Công thức diện tích hình bình hành

Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song với nhau. Đây là một dạng đặc biệt của hình thang. Bài viết này, boxthuthuat sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về hình bình hành, cũng như cách tính chu vi, diện tích hình bình hành.

Contents

  • 1 Các tính chất của hình bình hành
    • 1.1 Các tính chất cơ bản
    • 1.2 Dấu hiệu nhận biết:
  • 2 Tính chu vi hình bình hành
  • 3 Công thức tính diện tích hình bình hành

Các tính chất của hình bình hành

Các tính chất cơ bản

  • Các cạnh đối song song và bằng nhau.
  • Các góc đối bằng nhau.
  • Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Dấu hiệu nhận biết:

Hình bình hành là tứ giác đặc biệt:

  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  • Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có một cặp cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

Hình thang đặc biệt:

  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

Tính chu vi hình bình hành

Chu vi hình bình hành bằng tổng độ dài các cạnh của hình bình hành, hay bằng tổng độ dài của 2 cạnh liền kề bất kỳ.

Công thức:

P= 2.(a+b)

Trong đó:

  • P: chu vi hình bình hành
  • a, b lần lượt là độ dài 2 cạnh liền kề

Công thức diện tích hình bình hành

Công thức tính diện tích hình bình hành

Diện tích hình bình hành bằng cạnh đáy nhân với chiều cao (chiều cao là khoảng cách giữa 2 cạnh đáy)

Công thức:

S= a.h

Trong đó:

  • S: diện tích hình bình hành
  • a: độ dài cạnh đáy
  • h: chiều cao ứng với cạnh đáy a.

Trên đây là chia sẻ về cách tính chu vi, diện tích hình bình hành. Nhìn chung, các công thức này không quá khó nhớ, chỉ cần bạn nắm vững các kiến thức cơ bản là có thể dễ dàng vận dụng các công thức này trong tính toán. Nếu gặp vấn đề gì, hãy để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé!