Công nghệ xử lý nước bằng fo

Để có một sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hợp lý, phù hợp và hiện đại cần có được kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm. Hana tự tin với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp bệnh viện trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Môi trường Hana tự tin được quý khách hàng đặt niềm tin để đưa ra một sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả, hiện đại và tiết kiệm chi phí.

  • Nước thải bệnh viện là gì? Thành phần của nước thải bệnh viện
  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện
    • Song chắn rác
    • Hố thu nước thải
    • Bể điều hòa
    • Bể kỵ khí (Bể UASB)
    • Bể Anoxic
    • Bể Aerotank
    • Bể sinh học MBR
    • Bể chứa nước rửa màng
    • Bể khử trùng
    • Bể chứa bùn
  • Nhu cầu xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam hiện nay
  • Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện nay
    • Công nghệ AAO
    • Công nghệ xử lý nước thải MBR
    • Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
  • Tìm dịch vụ xử lý nước thải bệnh viện có khó khăn không?
  • Đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – Môi trường HANA

Công nghệ xử lý nước bằng fo

Cơ bản nhất, nước thải bệnh viện là loại nước đi ra từ những bệnh viện, cơ quan y tế. Loại nước này có thể bắt nguồn từ hoạt động y tế như phẫu thuật, khám chữa bệnh. Các công việc như xét nghiệm, kiểm tra y tế, X-quang cũng gây ra những chất thải y tế, phóng xạ.

Bên cạnh đó, với một số lượng lớn người sinh hoạt thì những nước thải từ nhà vệ sinh, nhà ăn, giặt rửa cũng để lại một lượng không ít chất thải ra nguồn nước.

Với bản chất là những hoạt động y tế, nhiều hóa chất thì thành phần của nước thải bệnh viện cũng chứa nhiều yếu tố nguy hiểm. Bên trong những dụng cụ y tế có chứa các chất phóng xạ, kháng sinh và rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, mẫu bệnh phẩm được lấy để xét nghiệm sau đó cũng trở thành một loại chất thải hữu cơ gây ô nhiễm.

Qua những phân tích về thành phần, có thể thấy rằng nước thải từ bệnh viện có mức độ nguy hiểm cao hơn hẳn những loại khác. Nước thải bệnh viện có thể làm mất cân bằng sinh thái, lây lan dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.

Theo nghiên cứu, nhiều năm kinh nghiệm và thực tiễn áp dụng tại các bệnh viện – phòng khám mà HANA đã thực hiện vận hành, lắp đặt, cung cấp, bảo trì và thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh phát sinh từ trước đến nay, HANA đưa ra quy trình xử lý tiêu chuẩn như sau:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nói chung và bệnh viện nói riêng:

Công nghệ xử lý nước bằng fo

Song chắn rác

Nước thải chảy theo đường ống dẫn qua song chắn rác, song chắn rác sẽ giữ lại lượng rác thô và chất rắn lơ lửng kích thước lớn. Nước sau khi qua song chắn rác hệ thống sẽ dẫn chúng về hố thu.

Hố thu nước thải

Hố thu có nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh, nước từ hố thu được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào ,đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý phía sau. Trong bể gắn cánh khuấy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

Bể kỵ khí (Bể UASB)

Nước thải từ bể điều hòa được bơm dẫn vào đáy bể UASB, dòng nước phân phối ngược từ dưới lên trên. Dòng nước đi lên tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí tại đây sẽ tiến hành phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo thành khí và nước. Khí mang nước và bùn đi lên trên, chạm vào các tấm chắn khí , bùn rơi xuống đáy bể, khí và nước tiếp tục đi lên. Nước được thu vào máng dẫn sang bể Anoxic. Bùn thải được dẫn về bể chứa bùn.

Bể Anoxic

Nước từ bể UASB được dẫn sang Anoxic, tại đây diễn ra quá trình khử Nitơ và loại bỏ Photpho dưới tác động của các vi khuẩn kỵ khí tùy tiện tạo thành Nitơ nguyên tử bay lên và bùn. Trong bể lắp đặt máy khuấy tạo sự xáo trộn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật thiếu khí. Sau đó nước được dẫn sang bể Aerotank tiếp tục xử lý.

Bể Aerotank

Nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí . Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn. Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO).

