Cuộc khởi nghĩa hương khê diễn ra như thế nào năm 2024

Theo nguồn tài liệu của thực dân Pháp cho thấy thực dân Pháp cũng rất quan tâm chú ý đến trang thiết bị quân sự của nghĩa quân Hương Khê, nên ngay từ đầu thế kỷ XX, Đại úy Ch. Gosselin trong quyển sách L’Empire d'Annam (Đế quốc An Nam) đã viết về thành tựu này như sau: "Ông (tức Phan Đình Phùng) đã biết đào tạo các chiến binh của mình theo cung cách kỷ luật và hàng binh theo kiểu châu Âu, đó là điều mà chúng ta chưa bao giờ nhận thấy từ trước cho đến lúc đó, trang phục cho quân lính bằng những bộ quần áo tương tự như những binh lính người bản xứ và cuối cùng là trang bị cho các chiến binh bằng các khẩu súng kiểu 1874, những khẩu súng này được sản xuất bí mật tại những địa điểm mà chúng ta không phát hiện ra được và với một khối lượng rất nhiều. Tôi đã mang về Pháp vài khẩu súng này, những khẩu súng này giống về tất cả mọi phương diện với những khẩu súng do các công binh xưởng của chúng ta sản xuất và đã làm cho các sĩ quan pháo binh mà tôi đưa cho họ xem phải hết sức ngạc nhiên. Những khẩu súng này chỉ khác với những khẩu súng của chúng ta về hai điểm đó là lò xo xoáy ốc tôi chưa đủ và nòng súng không có xẻ rãnh, cho nên đạn đi không xa. Tuy nhiên những khẩu súng này đã bắn chết rất nhiều binh lính và sĩ quan người Âu và binh lính người bản xứ".

Gần đây trong luận án tiến sĩ quốc gia nhan đề "Les contacts Française - Vietnamiens en Annam et au Tonkin de 1885 à 1896” (Những sự tiếp xúc Pháp - Việt ở Trung và Bắc Kỳ từ 1885 tới 1896), Ch. Fourniau đã cho công bố nhiều bản báo cáo đương thời của bọn thực dân Pháp đã tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Thực dân Pháp có mô tả một số doanh trại của nghĩa quân mà chúng chiếm được: "Doanh trại của Phan Đình Phùng bao gồm nhiều dãy nhà bằng gỗ được xây dựng rất tốt (những chỗ ở cho các tướng lãnh và trại lính chưa đến 300 người) và một xưởng vũ khí khá rộng có thể chứa đến 30 công nhân". Cũng toán lính này phát hiện ở một chỗ không xa một doanh trại khá, gồm 12 căn nhà, chứa được từ 150 đến 200 người. Người ta tìm thấy nhiều lò rèn và những dụng cụ để làm vỏ đạn và 4.000 khẩu phần gạo mà nghĩa quân bỏ lại khi rút lui.

Báo cáo của Le Normand ngày 11 tháng 5 năm 1895 cho biết, thời gian đầu, cuộc khởi nghĩa Hương Khê cũng giống như các cuộc khởi nghĩa khác trong nước về mặt trang bị kỹ thuật, vũ khí của nghĩa quân là bạch khí, nghĩa là chỉ gồm gươm, giáo mác, mã tấu, v.v... chưa có vũ khí hiện đại. Từ 1890, nghĩa quân đã tổ chức được một cuộc phục kích thành công, thu được một tá súng trường. Phấn khởi trước thành tích, sau đó nghĩa quân đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc phục kích nữa để cướp súng, những trận sau đó Đề Mậu và Đề Niên chỉ huy. Theo báo cáo của Công sứ Nghệ Tĩnh Duvillier, ngày 17 tháng 12 năm 1895 những người thợ làm những công đoạn khó khăn trong việc chế tạo súng đã được nghĩa quân trả công cao hơn rất nhiều so với mức bình thường ở ngoài xã hội.

