Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì

Đại Thế Chí Bồ Tát, chữ Hán: 大勢至菩薩 hay Đắc Đại Thế Bồ Tát (chữ Hán: 得大勢菩薩),tiếng Phạn: महास्थामप्राप्त/ Mahāsthāmaprāpta, là một vị Đại Bồ tát thể hiện ánh sáng trí tuệ trong Phật giáo Đại Thừa, là bậc đại sĩ trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.

Hồng danh và tiền thân[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Tránh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết-bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

Biểu tượng và hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh Quán Thế Âm Bồ tát thụ kí (Đại 12, 353 hạ) nói: "Tây phương cách đây trăm nghìn ức cõi; có Phật hiệu là A Di Đà Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri, hiện đang nói pháp. Đức Phật ấy có 2 vị Bồ tát, một là Quán Thế Âm, hai là Đại Thế Chí". Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương tây, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí là 2 vị thị giả giúp Phật A Di Đà trong việc giáo hóa chúng sinh, vì thế được gọi là Tây Phương Tam Thánh.

Trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Đại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Đức Phật A Di Đà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, Bồ tát thân cao tám mươi muôn ức na do tha do tuần, da màu vàng tử kim, trong thiên quang của Bồ tát có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu có 500 đài báu, trong mỗi đài đều hiện quốc độ tịnh diệu của mười phương chư Phật, nhục kế như hoa Bát đầu ma, giữa nhục kế có một bình báu, khác hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát.

Theo phẩm A-lợi-đa-la-đà-la-ni-a-lỗ-lực, hai Bồ tát đều toàn thân màu vàng, phóng hào quang trắng, tay phải cầm phất trần trắng, tay trái cầm hoa sen, thân hình Bồ tát Đại Thế Chí nhỏ hơn Quán Thế Âm.

Còn trong Hiện đồ mạn đồ la thai tạng giới của Mật tông, ngài là vị thứ hai ở phương trên trong viện Quan Âm, ngồi trên hoa sen đỏ, thân màu trắng, tay trái cầm hoa sen mới nở, tay phải co ba ngón giữa đặt trước ngực. Mật hiệu là Trì luân kim cương, hình Tam muội da là hoa sen mới nở.

Trong Tây du ký[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Tây du ký, Linh Cát Bồ Tát xuất hiện 2 lần, lần thứ nhất thu phục yêu quái ở động Hoàng Phong, lần thứ hai cho Tôn Ngộ Không viên Định phong đan ở kiếp nạn Hỏa Diệm Sơn

Chữ Đức tiếng Trung là một trong những chữ Hán được sử dụng nhiều khi nói đến đạo lý làm người, nhân nghĩa hay trong thư pháp, tranh chữ. Vậy chữ Đức tiếng tiếng Trung là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Trong bài viết này, PREP sẽ giải thích về cấu tạo, cách viết và ý nghĩa của chữ Đức trong tiếng Trung mà bạn có thể tham khảo!

Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì
Chữ Đức trong tiếng Trung

I. Chữ Đức tiếng Trung là gì?

Chữ Đức tiếng Trung là 德, phiên âm là dé, mang nghĩa là đạo đức, ân đức, ân huệ,… Chữ Đức tiếng Hoa gồm có 8 tự hình là giáp cốt văn, kim văn, triện văn, khải thư, lệ thư và 13 dị thể khác nhau.

II. Cấu tạo chữ Đức tiếng Trung

Để hiểu được toàn bộ ý nghĩa của chữ Đức tiếng Trung Quốc thì chúng ta sẽ phân tích theo từng bộ thủ cấu tạo nên chữ Đức 德 dưới đây nhé!

Các bộ thủ cấu tạo nên chữ Đức 德

Ý nghĩa

Bộ xích (彳)

Dùng để chỉ những bước chân đi chậm rãi, thong thả. Ý nghĩa của bộ này trong chữ Đức là nếu muốn rèn “đức” hay bất cứ phẩm chất nào thì bạn cần thời gian để tích lũy, từng chút một chứ không phải một bước là thành.

Bộ thập (十)

Nghĩa đen là số mười (số 10), nghĩa rộng là sự trọn vẹn, mười phân vẹn mười. “Thập” ngụ ý là mười phương, bốn phương, tám hướng. Bộ thập mà xuất hiện trong chữ Đức có ý nghĩa là dù ở nơi đâu, phương nào cũng cần sử dụng đạo đức, đức hạnh của mình để đối xử với người khác.

Bộ mục (目)

Có ý nghĩa là “Mắt”, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, biết phân biệt thật, giả, đúng sai, thị phi,…

Bộ nhất (一)

Nghĩa đen là số một (số 1). Bộ này được sử dụng trong chữ Đức với ngụ ý là người có đức luôn biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi về mình.

