Cos bao nhiêu quán thịt chso ở hà nội năm 2024

Đối với người dân thôn Yên Trường trong bữa cơm ngày mồng 4 tết nhà nào cũng phải có thịt chó, ít thì vài chục cân nhiều có khi lên đến vài tạ

Ông Nguyễn Gia Công (trưởng họ Nguyễn Gia, thôn Yên Trường) cho biết: “Tục ăn thịt chó ngày Tết ở đây đã có từ lâu, tuy nhiên không một ai biết chính xác nó có từ khi nào. Chỉ biết rằng ngay từ khi chúng tôi sinh ra đã thấy tục lệ này tồn tại. Nhiều người cho rằng, do ba ngày tết ăn thịt gà, thịt lợn nhiều nên ngày này họ muốn đổi món mới".

Hiện nay, riêng dòng họ Nguyễn Gia có 108 bếp (đại gia đình – PV), mỗi bếp có từ 2 đến 3 khẩu, cá biệt có nhà lên đến 7 khẩu. Con cháu đông, hàng năm chúng tôi phải bày 25 đến 30 mâm cỗ sử dụng hết 75 đến 80kg thịt chó móc hàm”.

Không chỉ người dân hiện đang sinh sống trong thôn Yên Trường có tục ăn thịt chó đầu năm. Ngay cả những người đi làm ăn xa, những người về làm dâu làm rể trong làng cũng theo tục lệ này.

Đặc biệt, thấy người dân thôn Yên Trường kinh tế vẫn khá giả, nhà nhà có của ăn của để từ năm 2006, người dân thôn Nhật Tiến và một phần người dân thôn Phù Yên, xã Yên Trường cũng "bắt chước" tục ăn thịt chó này.

Hằng năm, cứ vào mồng 4 tết, con cháu trong thôn dù ở xa cũng đều thu xếp thời gian trở về quê đi tảo mộ. Tảo mộ xong, con cháu lại tập trung tại nhà trưởng họ ăn bữa cơm thân mật. Nhà nào cũng phải có thịt chó, ít thì vài chục cân nhiều có khi lên đến vài tạ. Để tránh tình trạng khan hiếm nhiều dòng họ phải đặt mua thịt chó từ trước tết, đến mồng 4 chỉ việc đến lấy đem về chế biến.

Do nhu cầu tiêu thụ thịt chó trong ngày này tăng cao, các chủ cửa hàng bán thịt chó phải “ém hàng” ngay từ ngày 24, 25 tết. Tuy nhiên, vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Theo ông Ngô Bá Đồng, chủ một cửa hàng chuyên về thịt chó tại chợ Giường cho biết: “Mồng 4 tết hàng năm nhà nào cũng tổ chức ăn thịt chó. Vào dịp này cửa hàng của tôi tiêu thụ được khoảng 5 tạ chó. Để có đủ số lượng thịt chó cung ứng ra thị trường, tôi phải thu mua từ 24, 25 tết. Cá biệt có những năm “cháy hàng”, người dân phải sang các xã bên cạnh để tìm mua”.

Vào ngày này, cửa hàng của ông Đồng phải thuê thêm 3, 4 người làm luôn tay từ 1 giờ sáng mới kịp hàng bán cho khách. Hơn 20 năm kinh doanh thịt chó, khách hàng của nhà ông Đồng đông đến nỗi mỗi lần có điện thoại ông chỉ kịp hỏi xem khách đặt bao nhiêu, khi nào đến lấy hàng là vội dập máy để tiếp tục công việc.

Cũng theo ông Đồng, mâm cỗ ngày xưa chỉ có ba món chó chủ yếu là luộc, riềng mẻ và xáo. Tuy nhiên, hiện nay người làng thôn Yên Trường có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon như nướng, xào lăn, rựa mận, xả ớt... Trong đó, món xáo dăm hành là một trong những món ăn ngon nổi tiếng mà mỗi khi nhắc đến nó người ta nghĩ ngay đến người dân xã Trường Yên.

