Cỏ ở sân mỹ đình là cỏ gì năm 2024

Sân Mỹ Đình đang trở thành nơi được dư luận và người hâm mộ đặc biệt quan tâm khi chính các cầu thủ Việt Nam đánh giá không tốt. Sau khi xem trận Indonesia hòa Việt Nam với những hình ảnh đẹp lung linh và mặt cỏ xanh rì của sân Gelora Bung Karno (Indonesia) càng khiến cho người hâm mộ Việt Nam phản ứng.

Nhiều ý kiến đặt ra câu hỏi: Vì sao sân nào ở AFF Cup 2022 cũng có mặt cỏ xanh rì, còn mặt cỏ sân Mỹ Đình như chẳng khác gì "ruộng lầy"?

"Mặt sân như hiện tại là do chúng ta quên bảo dưỡng chứ không phải do thiếu kinh phí. Việc bảo dưỡng và chăm sóc trong một tháng qua được tiến hành đều đặn nhưng thời tiết Hà Nội khắc nghiệt, nắng ít nên mặt cỏ không xanh như ý muốn, hình ảnh đưa lên truyền thông không đẹp", ông Đặng Việt Hà (Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao) nói trong cuộc gặp gỡ báo chí tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam vào ngày 26/12/2022.

Tuy nhiên, một số người hâm mộ tiếp tục đặt vấn đề là nhiều sân vận động khác tại miền Bắc thì mặt cỏ vẫn tươi xanh. Điển hình là mặt cỏ sân tập của Liên đoàn đối diện sân Mỹ Đình cũng xanh tươi. Cùng địa điểm, khí hậu giống nhau nhưng một nơi có cỏ xanh, một nơi thì úa vàng, cỏ chết.

Không khó để nhìn thấy cỏ sân tập của Liên đoàn vẫn xanh tươi.

Mặt sân cỏ Mỹ Đình đang xấu theo từng trận đấu của tuyển Việt Nam. Ảnh: Bảo Ngọc

Phải chăng do trời thiếu nắng hay do chưa làm tốt?

Có một câu chuyện liên quan đến sân Mỹ Đình ở AFF Cup 2022 đang được thay đổi. Đây là bức tranh để thấy quá trình làm việc và vận hành của Ban quản lý sân Mỹ Đình là thiếu trách nhiệm, cần phải đánh giá lại lý do sân vận động quốc gia bị xuống cấp.

Tối 27/12/2022, nhiều người hâm mộ phản ứng bằng cách đăng tải ảnh sân Mỹ Đình dơ bẩn lên mạng xã hội, sau khi đi cổ vũ cho thầy trò HLV Park Hang Seo đánh bại Malaysia 3-0. Họ bức xúc vì sân dơ bẩn, ghế ngồi bám bụi đến mức không thể lau sạch... Ai cũng ngao ngán với cảnh tượng nhếch nhác ở sân vận động quốc gia. Nhiều người phải đặt câu hỏi: Tại sao Ban quản lý sân Mỹ Đình không chuẩn bị cho AFF Cup 2022?

Trước bức xúc của người hâm mộ, sân Mỹ Đình được dọn vệ sinh vào buổi chiều ngày 2/1, tức trước một ngày diễn ra trận Việt Nam gặp Myanmar. Công việc được chia là lau chùi vào chiều 2/1, sáng 3/1 xịt nước cho sạch. Không có nơi nào làm việc giống như sân Mỹ Đình, khi việc dọn vệ sinh sân đến tận sáng cùng ngày diễn ra trận đấu vẫn thực hiện.

Sáng nay (7/1), sân Mỹ Đình có hơn 100 sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đến dọn vệ sinh. Tức quá trình chuẩn bị diễn ra trước 2 ngày so với thời gian thi đấu của trận bán kết (9/1). Sân Mỹ Đình được sạch sẽ trước khi đội Indonesia có buổi tập làm quen sân, dự kiến vào chiều 8/1.