Bộ tâm (心)

Ý nghĩa là tâm hồn, tấm lòng, sự chân thật bên trong nhân cách của con người. Mỗi người nếu muốn tư dưỡng đạo đức thì cần phải tu dưỡng nội tâm bởi vì người có đức chính là người có tâm.

III. Ý nghĩa chữ Đức tiếng Trung

1. Theo đạo Khổng Tử

Theo lời dạy của Khổng tử, trong chữ Đức có chữ Tâm mang ý nghĩa là tình yêu thương vô bờ bến không vụ lợi, không mục đích cá nhân nào cả. Với mỗi con người, điều quan trọng luôn đặt lên hàng đầu đó là chữ Đức. Chữ Đức ở đây bao gồm tri đức (biết đức), hiếu đức (yêu thích đức) và hành đức (làm việc đức).

Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì
ý nghĩa chữ Đức trong tiếng Trung theo lời dạy Khổng Tử

Đặc biệt, nếu như con người có đủ các yếu tố như: hiếu – trung – tín – lễ – nghĩa – liêm – sỉ thì sẽ là người hoàn hảo và toàn đức.

  • * Hiếu: Có hiếu, kính trọng, yêu thương ông bà và cha mẹ.
    • Trung: trung thành, tận tâm, luôn hoàn thành những công việc được giao phó.
    • Lễ: cách hành xử, đối nhân xử thế tốt với những người xung quanh như anh em trong gia đình, vợ chồng với nhau và những người bạn của mình.
    • Tín: chân thành, không nói dối, khi nhận lời thì sẽ không thất hứa.
    • Nghĩa: làm theo phép tắc lễ nghi, biết không nên làm gì và làm gì cho phải phép.
    • Liêm: Lương tâm của con người, luôn nhận thức được việc xấu.
    • Sỉ: Lòng tự trọng của con người.

2. Theo phật giáo

Theo phật giáo, chữ Đức tiếng Trung được coi là một trong những cái đẹp, chân, thiện mỹ và hướng đến sự từ bi, nhân ái, luôn mở rộng tấm lòng tốt đẹp với tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chữ Đức cũng là quan niệm của Đức Phật về kiếp luân hồi, hiểu sâu hơn thì đó là luật nhân quả.

Nếu một người ăn ở hiền lành, sống tốt thì sẽ tạo nhiều phúc cho con cháu. Ngược lại, nếu con người sống ác với người khác thì đời con cháu và kiếp sau của người đó sẽ phải sống trong đau khổ, giống như câu “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.

Với những người theo đạo phật, tâm luôn hướng đến cái đẹp là bi đức, trí đức và tịnh đức. Điều này có nghĩa là mỗi người cần phải có lòng bao dung, vị tha và trí tuệ tinh thông, không sân si với người khác.

Chữ Đức tiếng Trung trong đạo phật luôn đặt lên hàng đầu, do đó với những nhà sư tu từ 20 năm trở lên nếu có phẩm chất, đạo hạnh tốt sẽ được phong lên làm Đại Đức.

IV. Cách viết chữ Đức tiếng Trung

Bởi chữ Đức tiếng Trung 德 được tạo bởi nhiều nét nên để viết được chữ Đức trong tiếng Trung Quốc thì bạn cần ghi nhớ cách viết các nét cơ bản trong tiếng Trung và quy tắc bút thuận. Ngoài ra, khi nói về cách viết chữ Đức tiếng Trung 德 thì có câu: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”. Câu này hàm ý chỉ thứ tự viết các nét trong chữ Đức tiếng Trung.

Hướng dẫn nhanh cách viết chữ Đức tiếng Trung

Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì

Hướng dẫn chi tiết cách viết chữ Đức trong Trung

Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì

V. Từ vựng & thành ngữ có chứa chữ Đức tiếng Trung

Chữ Đức ghép với nhiều từ khác tạo ra nhiều từ vựng mới. Trong tiếng Trung có rất nhiều từ vựng và thành ngữ có chứa chữ Đức mà PREP đã tổng hợp lại dưới đây!

1. Từ vựng

STT

Từ vựng

Phiên âm

Tiếng Việt

1

惡德

è dé

Ác đức, thất đức

2

陰德

yīndé

Ân đức, ân công

3

恩德

ēndé

Ân đức, ân huệ, ân điển

4

薄德

báo dé

Bạc đãi, đối xử lạnh nhạt

5

不道德

bù dàodé

Vô đạo đức, vô văn hóa

6

至德

zhì dé

Chí đức, đại đức

7

種德

zhǒng dé

Tu tích đức hạnh

8

功德

gōngdé

Công đức

9

大德

dà dé

Đại ân, đại đức (ân nghĩa lớn)

10

道德

dàodé

Đạo đức, luân lý, phẩm hạnh

11

德育

déyù

Đức dục (giáo dục phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị)