Bể sinh học MBR

Trong bể lắp đặt hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa hiếu khí các hợp chất hữu cơ, diễn ra hóa trình khử nitơ và nitrat hóa. Màng lọc MBR được đặt trong bể với kích thước lỗ nhỏ (0.03) giữ lại bùn và 98% vi khuẩn có trong nước thải , chỉ cho nước sạch đi qua. Nước sạch thẩm thấu qua màng được bơm hút ra bể chứa nước sạch. Một lượng nước được tuần hoàn về bể anoxic để đảm bảo hàm lượng nitơ đầu vào. Bùn được bơm hút sang bể chứa bùn.

Bể chứa nước rửa màng

Nước từ bồn chứa một phần được dẫn sang bể khử trùng, một phần được dự trữ để rửa màng MBR.

Bể khử trùng

Nước được khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) trước khi thải ra môi trường.

Bể chứa bùn

Chứa lượng bùn từ bể sinh học MBR và UASB, tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy bể được mang đi chôn lấp, lớp nước trên bề mặt được dẫn về bể điều hòa tiếp tục xử lý.

Nước thải đầu ra phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện công suất với mức độ ô nhiễm cao – thấp không có khác biệt, sự chênh lệch lớn . Nhưng sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải phù hợp với quy mô của bệnh viện mới đạt được hiểu quả cao nhất. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay cho Hana để biết thêm chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi.

Ưu điểm sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trên

  • Hiện nay, trên thị trường màng MBR được xem là công nghệ tiến tiến nổi bật nhất trong xử lý nước thải bệnh viện.
  • Tiết kiệm được chi phí vận hành, lắp đặt hệ thống ở mức thấp nhất.
  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trên có diện tích sử dụng nhỏ, vừa và hợp lý với từng quy mô của các bệnh viện.
  • Linh hoạt dễ nâng cấp theo xu hướng công nghệ, di chuyển, sửa chữa và vận hành dễ dàng.
  • Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện xử lý được hoàn toàn các chất gây ô nhiễm và loại bỏ hoàn toàn các chất thải có hại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
  • Chất lượng nước đầu ra ổn định, đạt QCVN 28:2010/BTNMT theo đúng quy chuẩn của nhà nước.

Nhu cầu xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam hiện nay

Công nghệ xử lý nước bằng fo

Hiện nay, vấn đề xử lý nước thải bệnh viện là một vấn đề nhức nhối và rất quan trọng trong công cuộc chung tay bảo vệ môi trường sống và sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Xử lý nước thải để tránh được tối thiểu các tác động xấu gây ảnh hưởng khôn lường như bệnh truyền nhiễm, các virus, vi khuẩn gây bệnh, … của nước thải bệnh viện, chất thải y tế,… đối với cộng đồng và xã hội.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đúng quy chuẩn, tiết kiệm chi phí và phù hợp với quy mô bệnh viện là một điều vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Nắm bắt được nhu cầu của xã hội nói chung và của bệnh viện trên khắp cả nước nói chung. Môi trường Hana tự tin với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình sẽ giúp bệnh viện giải quyết được vấn đề quan trọng về sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh biện. Hãy liên hệ với Hana ngay nhé!

Các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện hiện nay

Như đã đề cập ban đầu, nước thải bệnh viện có chứa rất nhiều tác nhân gây hại. Vì vậy, những hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cũng cần phải thật sự chỉn chu, tỉ mỉ. Chúng ta có thể xem qua một số công nghệ xử lý nước thải phổ biến hiện nay:

Công nghệ AAO

Công nghệ xử lý nước bằng fo

Công nghệ xử lý nước thải AAO đã không còn quá xa lạ trong ngành công nghiệp xử lý nước thải. Với khả năng giải quyết được những loại nước thải với nồng độ chất độc hại cao, công nghệ AAO thường xuyên được ưu tiên lựa chọn tại các cơ sở y tế.

Nước thải bệnh viện khi đi vào hệ thống AAO sẽ được xử lý qua giai đoạn phân hủy yếm khí, hiếu khí, kỵ khí để giải quyết được từng loại chất thải. Ở từng giai đoạn, sự tham gia của vi sinh vật sẽ khử lần lượt các loại hợp chất từ mẫu bệnh phẩm và chất độc từ các loại thuốc, hóa chất, vi trùng gây bệnh. Cuối cùng, những chất hữu cơ phức tạp sẽ được phân hủy thành đơn giản, an toàn.

Sau khi qua các giai đoạn xử lý trên, nước thải và bùn sẽ được chuyển sang bể lắng để tách nước tiếp tục đi khử trùng, phần bùn thải được về bể chứa bùn để phân hủy.

Khi được vào ngăn khử trùng, nước có thể được làm sạch bằng màng sinh học hoặc các hóa chất dạng viên rắn như NaOCl hoặc Ca(OCl)2. Một số nơi, nước thải còn được khử trùng bằng Cloramin B.