Có thể thấy được sự thay đổi của sân Mỹ Đình từ dơ bẩn trong trận mở màn (Việt Nam gặp Malaysia) đến dọn vệ sinh khá sạch sẽ trước trận gặp Myanmar, bây giờ công việc việc sinh làm sớm hơn và quyết liệt hơn trước trận bán kết giữa Việt Nam - Indonesia. Đó là chuyện hết sức vô lý để thấy Ban quản lý sân Mỹ Đình thiếu trách nhiệm lẫn ý thức vì hình ảnh bóng đá nước nhà. Khi ngay đến công tác dọn vệ sinh thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ông Nguyễn Văn Hùng phải vào cuộc để xử lý.

Nên nhớ, AFF Cup 2022 có kết quả bốc thăm từ ngày 30/8/2022. Ban quản lý sân Mỹ Đình phải lên kế hoạch tổ chức từ lâu và làm thật tốt vì bộ mặt bóng đá nước nhà, thay vì đến trận đấu thứ hai của tuyển Việt Nam trên sân nhà mới dọn vệ sinh. Đây là câu chuyện về ý thức và trách nhiệm với hình ảnh bóng đá Việt Nam so với các nước khu vực, tức nhiệm vụ chung.

Ban quản lý sân Mỹ Đình không cho thấy được trách nhiệm và ý thức chuẩn bị tốt ngay từ đầu, qua đó để xảy ra chuyện bị chê với cảnh khán đài dơ bẩn trong trận đầu tiên của tuyển Việt Nam trên sân nhà ở AFF Cup 2022.

Với công tác vệ sinh chỉ vài tiếng đồng hồ sẽ được xử lý sạch sẽ và tạo ra sự thiện cảm cho khán giả, sân Mỹ Đình vẫn chờ xảy ra chuyện bị chê bẩn mới làm. Thử hỏi các công tác khác làm sao để thực hiện tốt?

Đại biểu Quốc hội ông Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi được trích dẫn trên báo Nhân Dân:"Tôi cho rằng cần phải làm rõ lý do tại sao sân Mỹ Đình lại xuống cấp như hiện nay. Và tại sao, sau khi sân xuống cấp lại không được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa cho xứng tầm quốc gia".

Thật vậy, ngành thể thao cần phải làm rõ lý do tại sao sân vận động quốc gia Mỹ Đình lại xuống cấp như hiện nay.

[VOV2] - Chiến thắng thuyết phục của thầy trò HLV Park Hang Seo trước đối thủ Indonesia đã đưa tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2022. Trong niềm vui thắng lợi, với những người làm công tác tổ chức thi đấu, có lẽ lại thêm 1 lần lo.

"Mặt cỏ ở sân Mỹ Đình không có vấn đề gì. Tôi cứ tưởng nó phải tệ hơn. Buổi tập của đội tuyển Indonesia đã diễn ra ổn thỏa” – trung vệ Jordi Amat đã chia sẻ như vậy sau buổi tập làm quen sân trước trận bán kết lượt về tối 09/01. Ban tổ chức trận đấu cũng có thể an tâm phần nào, với kết quả thu được từ đợt chỉnh trang cấp tốc theo chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Trước đó hơn 100 tình nguyện viên, cán bộ công nhân viên thuộc Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh cùng nhiều cán bộ công nhân viên Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Hà Nội đã được huy động để vệ sinh các khu vực khán đài, lau chùi ghế ngồi, khu vực cống thoát nước, đường hầm, khu vực xung quanh sân. Mặt sân được Ban quản lý sân sử dụng trang thiết bị dọn cỏ, tưới nước và chăm sóc kỹ lưỡng.