Ông Nguyễn Gia Tứ - trưởng thôn Yên Trường cho biết: Hiện toàn xã có gần 12 nghìn dân, riêng thôn Yên Trường có đến 7 nghìn. Trung bình mỗi mâm cơm sử dụng khoảng 3 – 3,5 cân chó móc hàm. Như vậy, toàn xã tiêu thụ hết khoảng 3 tấn chó chỉ trong ngày mồng 4 tết.

Có phong tục lạ là ăn thịt chó đầu năm, nhưng hiện nay xã Trường Yên được xếp vào một trong những xã có nền kinh tế tương đối phát triển của huyện Chương Mỹ. Tính đến hết năm 2014, toàn xã có 68 doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu là các làng nghề truyền thống không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong xã mà còn giải quyết lao động cho các xã, huyện lân cận.

Kinh tế phát triển, tục ăn thịt chó đầu năm của xã Trường Yên càng được nhiều người biết đến. Những người con hiện đang sinh sống ở thành phố, dù ở cương vị nào nhưng mỗi lần về quê họ vẫn nói giọng quê và vẫn ăn thịt chó như nhắc nhở mình là người sinh ra ở mảnh đất Trường Yên này.

Bà chủ hàng thịt chó này cho hay lượng thịt bán ra giảm chỉ bằng một phần ba so với trước - Ảnh: VŨ TUẤN

Khách mua ít dần, Hữu Hưng có phải là phố thịt chó cũng dần lụi tàn ở Hà Nội như số phận "thủ phủ thịt chó Nhật Tân" một thời?

Mấy năm trước thì bán nhiều, có ngày thịt hai chục con chó. Mèo thì mỗi ngày bốn, năm con. Nhưng bây giờ người ta ăn chó ít. Ngày nhiều lắm mới thịt bảy, tám con.

Ông Thanh (chủ quán thịt chó ở phố Hữu Hưng)

Giải cứu chó ở phố chó

Chị Lê Phương Linh (ở Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội) sụt sùi chạy xe máy đi tìm chú chó cưng mới bị bắt trộm.

Sáng sớm có người chụp ảnh lồng chó hơn chục con chuẩn bị đem đi giết thịt ở phố Hữu Hưng, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm). Chị Linh vẫn mặc bộ đồ tập thể dục, vừa chạy xe máy vừa khóc, hy vọng tìm lại được chú chó cưng của mình.

"Đúng con Lỳ rồi! Lỳ ơi... - Chị Linh thốt lên - Vai trái nó có vết sẹo, cái tai cũng bị sứt một vết vì chó khác cắn...".

Chị Linh giàn giụa nước mắt chỉ con chó trong lồng sắt. Chú chó cưng của chị nằm cùng lồng với mấy con chó khác bị người ta mang đến đây bán cho hàng thịt. Bên cạnh là lồng chó chừng chục con.

Hai người đàn ông từ trong nhà đi ra, một người mở hé cửa lồng, một người thò cây gậy sắt, đầu gậy luồn một sợi dây thòng lọng vào lồng.

Oẳng! Con chó chỉ kịp kêu một tiếng rồi phì phò giãy giụa, sợi thòng lọng thít chặt vào cổ nó. Hai mắt con chó trắng dã, bọt mép sùi ra "hộc hộc" vài tiếng rồi bị lôi tuột ra sau nhà.

Chị Linh xin chủ nhà cho chuộc chú có cưng. Bà chủ thủng thẳng đáp: "Chó 220.000 một cân. Em lấy con nào cân lên là được". Chị Linh chỉ con chó lông xám. Con thú cưng co rúm người để mặc cho người ta túm gáy, nhấc lên cân.

Sau khi lưu lạc từ khu tập thể cũ ở Nam Đồng đến phố giết thịt, chú chó như mất hồn khác hẳn với tính vừa lỳ lợm vừa phá phách của nó khi ở với chủ.

Chị Linh rút tiền trả rồi ôm chú chó đi thẳng. Những người yêu thú cưng như chị không dám nhìn thấy cảnh những con vật nuôi dễ thương bị lôi ra giết thịt ở phố này.

Chó, mèo được nhập về đây từ nhiều nguồn. Mỗi tuần, chỉ một nhà cũng thịt cả trăm con chó, mèo. Khoảng 8h sáng, các bàn kê bên đường chất đầy thịt chó, thịt mèo. Bên cạnh vẫn là những lồng nhốt.

Chó đưa về đây chủ yếu là chó ta, vài con lai mõm đen sì ngồi run rẩy trong lồng. Còn mèo thì đủ loại, từ mèo mướp, mèo vàng, mèo khoang... đến cả những con mèo "hàng hiệu" của dân nuôi thú cưng. Có cả mèo Anh lông vàng, mèo lai sọc, mèo Nga, mèo trắng lông dài...

Giá mỗi con mèo ấy ở các shop thú cưng lên tới cả chục triệu đồng. Nhưng khi về đây chúng bị cân "hơi", quy đổi ra thành thịt.

"Lúc em mua Lỳ về, em phải bỏ ra gần chục triệu đồng. Nó ở với em ba năm rồi, thương lắm! May mắn cho em là lần này có người chụp ảnh nó đưa lên nhóm. Lỳ ơi! Về với mẹ! Chừa nhá!", chị Linh tát yêu chú chó rồi ôm chặt hơn, nước mắt vẫn rơi lã chã.

Cos bao nhiêu quán thịt chso ở hà nội năm 2024

Nhiều quán thịt chó ở phố Hữu Hưng giờ ít khách nên mở hàng trễ - Ảnh: VŨ TUẤN

Vắng dần "phố thịt chó"

Người dân ở phường Tây Mỗ vẫn gọi phố Hữu Hưng là "phố thịt chó". Phố có một đoạn gần hai chục cửa hàng bán thịt chó, mèo. Con phố chính là một đoạn đường quốc lộ 70. Đoạn qua phường Tây Mỗ được đặt tên là Hữu Hưng. Chỉ một đoạn chừng hơn 300m có hơn chục cửa hàng chó, mèo.

Khi "thủ phủ thịt chó Nhật Tân suy tàn", phố thịt chó, mèo mới xuất hiện ở Hữu Hưng được hơn chục năm nay. Chủ yếu người ta bán thịt chó sống, chỉ vài quán bán cả thịt chín cho dân nhậu. Từ ngày các thủ phủ thịt chó Nhật Tân và Tam Trinh biến mất, Hữu Hưng nổi lên như phố thịt cầy duy nhất ở Hà Nội.

Sáng sớm, ông Thanh (xin đổi tên) - chủ một cửa hàng - đã bê bốn con chó đặt phịch xuống nền nhà. Bên trong nhân viên vẫn nhanh tay giội nước, làm lông. Ông chủ bật cái khò ga công nghiệp gí ngọn lửa vào con chó. Một tay ông cầm cái khò, tay kia vẫn lăm lăm con dao bầu.

"Trước đây thì thui rơm - ông chủ nói - nhưng làm nhiều như này thì phải dùng khò ga mới kịp. Với lại ở thành phố bây giờ lấy đâu ra rơm, mà có khi đốt còn cháy nhà". Vừa nói, ông Thanh vừa cạo xoèn xoẹt để làm bong lớp da bị cháy. Tiếng lưỡi dao khô khốc như tiếng người ta cạo vào ống tre, nghe sởn da gà.

Chó thui xong con nào con nấy vàng ruộm. Vài con được xếp ra chiếc bàn đặt trên vỉa hè. Ông chủ cầm con dao "pha" (chia phần) thịt thành mấy loại khác nhau. Trong nhà, nhân viên nhanh tay rửa thêm mớ sả, lá mơ và cả rau má để tặng kèm cho khách ăn thịt mèo.