12

德行

déxíng

Đức hạnh

13

德国

déguó

Nước Đức

14

德性

dé xìng

Đức tính, phẩm chất đạo đức

15

德澤

dé zé

Ân huệ

2. Thành ngữ

STT

Thành ngữ

Phiên âm

Nghĩa

1

德才兼备

Dé cái jiānbèi

Tài đức vẹn toàn

2

一心一德

Yīxīn yī dé

Một lòng một ý

3

感恩戴德

Gǎn’ēndàidé

Mang ơn, đội ơn

4

以怨报德

Yǐyuànbàodé

Lấy oán báo ân

5

德高望重

Dégāowàngzhòng

Đức cao vọng trọng (uy tín, có đức độ và danh vọng cao)

VI. Chữ Đức trong tiếng Trung Hoa cổ

Theo cuốn Khang Hy tự điển, chữ Đức tiếng Trung Hoa cổ là “thiện mỹ, chính đại quang minh, trong sáng”. Trong lời bói quẻ thời nhà Thương và tài liệu lịch sử thời kỳ trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa thì “Đức” và “Đắc” có mối liên hệ mật thiết. Trong đó, đức có hàm ý là đạt được, có được.

Mặt khác, trong cuốn “Thuyết văn giải tự” lại giải thích chữ Đức là “Đức giả đắc dã, nội đắc vu kỷ, ngoại đắc vu nhân” (người có đức thì bên trong làm chủ được bản thân, bên ngoài đắc được nhân tâm).

Chữ Đức trong văn hóa Trung Hoa được xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa con người và cầm thú. Khi nhân phẩm, tính cách của con người phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức thì mới xứng đáng làm người. Mà để làm người thì cần phải tu dưỡng đạo đức bản thân.

VII. Chữ Đức trong thư pháp

Tranh chữ Đức thư pháp thường được người ta sử dụng làm tranh trang trí trong nhà. Nó như một lời nhắc nhở con người cần phải biết tu tâm dưỡng tính. Giống như cổ nhân đã từng nói:

Người có Đức hành từ bi hỷ xả

Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi

Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời

Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt

Câu nói này xuất phát từ quan niệm phong thuỷ âm dương luôn bảo hệ người lương thiện. Còn chuyên làm việc ác, phóng túng, trộm cắp thì dù ở nơi có phong thuỷ tốt đến mấy cũng khó có phúc báo. Cũng như câu “nhà tích đức ắt có phúc” đều nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ Đức đối với sinh mệnh con người.

Công đức vô lượng trong tiếng trung là gì
Chữ Đức tiếng Trung trong thư pháp

Treo tranh chữ Đức tiếng Trung thư pháp trong nhà là tiêu chuẩn nhắc nhở mỗi người cần phải biết tu dưỡng bản thân. Đây cũng là nguyên tắc để cha mẹ giáo dục con cái sống sao cho nên người, luôn bao dung, tha thứ và tạo dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh.

Nếu như bạn treo tranh thư pháp chữ Đức tiếng Trung trong nhà thì nên treo ở những nơi trang trọng như phong khách, phòng thờ, phòng làm việc,… và tránh treo ở những nơi tăm tối, ẩm thấp. Lưu ý là không nên treo tranh quá cao hay quá thấp. Lựa chọn chất liệu bức tranh phải phù hợp với không gian nội thất trong phòng để mang đến niềm may mắn, tốt lành.

Như vậy, PREP đã giải đáp cho bạn chữ Đức tiếng Trung là gì và bật mí những điều thú vị liên quan đến chữ Hán này. Hy vọng, những kiến thức mà bài viết chia sẻ hữu ích với những bạn đang học tiếng Trung.

Vô lượng công đức Phật là ai?

Phật A Di Đà là tên phiên âm tiếng Phạn. Ngài là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực Lạc. Ngoài tên A Di Đà Phật, còn có các tên phiên âm khác như là A Di Đa Phật, A Nhĩ Đa Phật... cùng gọi tắt là Di Đà, có nghĩa là vô lượng.

Công đức vô lượng tiếng Trung là gì?

công đức vô lượng có nghĩa là: (功德無量) Công đức, hàm ý công năng phúc đức, cũng chỉ quả báo do làm việc thiện mà được.

Phúc đức vô lượng là gì?

Nghĩa là, người con Phật muốn thiết lập hạnh phúc bền vững, lâu dài thì tự thân phải kiện toàn ba yếu tố căn bản chánh tín - tài vật - đạo đức. Những ai thành tựu như thế thì gọi là “được phước vô lượng”.

Vô lượng có ý nghĩa gì?

  1. Vô lượng nghĩa là chỉ cho kinh điển đại thừa. Trong phẩm “Tựa” của kinh Pháp Hoa có nói: Đức Thế Tôn vì chư vị Bồ-tát mà nói kinh đại thừa tên là Vô Lượng Nghĩa. Vì vậy, kinh này cũng có người gọi tên là Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa.