Coơ cấu dân số vàng là gì

Show

Cơ cấu dân số vàng (tiếng Anh: Golden population structure) được hiểu là số người trong độ tuổi lao động tăng gấp hai lần số người phụ thuộc.

Bạn đang xem: Cơ cấu dân số vàng là gì

Coơ cấu dân số vàng là gì


Cơ cấu dân số vàng

Khái niệm

Cơ cấu dân số vàng trong tiếng Anh được gọi làGolden population structure.

- Cơ cấu dân số vàng được hiểu là số người trong độ tuổi lao động tăng gấp hai lần số người phụ thuộc.

Có ba tỉ số phụ thuộc, đó là

+ Tỉ số phụ thuộc trẻ em (được tính bằng tỉ số giữa số trẻ em với 100 người trong độ tuổi lao động);

+ Tỉ số phụ thuộc già (được tính bằng tỉ số giữa số người cao tuổi với 100 người trong độ tuổi lao động);

+ Tỉ số phụ thuộc chung (được tính bằng tổng hai tỉ số phụ thuộc trên). 2 tỉ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải "gánh đỡ" cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động.

Khi tỉ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì "gánh nặng" thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao động được "hỗ trợ" bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động.

Khi dân số đạt được tỉ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt "cơ cấu vàng". "Cơ cấu dân số vàng" sẽ kết thúc khi tỉ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.

- Theo cách khác, trong Báo cáo kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, Tổng cục Thống kê định nghĩa cơ hội dân số vàng xảy ra khi tỉ lệ trẻ em (0-14) thấp hơn 30% và tỉ lệ người cao tuổi (65 trở lên) thấp hơn 15%.

Xem thêm: Visa Debit Là Gì? Nên Làm Thẻ Debit Ngân Hàng Nào ? Visa Debit Là Gì

- Trong nhiều nghiên cứu, Andrew Mason, Ronald Lee và cộng sự tiếp cận bằng tỉ số hỗ trợ - đo bằng tỉ số giữa dân số hoạt động kinh tế với dân số không hoạt động kinh tế - và khi nào tốc độ tăng của tỉ số lớn hơn 0 thì dân số được coi là bước vào thời kì cơ hội dân số vàng.

Cơ cấu dân số vàng thường kéo dài từ 30 đến 35 năm, thậm chí dài hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã biết tận dụng triệt để cơ hội này để tạo nên những kì tích trong phát triển kinh tế, đưa đất nước phát triển.

Khó khăn

Cơ cấu dân số vàng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cần giải quyết, như: Tốc độ tăng nhanh của số dân trong độ tuổi lao động sẽ có thể trở thành gánh nặng cho xã hội, nếu quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Giải pháp

Theo các chuyên gia, để khắc phục những hạn chế và phát huy lợi thế của cơ cấu "dân số vàng", cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tiếp tục duy trì mức sinh hợp lí nhằm kéo dài thời gian cơ cấu dân số vàng, làm chậm quá trình già hóa dân số.

Tăng cơ hội việc làm, nhất là những việc làm tạo giá trị gia tăng, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn;

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động. Ðẩy mạnh công tác thông tin và dự báo cung - cầu nhân lực từng nghề, ngành.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động.

Cùng với đó, cần ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác đăng kí, quản lí và thống kê dân số, bảo đảm cung cấp chính xác, hiệu quả và kịp thời các số liệu cơ bản về dân số, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, triển khai chính sách trong bối cảnh xã hội biến đổi nhanh và đa dạng.

(Tài liệu tham khảo: Báo Nhân dân. Quĩ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)

  • Thời điểm tiếng anh là gì
  • Bảo hiểm tnds là gì
  • Flow switch là gì
  • Thế nào là ngữ âm

Coơ cấu dân số vàng là gì

Nâng cao chất lượng dạy nghề là một trong những giải pháp tận dụng cơ hội "vàng" hiện nay. Ảnh minh họa

Theo ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGD), nhờ công tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt mà trong 25 năm qua, tỷ suất sinh của Việt Nam đã giảm rất mạnh. 

Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu dân số “vàng” với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn, tỷ lệ người phụ thuộc thấp. Với lợi thế so sánh là nguồn nhân lực lao động dồi dào so với các quốc gia khác, cơ cấu dân số vàng thực sự là cơ hội có một không hai để phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Cơ cấu dân số “vàng” của Việt Nam

GS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội cho biết: Khái niệm "Cơ cấu dân số vàng” được hiểu là khi 2 người trong độ tuổi lao động ( 15 - 60) phải “gánh” 1 hoặc ít hơn 1 người ăn theo, tức là số người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi số người phụ thuộc (không nằm trong độ tuổi lao động, không có khả năng tạo ra tài sản và không tự nuôi được bản thân).

Theo GS. Nguyễn Đình Cử, trong 30 năm qua (từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1979) đến nay, cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi đã thay đổi rất mạnh. Trong đó, tỷ lệ những người trong độ tuổi lao động tăng thêm 16%, trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm hơn một nửa, số người già từ 65 tuổi trở lên đã tăng gấp rưỡi. Tỷ lệ số người trong nhóm tuổi từ 30-54 tuổi tăng cao đã tạo lợi thế lớn về nguồn cung lao động.

Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho biết, nước ta đã bước vào giai đoạn cơ cấu dân số “vàng” từ năm 2006, giai đoạn này có thể kéo dài từ 39-45 năm.

Những cơ hội

Theo các chuyên gia, cơ cấu dân số “vàng” được coi là cơ hội phát triển của một quốc gia, bởi hiện tượng này thường chỉ xuất hiện một lần trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư.

Với khoảng 53 triệu người trong độ tuổi lao động, mỗi năm lại được bổ sung 1,5 triệu người nữa thì đây thực sự là tiền đề để phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động tăng lên đồng nghĩa với việc năng suất lao động và khối lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên, tài sản xã hội và gia đình được đảm bảo.

Dân số nhóm tuổi từ 0-15 tuổi giảm hơn một nửa trong 30 năm qua cũng đã tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng, khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội.

Và thách thức

Do chất lượng cuộc sống ngày một tăng cao, công tác chăm sóc y tế tốt hơn đã tăng đáng kể tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi từ trên 65 (nhóm tuổi không còn khả năng lao động) và điều này cũng kéo theo các chi phí đầu tư cho an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe.

Bên cạnh đó, với khoảng 62% dân số trong độ tuổi lao động thực sự là sức ép rất lớn về việc làm cho xã hội; chất lượng lao động của chúng ta chưa cao, số lao động được đào tạo còn thấp (chiếm 30%), trình độ tay nghề chưa cao so với nhiều nước trong khu vực cũng tạo ra sức ép cho giáo dục - đào tạo.

Thêm nữa, đối tượng nữ giới trong tuổi sinh sản cũng rất lớn nên mặc dù mức sinh đã giảm đi song sức ép về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cũng vì thế mà tăng lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ vàng trong cơ cấu dân số của Việt Nam lại không đồng đều ở các vùng miền. 

Giải pháp hàng đầu: Nâng cao chất lượng lao động

 Để khai thác được cơ hội “vàng" này cho phát triển kinh tế - xã hội theo bà Nguyễn Hồng Thuận, (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chúng ta cần có chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực dồi dào của mình, điều này đòi hỏi một sự tính toán kỹ lưỡng thấu đáo về mọi mặt để có quyết sách phù hợp, đúng đắn nhất.

Cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, đặc biệt đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động cũng là giải pháp phải được quan tâm chú trọng.

Bên cạnh đó, tuyên truyền giáo dục người dân tích cực học tập nâng cao tay nghề, tận dụng cơ hội tốt này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống bản thân, đóng góp cho xã hội.

GS Nguyễn Đình Cử cho rằng, cần giáo dục mọi người theo phương châm: “Lo cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ, tích cực lao động và tích lũy để có thể tự chăm sóc bản thân, giảm bớt gánh nặng về an sinh xã hội cho nhà nước".

Nguyệt Hà