Tình trạng sân Mỹ Đình không chỉ “nóng” trước trận bán kết AFF Cup với Indonesia vì tháng 9 năm ngoái, truyền thông Australia từng ví mặt sân Mỹ Đình xấu như “bãi chăn bò” trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam – Australia tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Hiện trạng cũng không mấy khả quan khi tuyển Việt Nam giao hữu với Borussia Dortmund, lại thêm sự cố khung thành khiến hình ảnh Sân vận động quốc gia càng trở nên “nhem nhuốc”.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình được xây dựng từ năm 2001 nhằm phục vụ cho SEA Games 22, trên diện tích 17,5 ha với quy mô 40.000 chỗ ngồi. Trước SEA Games 31 hồi tháng 5/2022, Sân vận động này từng được sửa chữa với quy mô lớn, nhưng mặt cỏ trên sân thì qua 10 năm sử dụng vẫn chưa từng được thay mới, cùng với đó là sự xuống cấp của nhiều phòng chức năng, công trình phụ, hệ thống điện nước…

Thực trạng sân Mỹ Đình nhận những phản ứng tiêu cực từ dư luận xã hội, người hâm mộ bóng đá trên cả nước cũng như các đội bóng thi đấu tại đây. Bởi nhìn ra các Sân vận động khác, thuộc sự quản lý của các Sở Thể thao – Văn hóa địa phương hay CLB như Hàng Đẫy (Hà Nội), Thiên Trường (Nam Định), Lạch Tray (Hải Phòng) và Cẩm Phả (Quảng Ninh)… thì mặt sân tốt hơn rất nhiều, dù chịu chung điều kiện thời tiết phía Bắc.

Về phía đơn vị quản lý trực tiếp Sân vận động quốc gia Mỹ Đình hiện tại - Tổng cục Thể dục Thể thao, Tổng cục trưởng Đặng Hà Việt từng lý giải: "Không phải thiếu kinh phí mà sân không được duy tu, bảo dưỡng. Ban quản lý Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình vẫn thực hiện công việc này thường xuyên. Nhưng một tháng qua nắng ở Hà Nội không đủ, cỏ không quang hợp đủ nên không có được thảm xanh như mong muốn".

Vậy là cỏ không xanh là tại “trời”, chứ không phải do yếu tố chủ quan là do công tác duy tu, bảo dưỡng sân của Ban quản lý. Nói vậy, thì sân Hàng Đẫy, Lạch Tray, Thiên Trường… chắc ở dưới “gầm trời” khác, chứ không đủ nắng mà cỏ các sân này vẫn cứ xanh chứ không úa vàng, có chỗ lộ cả mặt sân như Mỹ Đình?

Chỉ cách đây ít ngày, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Văn phòng Chính phủ đã có công văn đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở thi đấu thể thao, nhất là các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ. Khuôn khổ pháp lý và tình hình thực hiện đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chất lượng công trình hằng năm, làm rõ những khó khăn, vướng mắc. Đề xuất giải pháp phù hợp bảo đảm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, yêu cầu thực tế cho các hoạt động thi đấu thể thao và các hoạt động văn hóa, thể thao khác; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2023.

Hẳn không phải chỉ tại “thiếu nắng” mà sự xuống cấp ở cơ sở thi đấu thể thao nhất là các cơ sở thuộc quyền quản lý của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phải cần tới sự chỉ đạo từ người đứng đầu chính phủ. Sân vận động quốc gia có thể coi là bộ mặt của thể thao nước nhà, bởi cả nước cũng chỉ có 1 Sân vận động được gắn tên “quốc gia”. Vậy mà lại bị ví như “bãi chăn bò” thì thật không ổn và sự chỉnh trang cấp tốc để đáp ứng các tiêu chuẩn tổ chức 1 trận đấu của AFF Cup cũng chỉ như sự “trang điểm” bên ngoài.

Còn 3 ngày nữa, đội tuyển Việt Nam thi đấu trận chung kết lượt đi AFF Cup tại đây. Xem dự báo thời tiết, thấy trời Hà Nội sẽ nắng ấm mà phần nào yên tâm, bởi có nắng chắc cỏ trên sân sẽ đủ quang hợp mà xanh!

Chủ đề