Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm

Theo các nhà ngôn ngữ học và các chuyên gia giáo dục hàng đầu trên thế giới, “giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi được coi là giai đoạn vàng cho trẻ học ngoại ngữ“. Và nếu con bạn chưa có cơ hội học ngoại ngữ sớm, thì các chuyên gia khuyên “bạn hãy cho trẻ đi học càng sớm càng tốt”. Tại sao lại thế? Hãy cùng anh ngữ Key Means xem các chuyên gia nói gì về TOP 10 lợi ích của việc học ngoại ngữ sớm:

1. Trẻ có nhiều cơ hội và thời gian để học tập hơn:

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm
10 LỢI ÍCH KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH SỚM

Điều này giống như một sự thật hiển nhiên vậy! Con bạn bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1  đến lớp 12, cháu đã có 12 năm học tiếng Anh, còn nếu lên lớp 6 con mới bắt đầu học tiếng Anh, thì chắc chắn là thời gian sẽ ít hơn rồi. Hơn nữa, trẻ bé thường ít áp lực học tập các môn khác như Toán, Văn, Lý, Hóa … hơn các trẻ lớn, nên bạn dễ dàng đầu tư vào ngoại ngữ cho con hơn.

2. Trẻ tự tin hơn trong giao tiếp:

Khi được học một ngôn ngữ mới, trẻ thực sự đã được khám phá một thế giới từ ngữ hết sức kì thú và là một trải nghiệm tuyệt vời. Cảm giác nói ra một âm thanh kì lạ: Hello, what’s your name? (xin chào, tên bạn là gì?) có thể là một động lực lớn khiến trẻ hăng say và thích thú chia sẻ với các bạn và gia đình cũng như mọi người xung quanh. Và trẻ tự tin hơn với thành công bước đầu mà mình làm được cũng có thể là động lực cho trẻ say mê học tập các môn khác nữa.

3. Trẻ phản xạ tự nhiên và phát âm giống người nước ngoài hơn:

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm
10 LỢI ÍCH KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH SỚM

Do đặc điểm phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ nhỏ, trẻ nhỏ có khả năng bắt chước ngôn ngữ từ phát âm cho đến ngữ điệu một cách kì diệu, và sẵn sàng luyện tập để được phản xạ một cách tự nhiên nhất. Bạn hãy thử nói một câu gì đó thật khác lạ (thật nhanh, thật chậm hoặc thật buồn cười vào!) và yêu cầu một trẻ 5 tuổi và một trẻ 10 tuổi nhắc lại xem. Bạn sẽ so sánh thấy ngay kết quả!

4. Trẻ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn:

Năm 2004, Tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh tiếng của Mỹ) đăng một nghiên cứu có tính đột phá trong lĩnh vực ngôn ngữ, chỉ ra rằng những trẻ biết ngoại ngữ sớm có mật độ chất xám trong não cao hơn so với những trẻ không được học ngoại ngữ. Tiến sỹ Ellen Bialystok của đại học York Toronto, Canada (người đã đoạt giải Killam về khoa học xã hội năm 2010) trả lời thời báo NewYork số ngày 30/5/2011 cũng khẳng định các trẻ được học ngoại ngữ sớm có khả năng giải quyết các tình huống phức tạp nhanh hơn và tốt hơn các trẻ không được học ngoại ngữ.

5. Trẻ có kết quả học tập ở trường cao hơn.

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm
10 LỢI ÍCH KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH SỚM

Rất nhiều phụ huynh lo lắng việc đầu tư cho con học ngoại ngữ có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của trẻ ở các môn quan trọng khác. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy: những

trẻ có thời gian học ngoại ngữ dài thường có kết quả trung bình các môn ở trường cao hơn các bạn không được học ngoại ngữ. Theo báo cáo nghiên cứu của trường Đại học Bound năm 2007 thì những sinh viên được học ngoại ngữ liên tục từ 4 năm trở lên có điểm thi đầu vào đại học (kì thi SAT) cao hơn các sinh viên không học ngoại ngữ (hoặc học dưới 6 tháng) là 140 điểm (trên điểm tối đa 800) ở tất cả các môn thi: Toán, Khoa Học và Viết luận.

6. Trẻ có cơ hội khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh nhiều hơn:

Bạn có để ý thấy rất nhiều sản phẩm xung quanh bạn đều có tiếng Anh không? Chiếc điện thoại mới nhất của bạn, máy tính, thuốc uống, xà phòng tắm, dầu gội đầu… Bạn đã bao giờ bực mình vì chiếc điện thoại toàn tiếng Anh mà bạn không thể sử dụng được chưa? Và ngưỡng mộ một người có thể nói chuyện thoải mái với một ông Tây?

7. Trẻ có cơ hội học tập và nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm
10 LỢI ÍCH KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH SỚM

Nếu con của bạn có ước mơ đi du học nước ngoài hay vào các trường đại học danh tiếng, cũng như được làm ở các công ty hàng đầu trên thế giới, thì bạn hãy đầu tư cho con bạn ngoại ngữ ngay từ bây giờ. Xu hướng toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu của thời đại, và biết ngoại ngữ là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa tương lai cho con của bạn.

8. Trẻ có cơ hội hoàn thiện và làm giàu vốn tiếng Việt hơn:

Hầu hết chúng ta nói tiếng Việt mà không mảy may suy nghĩ gì về các cấu trúc hay quy tắc ngữ pháp. Khi học ngoại ngữ, trẻ được tiếp cận với cách thức diễn đạt mới, các cấu trúc ngữ pháp, và có cơ hội để so sánh, đối chiếu và áp dụng trở lại với tiếng Việt. Từ đó, trẻ sẽ diễn đạt tiếng Việt rõ ràng và chính xác hơn.

9. Trẻ có tầm nhìn rộng hơn và hiểu biết nhiều hơn về thế giới:

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm
10 LỢI ÍCH KHI CHO CON HỌC TIẾNG ANH SỚM

Học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học cái vỏ ngôn ngữ bề ngoài, mà trẻ còn được tiếp xúc với đất nước, văn hóa, và con người nói thứ tiếng ấy

10. Hoạt động gắn kết cả gia đình.

Nếu bạn biết ngoại ngữ thì đây đúng là một hoạt động lí tưởng mà bạn và con có thể cùng học và cùng chơi với nhau, cùng chia sẻ niềm vui học tập với con. Bạn vẫn nhớ cảm giác tuyệt vời khi con bạn nói tiếng nói đầu tiên chứ? “Ba, ba, bà bà!”… Những âm thanh đấy mới kì diệu làm sao! Bạn đừng quá khắt khe bắt con phải đúng ngay từ đầu, hãy cùng con nghe các băng đĩa ngoại ngữ và bắt chước nào.

Trên đây là 10 lợi ích khi cho con học tiếng anh sớm mà anh ngữ Key Means chia sẻ để cùng bố mẹ hiểu được lợi ích và xem xét cho bé đi học khi ở độ tuổi phù hợp.

Có nên cho trẻ học ngữ pháp tiếng Anh sớm

Có nên cho trẻ học tiếng Anh từ bé không, học từ mấy tuổi là hợp lý, học như thế nào là hiệu quả và phương pháp học như thế nào là tốt nhất. Đây là các câu hỏi được rất nhiều phụ huynh thắc mắc. Trong bài viết này tôi sẽ đi đến từng trường hợp và phân tích cho phụ huynh xem nhé.

Có nên học không?

Câu trả lời chắc chắn là có, tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng thứ 2 nhiều nhất thế giới. Từ khi đi học, hiện nay tùy vào từng trường có thể cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh từ mẫu giáo. Còn trong chương trình giáo dục phổ thông trẻ được học tiếng anh từ lớp 3.

Học từ mấy tuổi?

Có 1 sai lầm rất nhiều phụ huynh mắc phải đó là quan niệm tiếng Việt còn chưa sõi đòi học tiếng Anh.

Tuy nhiên phụ huynh nên có suy nghĩ hiện đại hơn. Một đứa trẻ sinh ra từ lúc chưa có ngôn ngữ và để học tiếng mẹ đẻ chỉ mất có khoảng 1,5-3 năm tùy vào từng trẻ.

Chính vì vậy trong 3 năm đầu đời càng cho trẻ học tiếng anh sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Chúng ta nếu để ý những đứa trẻ có bố và mẹ ở 2 nước khác nhau lớn lên đều có thể nói được 2 thứ tiếng trước 3 tuổi. Thậm chí nếu bố người Đức, mẹ người Việt nhưng lại sinh sống ở Mỹ thì còn còn có thể nói được 3 thứ tiếng trước 3 tuổi.