Về những người thợ thủ công này, báo cáo của Le Normand viết tiếp: "Phan Đình Phùng đã sử dụng những người quê ở La Sơn đã từng là người làm vũ khí ở trên các pháo hạm hoặc trong các xưởng của hải quân, hoặc là thợ máy tại các hãng Daniel Chatmont... Những người này lại tuyển mộ ở Hà Nội những người làm vũ khí khác người bản xứ. Sau đó Phan Đình Phùng mới trưng dụng những người thợ rèn, thợ bạc, thợ mộc và thợ gỗ để làm ra súng. Việc sản xuất này được thúc đẩy nhanh chóng và chẳng bao lâu các toán quân đều được trang bị những vũ khí lợi hại. Những xưởng sản xuất được thiết lập trong những kho tại dãy núi Ngàn Trươi và Ngàn Phố; những người làm vũ khí và thợ bạc đã chế ra những quy lát từ chất thép được nấu theo phương pháp Catalane - một phương pháp nấu thép từ quặng sắt mà không phải trải qua giai đoạn gang. Họ cũng sản xuất các bộ phận bằng đồng và những vỏ đạn bằng đồng do họ trưng dụng được từ các mâm và nồi đồng ở các làng quê. Nòng súng được đúc trong núi, hoặc tại các làng thợ rèn, chẳng hạn như ở Vân Chàng. Báng súng được chuẩn bị ở mỗi nơi một ít và ở khắp mọi nơi".

Qua những nguồn tài liệu trên, chúng ta thấy điểm nổi bật trong thành tựu mà nghĩa quân Hương Khê đã đạt được là chế tạo thành công được súng trường kiểu 1874, về mặt chất lượng gần đạt tiêu chuẩn quốc tế và về mặt số lượng lên đến hàng ngàn khẩu, một số lượng lớn lao mà không một cuộc khởi nghĩa nào khác vào thế kỷ XIX cũng như sau này đạt được. Điều này đã khiến cho nghĩa quân Hương Khê không ngừng lớn mạnh và đủ sức đánh giặc lâu dài. Người ta cũng thấy mặc dù chưa có chính quyền trong tay, phương tiện vật chất thiếu thốn nghèo nàn hầu như không có gì, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật hiện đại lại thấp nhưng với tinh thần yêu nước nồng nàn xả thân vì nghĩa lớn, nghĩa quân Hương Khê đã dám lao vào tấn công một trận tuyến mới, đó là lãnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến và đã thu được một số thành tựu rất đáng tự hào và khâm phục. Đặc biệt là Cao Thắng đã nêu một tấm gương về tinh thần sáng tạo kỹ thuật, biết dùng và đối xử đúng đắn với thợ giỏi, khắc phục khó khăn, tổ chức dây chuyền sản xuất theo kiểu hiện đại. Tất nhiên lúc đó chưa thể có được những thành tựu ngang với kẻ địch. Nhưng dù sao điều này cũng đã nói lên tài trí thông minh sáng tạo, vượt khó khăn của nghĩa quân Hương Khê cũng như của dân tộc Việt Nam.

chuongxedap:

Câu hỏi 29: Trình bày đôi nét về chiến lược và chiến thuật của Phan Đình Phùng được áp dụng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Trả lời:

Phan Đình Phùng là văn thân, trí thức yêu nước. Tài năng của ông được kết tinh bởi: Ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước; đức độ trong đời thường cùng nghệ thuât tập hợp đoàn kết lực lượng; kế dùng người và cách đánh giặc khôn ngoan, mưu lược...

Phan Đình Phùng xác định muốn kháng chiến phải có căn cứ địa làm chỗ đứng chân để triệu tập binh mã, huấn luyện quân sĩ, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực. Phan Đình Phùng đã chọn dãy núi Vụ Quang làm căn cứ đóng đại đồn. Núi Vụ Quang còn gọi là Ngàn Trươi, là nơi hiểm hóc, địa thế tiện lợi cho việc dùng binh, mặt trước nhìn ra tỉnh thành Hà Tĩnh, mặt sau là rừng núi, có đường qua Lào, Xiêm; hơn thế lại có đường thông với dãy núi hiểm hóc Đại Hàm. Các đồn trú của nghĩa binh rất tiện cho việc chống giữ và chuyên chở lương thực của bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đời Trần, Lê đã từng chọn nơi đây thủ hiểm để chống quân Nguyên, Minh. Dưới quyền Phan Đình Phùng, người trực tiếp thay ông chỉ huy nghĩa quân là Cao Thắng - vừa giỏi võ nghệ vừa lắm cơ mưu. Sự nghiệp chống Pháp của cụ Phan được rạng rỡ, một phần không nhỏ là nhờ Cao Thắng, người không chỉ tài chỉ huy mà còn giỏi chế tạo vũ khí.

