Của đi thay người có nghĩa là gì năm 2024

Thực ra La Hầu, Kế Đô là các thiên thể không có thật, thoạt đầu chúng là tên gọi các giao điểm trên đường hoàng đạo, bạch đạo của mặt trời, mặt trăng.

Của đi thay người có nghĩa là gì năm 2024

Về sau chúng bị gán cho hiện tượng “mốt” mặt trời mặt trăng khi có nhật thực, nguyệt thực rồi bị đồng hóa với tai họa bất ngờ. Để tai qua nạn khỏi, người đời mới bày ra các lễ dâng sao giải hạn ở chùa cũng như ở nhà. Về khoản này thì từ lâu chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) nổi tiếng linh, chả thế mà một số vị quan chức cũng hay đến đây nhang khói. Mặc dù trong tháng giêng có 4 ngày tổ chức lễ dâng sao giải hạn nhưng ngay tối ngày đầu đã có cả biển người đổ về đây, báo hại một mé đường Tây Sơn bị tê liệt hoàn toàn. Hàng ngàn người không thể chen được đến cửa chùa đành đứng tít đằng xa bái vọng... lưng đám đông đứng trước. Chả biết chuyện cầu may về sau ra sao, nhưng ngay lập tức lộc đã đến với mấy người tham gia.... dịch vụ. Đó là các hộ gần đấy biết chớp cơ hội mở dịch vụ giữ xe, cho thuê ghế ngồi (10.000đ/cái), mỗi buổi kiếm bạc triệu dễ như bỡn. Để đáp ứng nhu cầu của tín chủ, nhà chùa tiếp tục phát ra những mẫu phiếu điền tên tuổi và sao hạn với lệ phí 100.000đ/tờ. Chưa thấy ai lăn tăn về chuyện tiền bạc bởi lòng thành là vô kể, đã vậy tự làm lễ chả tốn gấp hàng chục, hàng trăm lần ấy. Chị T. dính Kế Đô nên lên tận Lạng Sơn coi thầy, phải ăn chực nằm chờ cả ngày mới tới lượt. Hóa ra năm nay không chỉ mình chị bị hạn nặng mà cả gia đình cũng gặp nhiều sự cố. Để thoát nạn chỉ còn cách làm lễ dâng sao. Ngoài lễ vật lợn gà, bánh trái, xôi oản, hương hoa phải sắm sửa đồ vàng mã với đủ lệ bộ. Nghe thầy liệt kê mà chóng cả mặt: Nào là ngựa xe, kiệu lọng, thuyền rồng, hình nhân... mà cái gì cũng phải làm “y như thật”. Nếu tính cả khoản rước thầy bằng ô tô cầm chắc đi đứt khoảng 60 triệu. Tốn kém nhưng chị cũng đành tặc lưỡi: “thôi thì của đi thay người!”.

T.L.

