Có nên lúc nào cũng nghe lời bố mẹ năm 2024

Anh thực sự rất tốt nhưng tôi lúc nào cũng cảm thấy không vui, nhiều lần muốn chia tay nhưng lại nghĩ chắc mình còn đi học, chưa suy nghĩ chín chắn được, cố thêm xem sao. Tôi lại cố giữ gìn hạnh phúc hơn 2 năm nữa, định ra tết ra mắt gia đình 2 bên, thế nhưng càng tính đến chuyện sau này lại càng thấy không thể cố được. Rồi tôi gặp một người, lúc đấy tôi mới nhận ra mình không hợp với bạn trai về tính cách nên quyết định dừng lại, để bản thân được thoái mái và hạnh phúc hơn.

Còn về người bạn mới, tôi thấy hợp, bạn cho tôi cảm giác thoải mái, được sống là chính mình, lúc nào cũng làm tôi cười. Bạn xuất hiện khiến tôi nhận ra tình cảm thực sự của bản thân và dừng lại với bạn trai, thế nhưng dù bạn ấy rất cố gắng và muốn bên cạnh thì tôi cũng không dám mở lòng. Bạn cứ thế quan tâm, bên cạnh tôi một thời gian, rồi tôi cũng không biết hai đứa trở thành người yêu từ bao giờ. Tết nay bạn sang nhà tôi chúc tết, sau đó gia đình không muốn tôi đi sâu vào chuyện tình cảm với bạn. Gia đình tôi có chút nghiêm khắc và hơi cổ hủ, bố mẹ luôn muốn con có công việc ổn định, tức là phải làm trong nhà nước, trong khi bạn làm kinh doanh.

Nói thêm về người tôi mới quen. Bạn có chí tiến thủ, tự lập, biết gánh vác và trả cả nợ cho bố. Bạn là người biết mình đam mê cái gì và theo đuổi nó, đi từ những điều nhỏ nhất đi lên. Bạn vui vẻ, dễ chịu và được lòng mọi người, vì thế tôi cảm thấy rất thoải mái. Tôi có tư tưởng hướng ngoại, không thiệt người không thiệt mình thì tôi sẽ làm. Giờ bố mẹ muốn tôi chia tay người này, tôi quá mệt mỏi với chuyện tìm hiểu và yêu đương rồi, nếu dừng lại là dừng luôn, không dám mở lòng với ai nữa. Tôi là người sống cần nhiều tình cảm nên rất cần bạn ấy, coi công việc chỉ là một phần của cuộc sống. Làm kinh doanh, làm thuê đâu phải là khổ, khổ là bản thân thấy không hạnh phúc, không thoải mái và thiếu nụ cười, có đúng không mọi người?

Trở về thời thơ ấu của các ông bố bà mẹ, con cái vâng lời cha mẹ là một trong các biểu hiện ngoan ngoãn mà trẻ con phải thực hiện. Tuy nhiên, vâng lời có tốt không và làm cách nào để con cái vâng lời là hai câu hỏi băn khoăn của các vị phụ huynh.

Con vâng lời có tốt không

Thật ra, con vâng lời vừa có cái tốt vừa có cái dở. Nếu các con bất kể cái gì cũng răm rắp nghe lời bố mẹ, bố mẹ không đưa ra yêu cầu thì người con không dám làm gì cả, điều này có vẻ không ổn. Như vậy, con sẽ rất thụ động mà không thể tự mình quyết định việc gì khi thiếu cha mẹ.

Tôi đã từng gặp vài cậu bạn như thế. Họ ăn to nói lớn, chém gió ào ào, tuy nhiên, khi có ai đó đề nghị bạn ấy quyết định việc gì hay làm một việc gì thì lập tức câu hỏi/đề nghị sẽ được truyền đạt thẳng vào tai bố mẹ. Sau đó, mọi việc sẽ do bố mẹ bạn ấy làm hoặc quyết định.