Sau ba lần phân hủy và được khử trùng như thế, nước thải từ bệnh viện đã được tách lọc đi những yếu tố độc hại và đầy đủ tiêu chuẩn để thải ra môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải MBR

Một lý do hàng đầu mà các phòng khám nên lựa chọn công nghệ MBR chính là quy mô của nó. Công nghệ MBR có thể tiết kiệm được khá nhiều không gian nên rất phù hợp với những vị trí khó lắp đặt như phòng khám, bệnh viện.

MBR là công nghệ xử lý nước bằng phương pháp sinh học. Bên trong bể lọc có chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm như thuốc, hóa chất từ hoạt động y tế.

Sau khi phân hủy, nước được hút qua màng MBR và các vi sinh vật, các chất thải y tế bị kẹt lại bên ngoài.
Sau quá trình lọc, nước thải y tế về trạng thái sạch và an toàn, sau đó di chuyển qua màng và những tạp chất còn lại bị đưa về bể chứa bùn.

Công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí

Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính, phòng khám không cần phải bỏ quá nhiều chi phí để lắp đặt. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, hình thức này lại khiến phòng khám hao tổn nhiều chi phí và thời gian.

Nước thải y tế từ phòng khám sẽ được điều hòa và sàng lọc trước khi bước vào quá trình xử lý.

Sau khi được điều hòa, nước được đưa vào hệ thống sục khí để lắng các cặn bã. Phần nước trong được mang đến bể hiếu khí để bùn hoạt tính oxy hóa các chẩn bẩn, hữu cơ dư thừa thành những thành phần ổn định.

Những tạp chất dư thừa này sẽ liên tục được xả ra và được phân hủy để diệt trừ các loại vi sinh vật gây bệnh sau đó được chôn lấp.

Sau quá trình lọc liên tục, nước thải bệnh viện được bùn hoạt tính phân hủy các loại vi sinh vật và được mang đi khử trùng với Clo, Ozon và thải ra môi trường trong trạng thái trong sạch.

Tìm dịch vụ xử lý nước thải bệnh viện có khó khăn không?

Nhìn chung, nước thải ở bệnh viện đều chứa những chất độc hại như đã được liệt kê ở trên. Tuy vậy, tùy thuộc vào từng bệnh viện mà sẽ có nồng độ và những tính chất khác biệt. Hàm lượng chất độc có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô, chuyên môn của từng bệnh viện, đồng thời cũng sẽ có những loại hóa chất, bệnh phẩm riêng biệt.

Chính vì thế, khi muốn xử lý nước thải, người ta phải nghiên cứu kỹ về quy mô, tính chất của bệnh viện để có một quy trình xử lý hợp lý nhất.

Trên thực tế, trên tất cả các bệnh viện ở nước ta thì vẫn còn tồn tại nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý nước. Ở những bệnh viện mà cả dụng cụ y tế còn không thể đáp ứng đầy đủ thì việc bỏ kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước là một điều quá xa xỉ.

Những bệnh viện đã được lắp đặt công nghệ xử lý nước thì lại còn nhiều lỗ hổng. Đầu tư kỹ thuật chưa thật sự chuẩn xác dẫn đến chất lượng nước đầu ra vẫn còn chưa thật sự an toàn nên nguồn thước thải ra từ những bệnh viện này vẫn chưa đạt chuẩn.

Hiện nay, nhà nước cũng đã ban hành những tiêu chuẩn về chất lượng nước được thải ra môi trường. Tuy nhiên với một số lượng lớn các phòng khám tư nhân, công lập xuất hiện ở nhiều nơi như thế thì việc kiểm soát này cũng trở nên khó khăn.

Nhiều bệnh viện nằm len lỏi ở vùng sâu vùng xa khiến việc giám sát quy trình xử lý nước gần như là không thể và thậm chí họ còn không đủ điều kiện để lắp đặt những hệ thống xử lý nước thải bệnh viện như thế này.

Đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện – Môi trường HANA

Công nghệ xử lý nước bằng fo

Nhiều năm gần đây, nhà nước đã liên tục xử lý những vi phạm hành chính về hệ thống nước thải không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng những quy định ban hành.

Chính vì thế, các bệnh viện, cơ sở y tế cần phải biết lựa chọn những công nghệ xử lý nước thải bệnh viện cho mình để không gặp những rắc rối này.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viên. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp

Công nghệ xử lý nước bằng fo