Của đi thay người có nghĩa là gì năm 2024

Gừng già trong công viên

Sức khỏe là vàng, nhưng giá vàng có lúc lên lúc xuống còn sức khỏe đã xuống do tuổi tác rất khó lên. Bởi thế từ bấy lâu nay các bậc đứng tuổi luôn có ý thức về chuyện tập thể dục dưỡng sinh. Một trong những người đó là cụ P. tuổi gần thất thập ở Q.5 (TP.HCM). Trừ ngày mưa, còn thì sáng nào cụ cũng thắng bộ quần soọc áo thun trắng, giày ba-ta trắng đến công viên tập Thái cực quyền. Được một thời gian, con cháu thấy cụ yêu đời hẳn lên, hay soi gương, đôi lúc còn huýt sáo nữa mới lạ chứ. Tập thể dục vốn mồ hôi nhễ nhại nhưng cụ lại... xức nước hoa. Hồi này cụ thường xuyên xin tiền con cháu, mặc dù chỉ đi tập chứ không phải đi siêu thị. Đám con cháu bèn để ý mới phát hiện ra cụ ông “cáp” với một cụ bà cùng tập dưỡng sinh. “Bạn gái” mới khoảng ngũ tuần, vẫn còn sung sức. Một đằng góa vợ, một bên góa chồng nên hai tâm hồn già trở nên đồng điệu. Người nhà hốt hoảng tìm cách ngăn cản, không phải họ tiếc vài món quà biếu lặt vặt mà lo cho sức khỏe ông cụ, mặt khác lại sợ hàng xóm dị nghị. Cái khó là tình đã thâm sâu, hơn nữa ông già gân còn dọa “bỏ nhà ra đi!” khiến họ không dám làm căng, chỉ biết khuyên nhủ “các cụ nên giữ giới hạn” mà thôi. Cũng là người siêng rèn luyện nhưng sở trường của ông M. (Q.1, TP.HCM) là cầu lông mạnh mẽ chứ không “yểu điệu” như Thái cực quyền. Sáng nào ông cũng dợt vài séc rồi mới về ăn sáng cùng bà nhà. Song gần đây ông thường về trễ, lắm bữa bỏ luôn bữa sáng với lý do “không thấy đói”. Qua theo dõi, “những bước chân âm thầm” phát hiện ông M. với bà H. chấp chới như đôi bướm trắng, dắt tay nhau vào tiệm phở Bắc. Thì ra sau vài buổi uốn nắn đường vợt, tập “rờ-ve” trái tay cho “bạn gái” ông nhà bị hút hồn. Đến nước này, bà nhà giã từ luôn cái bếp, sáng sáng xách vợt tháp tùng phu quân ra công viên. Dù có vợ bên cạnh nhưng cũng phải mất vài tháng ông chồng mới nguôi ngoai mối tình già vừa đơm bông.

LÔ LÔ

Của đi thay người có nghĩa là gì năm 2024

Điệu hổ ly sơn

Nghe tiếng gọi ngoài cổng “Anh Trọng ơi anh Trọng!”, thằng Hoan thò cổ ngó ra thì thấy một bác nông dân đứng cạnh cái xe máy, vừa xách lồng gà vừa réo ầm ĩ. Thấy mặt thằng bé bác tỏ vẻ mừng rỡ, hỏi: “bố mẹ có nhà không cháu?”. “Dạ, bố mẹ cháu đi làm rồi, trưa mới về ạ!”. Ông khách chặc lưỡi thất vọng: “Tiếc quá nhỉ, chắc bác phải chờ vậy. Bác ở quê đã lâu không ra, gặp nhau bố cháu mừng lắm đấy. Thôi thì thế này vậy, trong khi đợi bố mẹ về bác làm thịt con gà để trưa ta đánh chén, còn cháu ra chợ mua hộ bác chục lon bia, nhân tiện mua luôn chục gói bim bim nữa nhé!”. Thằng bé liền cầm tiền chạy đi trong niềm hân hoan, quên phắt cả việc rót nước mời khách. Tuy nhiên trưa hôm ấy, nó lấm lét không dám sờ đến gói bim bim hấp dẫn, còn bố nó chả ngó ngàng gì đến bia lẫn gà, chỉ nhìn trừng trừng vào cái tủ bị mở toang hoác. Một lúc bị mất 2 cây vàng cùng 19 triệu đồng khiến cục tức dâng đầy họng, anh Trọng (Gò Vấp, TP.HCM) còn lòng dạ nào mà bia với bọt nữa.

Vào một sáng đầu tháng 12-2013, công ty phân bón Con Cò Vàng (Tiền Giang) nhận được cuộc điện thoại đặt mua 14,5 tấn phân, yêu cầu giao hàng tận nơi. Bỗng nhiên tiêu thụ được lượng hàng lớn mà không bị kỳ kèo giá cả, công ty mừng rỡ vội điều ngay xe chở hàng tới trước quán T.R. theo lời dặn của khách hàng tên Thành. Xe vừa dừng bánh, ông này từ trong bước ra yêu cầu tài xế chuyển 6 tấn xuống đất, còn lại tiếp tục chuyển đến bến phà Mỹ Thuận cũ để giao nốt rồi nhận tiền luôn. Tuy nhiên, tại bến bác tài đợi chán chê mê mỏi mà chẳng thấy ma nào đến nhận. Điện cho ông Thành chỉ thấy ò e. Nghi ngờ, tài xế vội đánh xe quay lại quán thì 6 tấn phân (trị giá 60 triệu đồng) đã bốc hơi tự bao giờ, chả thấy tăm cò đâu.

