Có những cái chết hóa thành bất tử năm 2024

Trong dòng chảy tri ân những người lính đã ngã xuống, không thể không nhắc đến 10 liệt sĩ của nhà giàn DK1 đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Máu của các anh đã nhuộm thắm từng cơn sóng, vun đắp vững chãi thêm cột mốc chủ quyền giữa ngàn khơi.

Có những cái chết hóa thành bất tử năm 2024
Lễ tưởng niệm các cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Hy sinh vì chủ quyền biển, đảo

Đã 33 năm trôi qua, Trung tá Bùi Xuân Bổng, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/3, nay đã nghỉ hưu và sinh sống tại phường 11, TP.Vũng Tàu vẫn nhớ như in cơn bão dữ tháng 12/1990 làm sập nhà giàn, cướp đi sinh mạng 3 đồng đội thân yêu. Trung tá Bùi Xuân Bổng kể lại, đêm 4/12/1990, bão số 10 quét qua thềm lục địa phía Nam, Nhà giàn DK1/3 nằm đúng tâm bão, những con sóng cao cả chục mét cuộn lên từ lòng biển rồi vỗ mạnh vào nhà giàn khiến nhà giàn chao đảo.

Nhà giàn ngày ấy được thiết kế theo dạng boong tong, được cố định bởi 4 dây xích neo vào san hô. Độ cao từ mặt biển lên sàn chỉ 7m. Với độ cao ấy, nhà giàn chỉ chịu đựng được sóng cấp 6. Trước sức tàn phá của cơn sóng dữ giữa đêm đen, 9 cán bộ chiến sĩ đã bình tĩnh lấy những miếng gỗ bung lên từ mặt sàn, kết lại thành bè và rời nhà giàn.

Sóng mỗi lúc một to, gió lớn liên hồi quật tới khiến nhà giàn bị đánh nghiêng 15 độ. Đến hơn 2 giờ sáng 5/12, toàn bộ khối nhà giàn đã không chịu đựng được sóng gió và đổ sập xuống biển, 9 anh em bám vào tấm gỗ bơi giữa biển chờ cứu hộ.

Ngay khi Nhà giàn DK1/3 bị đổ, Quân chủng Hải quân đã lệnh cho một số tàu khẩn trương cơ động đến cứu hộ cứu nạn. Cuộc tìm kiếm diễn ra ngay trong mưa bão kéo dài đến những ngày sau nhưng cũng chỉ cứu được 6 người. Còn 3 cán bộ chiến sĩ là Trung úy Trần Hữu Quảng, Trung úy Trần Văn Là và hạ sĩ Hồ Văn Hiền đã mãi mãi nằm lại biển cả.

“Cảm động nhất vẫn là câu chuyện về Trung úy Nguyễn Hữu Quảng, trước khi bị sóng cuốn đi, anh Quảng đã nhường áo phao cùng miếng lương khô cho đồng đội”, Trung tá Bổng kể.

Sau 8 năm kể từ ngày trận cuồng phong làm sập Nhà giàn DK1/3, ngày 12/12/1998, một cơn bão nữa lại quét qua thềm lục địa phía Nam, cướp đi sinh mạng của 3 cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/16.

Anh Hoàng Văn Thủy, từng là chiến sĩ và may mắn sống sót trở về sau vụ sập Nhà giàn DK1/16 kể lại. Lúc ấy, vùng biển thềm lục địa không còn một con tàu nào vì tất cả đã đi tránh bão. Càng về chiều, sóng càng dữ dội, những con sóng cao như quả núi liên tiếp ập đến làm nhà giàn rung lắc mạnh. Mặt biển mịt mù trắng xóa, gió giật ầm ầm, anh em phải bám chặt vào lan can bởi chỉ cần sơ sẩy là bị gió hất tung xuống biển.

Nhưng sức người quá nhỏ bé trước cơn bão dữ, một đợt sóng lớn ập đến đã xô đổ nhà giàn. 9 người bám trụ trên một chiếc phao cứu sinh, lênh đênh trên biển chờ cứu hộ. Và dù đã cố gắng tìm kiếm song lực lượng cứu hộ cũng chỉ cứu được 6 người, còn Đại úy Vũ Quang Chương, Chuẩn úy Nguyễn Văn An và Chuẩn úy Lê Đức Hồng đã không trở về.

Ngày nay, chiếc phao bè méo mó không còn nguyên vẹn đang được lưu giữ tại Phòng truyền thống Lữ Đoàn 171 - Vùng 2 Hải quân. Đó là hiện vật sống động minh chứng sự gian khổ, hy sinh, kiên cường chống chọi với sóng gió của 9 cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1/6 trong cơn bão số 8 năm 1998.

Ngoài ra, những trận cuồng phong năm 1990, 1996, 1998 và 2000 cũng đã làm đổ một số nhà giàn, cướp đi sinh mạng của nhiều cán bộ, chiến sĩ. Gần đây nhất, tháng 10/2014, cuốn sổ truyền thống của Tiểu đoàn DK1 lại ghi thêm một dòng mực đỏ nữa, đó là những dòng ghi chép về sự hy sinh anh dũng của Đại úy Dương Văn Bắc ở Nhà giàn DK1/11. Đây là liệt sĩ thứ 10 của nhà giàn DK1. Anh hy sinh trong quá trình kiểm tra hệ thống vật cản dưới sàn cập tàu để chuẩn bị cho sẵn sàng chiến đấu chống biệt kích, người nhái ban đêm. Khi công việc gần hoàn tất thì một cơn sóng dữ đánh trùm qua sàn cập tàu, đánh bật lan can kéo anh xuống biển.

Vang mãi tên anh, những liệt sĩ Nhà giàn DK1

Trong số 10 liệt sĩ Nhà giàn DK1 hy sinh khi làm nhiệm vụ trên biển, chỉ có 4 người có phần mộ ở đất liền, còn lại 6 liệt sĩ không tìm thấy thi hài. Các anh đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi. Vùng biển DK1 hôm nay được ví như một nghĩa trang đặc biệt, nghĩa trang ấy không có phần mộ như ở đất liền. Mộ của các anh là những con sóng bạc đầu, là nhành san hô hòa vào lòng đại dương.

Sự hy sinh của 10 liệt sĩ Nhà giàn DK1 đã viết lên những bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kỳ mới, là những tượng đài thép khẳng định dấu mốc chủ quyền trên biển, trên thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Ngày nay, mỗi khi Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đi kiểm tra công tác huấn luyện tại các nhà giàn DK1 hoặc các đoàn công tác thăm, động viên quân, dân quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đều dừng lại ở vùng biển Tư Chính, Phúc Nguyên để làm lễ dâng hương tưởng niệm các anh - những liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống giữa lòng biển để những nhà giàn mãi trường tồn.

“Noi gương các anh, các chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 thuộc vùng 2 Hải quân hôm nay tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc chủ quyền thềm lục địa phía Nam Tổ quốc với quyết tâm “Còn người, còn nhà giàn, còn Tổ quốc”, Thượng tá Nghiêm Xuân Thái, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1 nói.

Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử nói về ai?

“Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người như chân lý sinh ra”. Trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi”, nhà thơ Tố Hữu đã viết những lời thơ ấy để ngợi ca Nguyễn Văn Trỗi, một người anh hùng trong chiến tranh Việt Nam.

Nguyễn Văn Trỗi đã nói gì trước khi chết?

Hình ảnh cuối cùng của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi do một nhà quay phim, người Nhật chụp, khi anh đã giật tấm khăn bịt mắt và nói: “Tôi không có tội, kẻ có tội cần phải trừng trị là bọn xâm lược Mỹ và lũ Việt gian Nguyễn Khánh”. Trước khi bị bắn, anh Nguyễn Văn Trỗi hô to: Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ!

Hãy nhớ lấy lời tôi của ai?

Nguyễn Văn Trỗi - Hãy nhớ lấy lời tôi.

Hãy nhớ lấy lời tôi Đả đảo đế quốc Mỹ Đây là câu nói nổi tiếng của ai?

Sự hy sinh của Nguyễn Văn Trỗi và lời hô của anh còn vang vọng mãi ngàn năm. 9 phút trên pháp trường, trước họng súng của quân thù, Nguyễn Văn Trỗi đã hô vang những khẩu hiệu yêu nước: Hãy nhớ lấy lời tôi - Đả đảo đế quốc Mỹ!