Có nhiều bạn gái không may lấy phải một đức ông chồng như vậy. Các bạn gái đó tâm sự, nhiều khi có việc gì đó em muốn chia sẻ riêng với chồng thì ngay ngày hôm sau đã thấy mẹ chồng biết và nói ra vanh vách. Các đức ông chồng đó dần dần mất đi sự tin tưởng và tôn trọng của vợ. Cuộc sống vợ chồng dần trở nên lục đục và nhiều chuyện khó chịu.

Có nên lúc nào cũng nghe lời bố mẹ năm 2024

Đối với trẻ em, khi chúng bị ép nghe lời răm rắp sẽ vô cùng khó chịu. Thông thường, các cha mẹ sẽ bực bội vô cùng vì quen ép con nghe lời nhưng đến khi con lớn rồi, con không nghe theo nữa. Hệ quả của việc đó là con sẽ tìm cách nói dối cha mẹ, lảng tránh nói chuyện và từ chối làm bạn cùng cha mẹ. Đến khi đó, muốn biết các chuyện đang xảy ra với con sẽ không hề đơn giản. Nhiều bố mẹ lại phải đọc trộm nhật kí hoặc xâm phạm vào các chi tiết đời tư khác của con.

Vì thế, thật ra, đào tạo những đứa con nghe lời răm rắp quả là không phải hoàn toàn tốt đẹp. Có lẽ, các cha mẹ cũng cần phải lựa chọn, nên dạy con thế nào, có cần con nghe lời răm rắp hay không?

Giải pháp để bé vâng lời

Theo tôi, có vài điều chúng ta cần làm rõ ràng:

1. Các con cần nghe lời của cha mẹ và người lớn trong các nguyên tắc của cuộc sống. Đó là luật pháp, là các quy định. Nếu làm sai các quy định, nếu làm sai luật pháp, đương nhiên các con phải chịu phạt.

2. Trong các vấn đề cần có sự quyết định, các cha mẹ cần cho con làm quen với các quyết định và trả giá nếu như quyết định chưa hợp lý. Dần dà, con sẽ quen với việc đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình.

3. Trong gia đình rất nên có các quy định rõ ràng. Với các quy định đó, cả nhà phải tuân thủ, không có trường hợp ngoại lệ. Đến lúc đó, mọi việc sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Bố mẹ lưu ý là nếu bố mẹ làm sai quy định cũng cần bị phạt để làm gương cho con cái.

4. Khi con còn nhỏ, để con có thể nghe và làm theo mọi việc một cách hợp lý, các cha mẹ nên đưa ra nhiều phương án và cho con chọn lựa. Khi đưa ra phương án cũng nên nói trước các hậu quả của phương án để con có thêm thông tin để chọn.

5. Khi gia đình có điều gì cần bàn bạc, cha mẹ rất nên cho con cùng tham gia. Nếu trong trường hợp con đưa ra ý kiến hợp lý, cha mẹ rất nên nghe theo con. Khi đó, con sẽ thấy được tôn trọng và sẽ chững chạc hơn nhiều.

6. Khi các cha mẹ muốn con lắng nghe và làm theo lời khuyên của mình, hãy nghĩ cách lựa lời. Một ví dụ nhỏ dưới đây giúp các cha mẹ hình dung và có thể hiểu được nên chọn câu nào khi khuyên nhủ con:

  1. Con đừng yêu cái thằng đó.
  2. Mẹ nghĩ rằng bạn đó cũng rất tốt. Mẹ chúc mừng con vì đã có một người bạn trai. Mẹ chỉ hơi lăn tăn một chút ở chỗ….

7. Ngoài ra, khi muốn khuyên nhủ con, hãy sử dụng mọi kiến thức khoa học để thuyết phục chứ đừng ép con nghe theo kiểu: Bố là bố của con. Con là con người, con sẽ phản ứng nếu bị ép buộc.

Nói tóm lại, để khuyên nhủ hoặc yêu cầu ai đó làm việc gì, chúng ta phải dựa trên cơ sở các quy định. Ngoài ra, cuộc sống của ai cũng cần tự chủ. Các cha mẹ cần tôn trọng và tạo điều kiện cho con tự quyết hơn là ép con phải nghe lời mình răm rắp.