Phan Đình Phùng rất chú trọng việc xây dựng căn cứ để thực hành kháng chiến lâu dài, vì thế ông đã chọn căn cứ ở những vùng rừng núi hiểm trở, địch khó bao vây và tiến công quân ta, nhưng quân ta vẫn có thể tổ chức được lực lượng chiến đấu lâu dài, thực hiện được cả hai việc tiến, thoái. Về mặt quân sự mà nói thì núi Đại Hàm là một rặng núi hiểm hóc: sơn mạch liên tiếp nhau và đột ngột, khuất khúc, cứ mỗi trái núi có một khe suối, hai bên bờ khe nào cũng có lau sậy mọc lên cao quá đầu người. Đường lối đi vào rất khó khăn hiểm hóc, nếu ai không thuộc thì không tìm được đường vào, hay vào rồi mà không thuộc địa thế cũng không biết đường ra. Căn cứ kháng chiến Phan Đình Phùng không đơn độc ở một khu vực mà là sự liên kết của nhiều vùng thuộc bốn tỉnh miền Trung, ít nhiều đều có tác động qua lại với phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Từ Vụ Quang đến Trùng Khê, Trí Khê dài đến gần một trăm dặm đều có đồn trại của nghĩa quân liên tiếp dựng lên. Đồn trại dựng toàn bằng cây bền chắc, lấy ngay ở trong rừng, dựa theo thế núi, thế nước mà đóng để tiện chống giữ, việc ăn uống cũng như việc chuyên chở binh gia, lương thực đi lại. Rộng ra đến bốn tỉnh miền Trung là miền thượng du sơn cước đều rải rác có đồn trại nghĩa binh. Đồn lớn thì bố trí đề đốc đóng, còn đồn nhỏ thì một lãnh binh.

Phan Đình Phùng chia nghĩa quân thông thuộc tay mình ra 15 quân thứ, mỗi quân thứ một vùng, nhiều hay ít quân tùy thuộc vào địa thế trong mưu đồ chiến lược chung. Mỗi quân thứ tuy là căn cứ riêng của các văn thân võ tướng nhưng đều dưới quyền chỉ huy của cụ Phan tại núi Vụ Quang - đó là chiến khu trung tâm chỉ huy cuộc kháng chiến, lực lượng quân sự chủ yếu tập trung ở chiến khu này.

chuongxedap:

Vấn đề lương thực của nghĩa quân được Phan Đình Phùng rất coi trọng. Cụ Phan đã huy động không chỉ đủ mà còn tổ chức dự trữ lương thực với quy mô lớn, tỉ mỉ, khoa học. Với chính sách gần dân, thương dân, công tác dân vận thuyết phục, thu thuế, nộp lương thực có hạn độ theo hoàn cảnh, chính vì thế mà nhân dân bốn tỉnh đã tích cực ủng hộ quân khởi nghĩa với mức cao nhất. Việc hoạch định chiến lược trong xây dựng căn cứ lòng dân đã không chỉ bảo toàn lực lượng mà còn đoàn kết lực lượng khởi nghĩa trên toàn quốc, không chỉ miền Trung mà còn vươn ra Bắc, vào Nam... chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Phan Đình Phùng rất rộng và sâu xa. Nếu như tư tưởng ấy, mong muốn ấy của cụ Phan được thực hiện bằng sự liên kết thống nhất sức mạnh của phong trào kháng Pháp trong cả nước thì có thể hiệu quả của phong trào Cần Vương còn lớn hơn rất nhiều.

Qua các tài liệu lịch sử để lại, tuy không nhiều, nhưng cũng đủ để chứng minh cho cách dùng binh - tổ chức chiến đấu của cụ Phan. Chiến tranh du kích, đánh vận động, phục kích, nhỏ lẻ, đánh ban đêm quần nhau liên tục nhằm tiêu hao lực lượng quân Pháp, chờ thời cơ tổ chức đánh lớn vẫn là những hình thức chiến thuật phổ biến được cụ Phan vận dụng. Đó là một trong những cách đánh khá độc đáo mang tính truyền thống và hiện đại của quân ít đánh quân đông, quân yếu đánh quân mạnh, nhằm bảo toàn lực lượng, khoét sâu điểm yếu của quân Pháp hòng đưa khởi nghĩa đi tới thắng lợi. Ở đâu hoặc đến đâu nghĩa quân đều dựa vào dân tổ chức kháng chiến ở đó. Nhờ chiến thuật liên tục cơ động, đánh vận động mà nghĩa quân đã bảo toàn được lực lượng trong thời gian khá dài trước sự bao vây và tiến công liên tục với quy mô lớn của thực dân Pháp. Căn cứ kháng chiến được trải dài, rộng trên một địa bàn lãnh thổ rộng lớn, việc tổ chức từng quân thứ có thể độc lập chủ động tác chiến, kiên quyết kháng chiến để hỗ trợ nhau, phối hợp với nhau cùng kháng chiến làm cho quân thù không thể tập trung tiêu diệt nghĩa quân một cách nhanh chóng đã được khẳng định ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến. "Từ ngày 1 tháng 1 năm 1896 đến 14 tháng 5 năm 1896, mặc dầu chúng đã buộc được 144 tướng sĩ nghĩa quân phải ra hàng và bắt giết một số khác, nhưng một điều rõ ràng mà chúng phải công nhận là chúng vẫn không tiêu diệt nổi ý chí tiếp tục đề kháng của nghĩa quân Hương Khê"1.

Sự tồn tại của phong trào khởi nghĩa Phan Đình Phùng hơn 10 năm trời dựa vào nghệ thuật xây dựng căn cứ, tích trữ lương thực, phối hợp tác chiến trong nước, thậm chí cả ngoài nước đã khẳng định tư tưởng kháng chiến trường kỳ, dựa vào địa hình hiểm trở của đất nước, lòng yêu nước, quyết tâm kháng chiến của nhân dân là chính xác và phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan lúc đó. Cũng như lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa đương thời, chúng ta có thể tìm thấy tri thức quân sự ở Phan Đình Phùng rất dồi dào, sâu sắc, trình độ mưu lược cao. Có lẽ do vậy mà so với các cuộc khởi nghĩa khác, quy mô tầm vóc của khởi nghĩa Phan Đình Phùng cũng có phần nổi trội, thanh thế ảnh hưởng của nghĩa quân Phan Đình Phùng khá lớn, thuyết phục được nhiều lãnh binh khác về tụ hội dưới ngọn cờ khởi nghĩa của cụ Phan. _____________________________________ 1. Mai Hanh, Nghiên cứu lịch sử, số 85, tháng 4 năm 1966.

chuongxedap:

Câu hỏi 30: Hãy phân tích, nhận xét đánh giá về căn cứ kháng chiến của nghĩa quân Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo? Trả lời:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo được nhiều người biết đến và được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự quan tâm. Sự quan tâm đặc biệt ấy không phải chỉ vì cuộc khởi nghĩa do một sĩ phu có tên tuổi lãnh đạo hay là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (10 năm từ 1885 đến 1895) trong phong trào Cần Vương kháng Pháp cuối thế kỷ XIX mà còn là bởi nó để lại một bài học vô giá. Đó là vấn đề chọn và xây dựng căn cứ kháng chiến.

Khi đã tập hợp được lực lượng và trang bị vũ khí của nghĩa quân lớn mạnh, Phan Đình Phùng cùng với bộ tham mưu của mình đã chọn vùng thượng du hai huyện Hương Sơn và Hương Khê làm căn cứ kháng chiến và vùng thượng du Nghệ An - Hà Tĩnh làm địa bàn hoạt động chính bao quanh khu căn cứ. Đặc biệt là khu Ngàn Trươi có dãy núi Vụ Quang là khu trung tâm của nghĩa quân, có địa hình rất thuận lợi kể cả trong tiến công cũng như phòng ngự; đồng thời tổ chức cho các quân thứ xây dựng căn cứ kháng chiến, tiếp nhận lương thực, mua sắm và tự tạo vũ khí... sẵn sàng đối phó với địch trong mọi tình huống.

Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét, đánh giá căn cứ của nghĩa quân Hương Khê như sau:

- Việc hình thành vùng căn cứ địa miền tây Hà Tĩnh là bước phát triển tất yếu của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo nổ ra năm 1885 không phải tại Hương Khê mà tại làng Đông Thái huyện La Sơn (nay là xã Tùng Anh, huyện Đức Thọ). Lúc đầu chỉ có vài trăm nghĩa quân đứng chân tại làng. Đầu năm 1886, mặc dù hợp thêm nghĩa quân của Lê Ninh tại Bạch Sơn (thuộc dãy Đại Hàm), nhưng lực lương nghĩa quân vẫn chưa được là bao, nên khi cụ Phan ra Bắc, Cao Thắng đã đưa nghĩa quân về làng để dựa vào dân phát triển lực lượng. Như vậy thời gian đầu do lực lượng quá nhỏ, địch chưa để ý đến, nghĩa quân còn có thể dựa vào dân làng để phát triển được lực lượng, xây dựng thực lực. Nhưng sau hai năm xây dựng và phát triển, lực lượng nghĩa quân đã khá mạnh, thanh thế nghĩa quân đã khá lớn và lại càng lớn mạnh khi cụ Phan từ Bắc trở về quy tụ được các cuộc khởi nghĩa trong vùng. Một mặt thì kẻ thù đã để mắt và tìm cách đàn áp, một mặt nghĩa quân cần có chỗ đứng để tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài nếu không sớm muộn cũng bị địch tiêu diệt, vì vậy sự ra đời của căn cứ địa là đòi hỏi khách quan và tất yếu của cuộc khởi nghĩa.

- Chúng ta đều biết trong khởi nghĩa vũ trang nói riêng và trong chiến tranh giải phóng nói chung, căn cứ địa có tầm quan trọng mang tính chiến lược. Nó trở thành điều kiện sống còn khi cuộc khởi nghĩa mới nổ ra và cả khi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch còn quá chênh lệch nghiêng hẳn về phía địch. Bởi vậy mà căn cứ địa là chỗ đứng chân của nghĩa quân để tập hợp, phát triển lực lượng tiến hành chiến tranh, về mặt này nó còn là nơi dự trữ cung cấp hậu cần cho nghĩa quân, đồng thời căn cứ địa cũng là nơi bảo toàn lực lượng là bàn đạp để tấn công kẻ thù. Không có căn cứ địa vững chắc thì không thể tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài để cuối cùng giành thắng lợi. Lênin đã từng nói: "Trong chiến tranh ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn thì người đó thu được thắng lợi".

Một căn cứ địa vững chắc ít nhất phải đạt được hai yêu cầu cơ bản là địa lợi và nhân hòa. Địa lợi tức là nơi có vị trí, địa hình có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Nhân hòa tức là nơi mà đại đa số nhân dân được giác ngộ, không sợ hy sinh, hết lòng ủng hộ và tham gia kháng chiến. Trong khởi nghĩa vũ trang thông thường ở giai đoạn đầu bao giờ lực lượng của nghĩa quân cũng yếu hơn địch rất nhiều. Trong điều kiện hoàn cảnh như vậy, kinh nghiệm của ông cha ta là chọn những nơi hiểm yếu, nơi rừng núi hiểm trở làm căn cứ địa và khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam đã chứng minh rằng rừng núi bao giờ cũng là căn cứ địa tốt nhất.

Là một nhà khoa bảng yêu nước như Phan Đình Phùng, một nhà quân sự tài giỏi như Cao Thắng, các ông hiểu rõ dân tộc ta, cha ông ta đã lợi dụng rừng núi như thế nào để đánh giặc. Hơn nữa những kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa như Ba Đình, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy và đặc biệt là những cuộc khởi nghĩa ngay chính trên quê hương đã giúp các ông nhận ra rằng với một kẻ thù mạnh, vũ khí tối tân như thực dân Pháp thì tốt hơn hết là áp dụng chiến thuật thủ hiểm ở rừng núi để bảo toàn, phát triển lực lượng, thực hiện chiến tranh du kích, phòng ngự kết hợp với tấn công tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Và các ông cũng nhanh chóng nhận ra rằng: vùng rừng núi Hương Sơn, Hương Khê với địa hình hiểm trở sẽ là chỗ đứng chân có lợi cho nghĩa quân, hạn chế thế mạnh của địch, hơn nữa nhân dân ở đây vốn giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Hiện thời vùng này đang là trung tâm sôi động nhất của phong trào kháng Pháp. Nếu làm chủ được nó nghĩa quân sẽ dễ dàng phát triển lực lượng không những xuống vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh, liên kết phong trào khởi nghĩa trong vùng mà còn có thể phát triển ra địa bàn Thanh Hóa, Ninh Bình, vào Quảng Bình, Quảng Trị... Và trong trường hợp nguy cấp có thể rút qua Lào bảo toàn lực lượng. Có lẽ từ sự nhìn xa trông rộng ấy mà các nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã quyết định chọn vùng này làm căn cứ của nghĩa quân. Từ nhận xét ấy chúng ta có thể tạm đi đến kết luận: Việc xây dựng căn cứ địa ở vùng rừng núi Hương Khê, Hương Sơn là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự dân tộc với tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê. Thực tế đã chứng minh rằng: căn cứ địa đã trở thành tấm lá chắn che chở bảo vệ nghĩa quân, ngăn bước tiến của giặc Pháp trong suốt gần 10 năm kháng chiến.

