nội thị với vùng ngoại biên cũng chịu tác động khá mãnh liệt từ tác động quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Chưa kể, hàng năm nhiều giống cây trồng, vật nuôi, động vật hoang dã ngoại lai và bản địa đi qua các cửa khẩu TP.HCM gây ra rất nhiều hệ lụy khác.

Triển khai đa dạng các giải pháp, tăng cường mảng xanh

Theo kế hoạch, năm 2020, TP.HCM cần hoàn thiện 6 mục tiêu: bảo tồn, duy trì ĐDSH trên cạn; ở hành lang sông, vùng cửa sông và ven biển; bảo tồn, phát triển ĐDSH nông nghiệp; tài nguyên sinh vật được phát triển và sử dụng bền vững; phát huy vai trò và đóng góp của cộng đồng vào bảo vệ ĐDSH; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH và an toàn sinh học.

Song song đó, TP.HCM cần đồng bộ các giải pháp thực hiện hiệu quả về mặt quản lý, quy hoạch phát triển đô thị, kỹ thuật, xã hội... Chẳng hạn như xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai và kênh rạch; có chính sách bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi; ban hành quy định về thực hiện lồng ghép nội dung hành động ĐDSH vào dự án phát triển khu đô thị mới, phát triển hành lang giao thông; nghiêm cấm việc khai thác cát trên sông và vùng cửa sông ven biển...

Đa dạng sinh học thành phố hộ Chí Minh
TP.HCM cần có chính sách bảo vệ chặt chẽ Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Ảnh minh họa)

Mặt khác, TP cần dành không gian đất để phát triển công viên rừng đô thị. Ở những khu vực ít mảng xanh, tăng cường diện tích thảm cỏ trên vỉa hè... Đây cũng là môi trường cho một số sinh vật tồn tại, góp phần tham gia vào chuỗi thức ăn của các loài. Ngoài ra, TP cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết người dân về giá trị bảo tồn các loại cây ăn quả đặc hữu... Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh trưởng của các loài thực vật thân gỗ bản địa, đề xuất ưu tiên trồng bảo tồn chuyển vị trong các mảng xanh đô thị; kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH dưới tác động biến đổi khí hậu tại TP.HCM; xây dựng chương trình truyền thông cộng đồng... với nguồn vốn, nhân lực được xây dựng chi tiết, cụ thể.       

ĐDSH là sự giàu có, phong phú của các nguồn gen, loài và hệ sinh thái trên trái đất. Chúng có ý nghĩa sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là bảo vệ cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, sự phát triển dân số, sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp, khai phá tài nguyên... đã ảnh hưởng không nhỏ đến ĐDSH, tài nguyên, môi trường. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thực sự nghiêm túc trong việc định hướng, triển khai hành động cụ thể để bảo vệ ĐDSH, phát triển xã hội, kinh tế bền vững.