Công văn hướng dẫn quy đổi báo cáo tài chính năm 2024

Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán Doanh nghiệp là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang theo học thêm văn bằng về Kế toán- Kiểm toán. Em có rất nhiều những thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan, mặc dù đã tìm hiểu sơ qua nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Em muốn hỏi: Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán Doanh nghiệp là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào hướng dẫn về điều này? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời! Trúc Anh, SĐT: 016***

Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán Doanh nghiệp là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.

2. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.

3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán Doanh nghiệp là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

Chuyển đổi năm tài chính được thực hiện như thế nào? Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường chọn niên độ kế toán đồng nhất với công ty mẹ tại nước ngoài. Theo Luật kế toán Việt Nam, niên độ kế toán là 1 chu kỳ 12 tháng và được lựa chọn theo năm dương lịch hoặc bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. Sau một thời gian áp dụng, doanh nghiệp có ý định thay đổi năm tài chính để phù hợp hơn, thủ tục cần thực hiện như thế nào?

Công văn hướng dẫn quy đổi báo cáo tài chính năm 2024

Quy định về kỳ tính thuế TNDN? Lưu ý trường hợp kỳ đầu tiên và cuối cùng

  • \> Kỳ tính thuế TNDN xác định theo năm tài chính
    • Lưu ý, năm tài chính được xác định theo kỳ kế toán năm tại Điều 12 Luật Kế toán 2015: Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
  • \> Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản)
    Gộp năm tài chính

Quy định về kỳ tính thuế TNDN chuyển đổi

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (năm tài chính) thì kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 20X3 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 20X4 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 20X4) được tính từ ngày 01/01/20X4 đến hết ngày 31/03/20X4 (3 tháng), kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm tiếp theo (năm tài chính 20X4) được tính từ ngày 01/04/20X4 đến hết ngày 31/03/20X5.

Thủ tục với Phòng đăng ký kinh doanh

  • \> Doanh nghiệp cần thông báo bằng văn bản tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh) STT Tên tài liệu Ghi chú Số lượng 1 Mẫu phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHDT ngày 16/3/2021 Bản gốc: Người đại diện của Công ty ký nháy từng trang và ký đầy đủ ở trang cuối; đóng dấu Công ty phần chữ ký tại trang cuối 02 2 Mẫu Giấy ủy quyền đi nộp Phụ lục II-1 Bản gốc: Người đại diện của Công ty ký nháy từng trang và ký đầy đủ ở trang cuối; đóng dấu Công ty phần chữ ký. 02

Thủ tục chi tiết tham khảo

Thay đổi nội dung đăng ký thuế

Thành phần hồ sơ

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1);

Cách thực hiện:

Doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:

1. Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật);

2. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

[collapse]

Thủ tục với cơ quan thuế, kiểm toán

  • \> Một số cơ quan quản lý thuế trực tiếp cũng yêu cầu công ty phải thông báo bằng văn bản hoặc nộp mẫu 08/MST
  • \> Cần lưu ý về kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm chuyển đổi, thời hạn là 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm chuyển đổi STT Tên tài liệu Ghi chú Số lượng 1 Báo cáo kiểm toán cho kỳ chuyển đổi Bản gốc: Người đại diện của Công ty ký vào từng trang báo cáo 04 2 Hồ sơ quyết toán thuế TNDN cho kỳ chuyển đổi Bản nộp điện tử qua chữ ký số của doanh nghiệp 02

Công văn hướng dẫn quy đổi báo cáo tài chính năm 2024

  • \> Vấn đề chuyển lỗ của năm tài chính chuyển đổi: Tham khảo công văn 4952/CT-TTHT, vẫn xem năm chuyển đổi là 1 năm tính thuế bình thường để chuyển lỗ.

Công văn hướng dẫn quy đổi báo cáo tài chính năm 2024

Kỳ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp – CIT declaration

Căn cứ pháp lý:

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định phương pháp tính thuế:

“…2. Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

3. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng.

Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Luật này trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi….

Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Điều 59. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế

1. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trừ thay đổi phương pháp tính thuế, doanh nghiệp gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Sau khi tiếp nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nhập dữ liệu vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và truyền thông tin sang Hệ thống thông tin đăng ký thuế. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Điều 33. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Công văn tham khảo:

Công văn số 15896/CT-TTHT ngày 31/12/2019 của Cục Thuế TP. HCM:

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty theo trình bày thực hiện chuyển đổi kỳ kế toán từ năm tài chính (từ ngày 01/10 đến ngày 30/9) sang năm tài chính (từ ngày 01/4 đến ngày 31/3 năm sau) bắt đầu từ năm 2020 và năm chuyển đổi đầu tiên từ ngày 01/4/2020 đến ngày 31/3/2021 thì Công ty có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp và thực hiện nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính năm của kỳ tính thuế năm chuyển đổi theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC. Trường hợp Công ty thực hiện kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi đề nghị thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

Đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công kỳ quyết toán thuế thực hiện theo năm dương lịch; kỳ tính thuế GTGT tính theo tháng hoặc quý.

Công văn số 2549/CT-TTHT ngày 5/4/2018 của Cục Thuế TP. HCM:

Khi thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN, Công ty phải đăng ký thay đổi thông tin tại Sở Kế hoạch & Đầu tư địa phương. Đồng thời, phải nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN và báo cáo tài chính của năm chuyển đổi trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm chuyển đổi

Công văn hướng dẫn quy đổi báo cáo tài chính năm 2024

English version

The CIT period shall be determined according to the applicable fiscal year.

– In cases where the first-year tax period or the last-year tax period is shorter than 3 months, it shall be added to the subsequent tax year (for newly-established enterprises) or to the tax period of the previous year (for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt) to form an CIT period.

– When changing CIT period, the company must register the change of information at the Department of Planning and Investment. At the same time, they must submit CIT finalization dossiers and financial statements of the conversion year within 90 days after the end of the conversion year (Point e, Clause 3, Article 10 of Circular No. 156/2013/TT-BTC)

Pursuant to Clauses 2 and 3, Article 3 of the Finance Ministry’s Circular No. 78/2014 / TT-BTC of June 18, 2014, guiding CIT applicable to tax calculation methods:

“…2. Tax period shall be determined according to calendar year. For enterprises that apply a fiscal year different from the calendar year, the tax period shall be determined according to the applied fiscal year. The first tax period for a newly established enterprise and the last tax period for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt shall be determined in accordance with the accounting period prescribed by the accounting law.

3. If the tax period of the first year of a newly established enterprise counting from the time of receiving an enterprise registration certificate or investment certificate, or if the tax period of the last year for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt, is shorter than 3 months, it may be added up to the tax period of the subsequent year (for a newly established enterprise) or to the tax period of the previous year (for an enterprise transforming its type, changing its form of ownership, merged, separated, split, dissolved or going bankrupt) to form an CIT period. The CIT period of the first year or the CIT period of the last year must not exceed 15 months.

4. In case an enterprise converts its CIT period (conversion from calendar year to fiscal year or vice versa), the CIT period of the conversion year must not exceed 12 months. ”