chuongxedap:

- Xây dựng càn cứ địa không những hiểu theo nghĩa thông thường là dựa vào thế hiểm yếu để phòng thủ mà còn phải xây dựng cho mình một hệ thống công sự vững chắc khoa học để việc phòng thủ có hiệu quả hơn. Trong khu căn cứ của mình, nghĩa quân Hương Khê đã xây dựng được một hệ thống đồn trại, công sự khá vững chắc và kiên cố theo kiểu phòng tuyến nhưng lại triệt để lợi dụng địa vật như rừng, núi, sông, suối để vừa tiện sinh hoạt vừa phù hợp với cách đánh phục kích, khi vận động chiến linh hoạt của mình. Trong thực tế chiến đấu và ngay cả những trận chống càn ở khu căn cứ chúng ta rất ít thấy nghĩa quân cố thủ trong công sự để chống trả mà thường lợi dụng địa hình địa vật để cơ động tiêu diệt địch. Chính vì vậy mà qua nhiều đợt càn quét mặc dù bị thiệt hại nặng nề giặc Pháp vẫn không thể tiêu diệt được nghĩa quân. Trong căn cứ từ khu đại bản doanh Ngàn Trươi - Vụ Quang, lực lượng nghĩa quân được bố trí trên một diện tích rộng khiến địch không thể tập trung lực lượng để tiêu diệt, mà trái lại khi cần có thể hỗ trợ cho nhau. Trái lại khu đại bản doanh lại được xây dựng như một cụm cứ điểm liên hoàn mạnh để bảo vệ cơ quan đầu não cuộc khởi nghĩa, bảo vệ khu hậu cần. Tại khu này ngoài những đồn trại ở các phòng tuyến xung quanh, riêng đại đồn Vụ Quang lúc nào cũng có từ 500 quân trở lên luôn sẵn sàng chiến đấu. Đây vừa là lực lượng mạnh để bảo vệ trung tâm, vừa là lực lượng cơ động chiến đấu. Những điều trên có thể cho phép chúng ta khẳng định việc xây dựng căn cứ địa và bố trí ở căn cứ thể hiện rõ tư tưởng chủ động tiến công của nghĩa quân Hương Khê, nếu ở một khía cạnh nào đó mang tính chất phòng ngự thì cũng không phải là phòng ngự bị động đơn thuần, tiêu cực mà là phòng ngự trên thế tiến công. Đây là sự thể hiện sinh động của đường lối nghệ thuật quân sự chủ động, tấn công của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Cuộc chiến tranh giải phóng là cuộc chiến tranh trường kỳ, đòi hỏi phải có căn cứ địa vững chắc, nghĩa là ngoài địa hình thuận lợi còn phải có sự tiếp tế thường xuyên về nhân tài vật lực. Muốn vậy phải có nhân dân nhiệt tình ủng hộ và phải có đường tiếp tế thuận lợi. Căn cứ của nghĩa quân Hương Khê không những được nhân dân Hương Khê, Hương Sơn mà cả nhân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh hết lòng ủng hộ. Họ tự nguyện đóng thuế cho nghĩa quân (1 đồng bạc một mẫu) trong lúc đang khốn khổ vì phải chịu chế độ sưu thuế nặng nề của thực dân Pháp. Họ đem cả mâm thau, nồi đồng để giúp nghĩa quân chế đạn, đúc súng.