Theo ông chủ hàng này, ngày bán chạy nhất là vào ba năm trước. Lúc ấy khu đô thị ngay ở phường Tây Mỗ đang xây dựng. Mấy dãy phố Hữu Hưng, Cầu Cốc có cả nghìn công nhân khắp nơi về đây thuê trọ. Dân trong vùng giàu lên vì làm dịch vụ nhà trọ, bán tạp hóa, thực phẩm, trong đó có cả thịt chó, mèo.

Thịt chó, thịt mèo ở đây bán rẻ. Giá cả chỉ nhỉnh hơn thịt lợn, thịt gà vài giá. Công nhân, người lao động ăn nhiều. Thỉnh thoảng, có tốp thợ hơn chục người ngồi trên xe kéo. Trên người vẫn mặc quần áo bảo hộ, đầu đội mũ nhựa họ tấp luôn vào quán thịt chó bên đường. Liên hoan một trận rồi liêu xiêu về, chắc họ mới lĩnh lương.

Ngày ấy, ông chủ hàng này tất bật từ sáng đến tối, lọc thịt chai cả tay. Nhà phải thuê thêm bốn người làm vẫn không kịp giao cho khách. Đến khi khu đô thị hoàn thành, công nhân rút đi, dịch COVID-19 ập về... Lúc mở hàng lại, phố Hữu Hưng bỗng dưng vắng khách lạ thường. Thêm hai hàng bán thịt chó chín đóng cửa, những hàng còn lại túc tắc bán qua ngày.

Bà Hoài (xin được đổi tên), chủ một quán thịt chó sống ở đây, thở dài: "Có người ăn thì chúng tôi mới bán được. Mấy năm nay người ta ít ăn thịt chó hơn. Trước đây ngày nào cũng thịt không dưới hai chục con, hơn cả tạ thịt.

Bây giờ mỗi ngày chỉ vài con. Hôm nào có khách đặt nhiều mới thịt đến bảy, tám con chó. Cuối tháng mà trời mưa thì ổn hơn, còn nắng nóng thì chúng tôi đóng cửa". Bà chủ quán vừa nói vừa phe phẩy chiếc roi có buộc mẩu vải xô ở đầu đuổi ruồi trên mớ thịt nặng mùi.

Nghe bà chủ quán mô tả vài năm trước đoạn phố này chẳng khác gì một làng nghề. Người thích thịt chó cũng biết đến phố này như một "thủ phủ thịt chó" mới nổi sau Nhật Tân và Tam Trinh.

Đầu mối bán chó thịt cho cửa hàng bà Hoài ở Thanh Hóa, cứ mỗi tuần chở một xe ô tô lên giao hàng. Đến giờ mỗi tuần vẫn một xe nhưng giao cho bốn nhà khác nhau. Bà Hoài nhẩm tính, mỗi con chó nặng trung bình 10kg, mỗi ngày bà thịt 20 con. Các nhà khác cũng tương tự, vì thế cả phố này thời "vàng son" mỗi ngày tiêu thụ hết 4 - 5 tấn chó thịt. Số này hai chiếc xe tải lớn mới chở hết.

Đến giờ khung cảnh dần đìu hiu. Những ngày nắng nóng, mấy nhà thịt chó xong rủ nhau ngồi đánh bài. Tối lặn mặt trời trên bàn vẫn có ba, bốn con chưa bán hết.

"Mấy năm trước không nghỉ bán ngày nào, kể cả mồng 1. Giờ thì anh thấy đấy! Hôm nay mồng 5 rồi, một nửa vẫn đóng cửa. Nhà nào có khách đặt mới bán, còn lại khóa cửa về quê cả", bà Hoài than thở. Âu cũng hợp lý khi người ta dần ý thức bỏ ăn món thịt thú cưng chó, mèo.

******************

Ở quê, người ăn thịt chó cũng có phần giảm nhưng chưa rõ rệt như các thành phố lớn. Tiệc tùng, cưới xin, người ta vẫn "vật" ra một hai con làm mâm đặc sản, dù đó là chó nhà nuôi.