MAI THỊ

Cầm tay chỉ việc

Với nhiều người, được giãn gân cốt bằng tẩm quất giác hơi là một cái thú nên từ lâu ở Sài Gòn đã hình thành những xóm trọ chuyên hành nghề đấm bóp. Từ đây, đêm đêm các chuyên gia phục hồi sức khỏe tỏa đi các nẻo đường để săn khách. Giờ đây dân hành nghề không còn ăn mặc nhếch nhác như xưa, đa số đều chải chuốt, gọn gàng ưa nhìn. Có người còn trang bị cả “dế” và card hẳn hoi, bởi khách hàng lúc này không chỉ là các bác xích lô, thợ hồ, thợ bốc vác... mà nhiều quí bà cũng có nhu cầu nữa. Hầu hết nữ khách thuộc diện đơn chiếc, đang độ trung niên, cá biệt có bà gần lục tuần vẫn thích có hơi đàn ông bên cạnh để khỏa lấp sự trống vắng. Do vậy, ngoài chuyện thành thục các ngón bấm huyệt mát xa, bóp vai, vuốt sống lưng còn phải biết tâm sự (nhưng kín miệng) và biết chia sẻ. Còn nếu có thêm sức khỏe tốt, ngoại hình khá thì... trên cả tuyệt vời, đời rất dễ lên hương. Đến bây giờ giới tẩm quất vẫn kháo nhau về trường hợp Phạm Văn V., một tay đấm hành nghề chưa lâu mà đã sắm được căn nhà nho nhỏ, có xe máy, có thu nhập ổn định. Hồi đầu V. trọ chung với anh em ở Lạc Long Quân (Q.11), hằng đêm cứ lóc cóc đạp xe kiếm khách vãng lai nhưng thu nhập thất thường, hẻo đến nỗi có hôm chỉ nhá bánh mì suông với nước lã. Tình cờ trong một lần đứng trú mưa chung dưới gốc cây, một bà đã cứng tuổi nhưng ăn mặc mô-đen, sau khi biết V. đi đấm bóp dạo đã mời anh về nhà để thử tay nghề. Lần đầu tiên phục vụ quí bà nên V. lóng nga lóng ngóng, ngại ngùng đến ngượng chín cả người, chỉ dám thao tác ở phần lưng. Tuy nhiên chính sự vụng về e thẹn của chàng trai gốc nông dân lại làm bà chủ thích thú. Bà tận tình hướng dẫn V. chỗ nào cần làm kỹ, huyệt nào cần nhẹ nhàng. Được “cầm tay chỉ việc”, cuối cùng V. cũng tạm hoàn thành nhiệm vụ xoa bóp. Biết chàng trai e thẹn, không thể “làm hơn”, nên bà cũng cảm thông, đưa luôn 500.000đ sau khi cho cái hẹn. Có nằm mơ V. cũng chẳng thấy món boa hậu hĩnh, gấp hàng chục lần các tua bình thường đã làm. Bởi thế các lần sau anh đến rất đúng hẹn, thao tác rất nhiệt tình và... sáng ý, không cần “cầm tay, chỉ việc” nữa. Hài lòng với tình nhân, bà ấy không tiếc tiền giúp anh sắm sửa này nọ. Và cứ thế lịch sử tẩm quất đã sang trang.

Của đi thay người Ý nghĩa là gì?

“Của đi thay người” đây là câu thành ngữ khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nó thường dùng để an ủi một người nào đó mới bị mất của. Câu thành ngữ để người ta nhận ra sự quan trọng giữa tính mạng và của cải. Vì sinh mạng đáng giá hơn nên “Của đi thay người” được xem là một chuyện may mắn.

Của đi thay người tiếng Hàn là gì?

Tục ngữ Hàn có câu: 소 잃고 양 얻는다 mất bò được cừu hay 양을 잃고 소를 얻는다 mất cừu được bò. Người Việt cũng tự an ủi khi mất cắp, bị trộm: Của đi thay người... Cuộc đời thường biến đổi theo qui luật.