Những người không có của cải thì lên sơn trại giúp nghĩa quân xay thóc giã gạo. Hàng trăm thợ rèn từ khắp nơi kéo về giúp nghĩa quân chế tạo vũ khí. Ngay cả những lúc giặc Pháp đàn áp, khủng bố dã man, những người ủng hộ hoặc bị chúng nghi là ủng hộ nghĩa quân họ vẫn không nản lòng, nhiều gia đình vẫn dám cho nghĩa quân trú tại nhà mình, che chở cho nghĩa quân mỗi khi bị càn quét. Vừa được nhân dân hết lòng ủng hộ, vừa trải dài trên diện rộng thuận tiện cho việc tiếp tế, chính vì vậy mà trại căn cứ nghĩa quân không những có đầy đủ lương ăn, áo mặc, vũ khí mà còn dự trữ để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mặc dầu có lúc nghĩa quân lên đến hàng ngàn người, trong khi đó thực dân Pháp đã dựng hàng chục đồn bốt để ngăn chặn. Một điểm đáng lưu ý là không những thuận lợi cho việc tiếp tế mà căn cứ nghĩa quân còn đường thông sang Lào từ đó qua Xiêm, điều này đã giúp nghĩa quân rất nhiều trong việc mua sắm vũ khí. Chính nhờ vào sự giúp đỡ của nhân dân, vào căn cứ địa mà nghĩa quân mới có thể duy trì cuộc chiến đấu kéo dài suốt hơn mười năm trời. Vì vậy căn cứ địa của nghĩa quân Hương Khê không những là sự thể hiện tư tưởng dựa vào dân để chiến đấu của các lãnh tụ nghĩa quân mà còn là sự thể hiện cao độ của tinh thần yêu nước, của truyền thống anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hương Sơn, Hương Khê nói riêng và Thanh - Nghệ - Tĩnh nói chung.

- Điều khác biệt với nhiều cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương kháng Pháp cuối thế kỷ XIX là nghĩa quân Hương Khê không chỉ xây dựng cho mình một căn cứ địa duy nhất (như vậy rất dễ rơi vào thế cô lập) mà đồng thời với việc xây dựng căn cứ chính ở núi rừng Hương Sơn, Hương Khê, nghĩa quân còn xây dựng nhiều căn cứ địa tại chỗ, mỗi quân thứ có một căn cứ của mình. Những căn cứ này được liên lạc thường xuyên với căn cứ chính qua những nghĩa quân làm nhiệm vụ liên lạc tại đại bản doanh. Nhờ vậy mà hoạt động của toàn bộ nghĩa quân luôn có sự thống nhất hỗ trợ cho nhau, phân tán lực lượng của địch, khiến cho nhiều trận càn lớn của địch phải bỏ dở. Đây là nét độc đáo, sáng tạo của nghĩa quân trong nghệ thuật xây dựng căn cứ địa.

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê diễn ra ở đâu?

Địa bàn hoạt động. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm bốn tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; với địa bàn chính là Hương Khê (Hà Tĩnh), tồn tại suốt 10 năm liên tục.nullKhởi nghĩa Hương Khê – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Khởi_nghĩa_Hương_Khênull

Hương Khê Hà Tĩnh gắn với sự kiện gì trong lịch sử Việt Nam?

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạo là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất của Phong trào Cần Vương chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học quý giá cho nhân tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Vũ Quang nói riêng.11 thg 2, 2024nullKhởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng lãnh đạowww.qdnd.vn › Văn hóa › Đời sốngnull

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy diễn ra ở đâu?

Khởi nghĩa Bãi Sậy nổ ra nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong thời kỳ đầu diễn ra (1883 - 1885), cuộc khởi nghĩa do Đinh Gia Quế trực tiếp lãnh đạo, địa bàn hoạt động chủ yếu chỉ ở vùng Bãi Sậy bao gồm địa phận của các huyện: Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên.nullTỪ KHỞI NGHĨA BÃI SẬY ĐẾN CHI BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở ...hungyentv.vn › news › tu-khoi-nghia-bai-say-den-chi-bo-dang-cong-san-d...null

phong trào Cần Vương diễn ra trong bao nhiêu năm?

Sự biến kinh thành ngày 05/7/1885 đã có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đối với phong trào giải phóng dân tộc của nước ta vào cuối thế kỷ thứ XIX, đánh dấu một bước ngoặt và mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Huế và nhân dân Việt Nam, đó là phong trào Cần Vương (1885 - 1896).nullCần Vương - thuathienhue.gov.vn - UBND tỉnh Thừa Thiên Huếthuathienhue.gov.vn › Chi-tiết-đường-phố › tid › Can-Vuong › newsid › cidnull