Ba năm đầu đời là quãng thời gian trẻ có thể học ngôn ngữ tốt nhất, sau đó sẽ rất khó để học. Chính vì vậy nếu muốn cho trẻ học ngoại ngữ nào nên cho học sớm trước 3 tuổi.

Học như thế nào hiệu quả?

Đây lại cũng là sai lầm đã có ở phần trên, nhiều phụ huynh cứ nghĩ việc học tiếng anh là phải học chữ viết, học ngữ pháp. Nhưng họ lại không nghĩ ra 1 điều đó là con của họ 5-6 tuổi mới học bảng chữ cái tiếng Việt những đã có thể nói tiếng Việt từ lúc khoảng trên dưới 1 tuổi tùy vào trẻ.

Học tiếng Anh và học tiếng Việt với đứa bé dưới 1 tuổi nó không khác gì nhau. Người lớn tuy thông minh hơn rất nhiều nhưng có thể mất cả chục năm để học tiếng Anh không bằng đứa trẻ học chỉ khoảng 2 năm.

Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là bố mẹ nên cho trẻ học tiếng Anh với người bản ngữ, không nên cho trẻ học tiếng Anh với người không phải bản ngữ. Vì người bản ngữ họ nói tiếng Anh rất chuẩn, hình thành ngôn ngữ cho trẻ ngay từ đầu rất thuận lợi.

Để chứng mình điều này tôi sẽ đưa ra một vấn đề cụ thể như sau: Bạn là người miền trung hoặc miền nam, tôi đố bạn có thể dạy con nói tiếng bắc. Nhưng nếu VD bố người bắc, mẹ người trung thì con hoàn toàn có thể nói 2 giọng.

Học tiếng Anh giai đoạn đầu đời của trẻ người ta gọi là học giao tiếp, tiếng Anh giao tiếp, luyện phản xạ. Có nghĩa là học tiếng Anh để hiểu tiếng Anh chứ không phải học theo hình thức dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nghĩa là gì.

Khi 1 đứa trẻ biết nói tiếng Việt cũng là nói theo phản xạ, không tin bạn thử bảo con giải thích nghĩa của từng từ đi xem có hiểu không. VD bạn khen con hôm nay ăn giỏi thế, con thấy mẹ khen nên rất vui. Giờ bạn hỏi con ăn giỏi nghĩa là gì đi, tôi cam đoan gần như không đứa trẻ nào mới biết nói tầm 2- 3 tuổi có thể giải thích.

Tuy nhiên bạn sẽ thấy như thế nào, chúng ta nói con đều hiểu, nhưng không thể giải nghĩa. Con gái của mẹ thật đáng yêu (hỏi con đáng yêu là gì), nhìn con của bố thấy ghét quá (nói ghét nhưng con vẫn hiểu là yêu), cả nhà mình hôm nay đi chơi nhé (nhà mình là cái gì)...

Phương pháp học

Trẻ đang tập nói

Giai đoạn này khoảng từ 1-2 tuổi. Có thể cho trẻ xem những video tiếng Anh, phần mềm học tiếng Anh. Nên có sự sàng lọc, không phải cái gì cũng cho nghe, nên cho trẻ họ từ những ứng dụng có tính chất nghiên cứu về giáo dục.

Với trẻ dưới 8 tuổi

Chỉ nên cho học giao tiếp và phản xạ với người nước ngoài, không nên ép con học chữ nếu con không thích. Tuyệt đối không nên cho học ngữ pháp, vì nó rất khó mà lại làm mất đi cái tự nhiên của ngôn ngữ.

Vẫn cho trẻ tập làm quen với mặt chữ càng sớm càng tốt, nhưng là tập làm quen chứ không bắt buộc trẻ phải nhớ chữ đấy viết như thế nào, đọc là gì.

Với trẻ từ 9 tuổi

Đây là giai đoạn chương trình giáo dục phổ thông cũng đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy. Tùy theo khả năng của trẻ mà chúng ta bắt đầu cho trẻ học viết chữ và ngữ pháp.

Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý rằng học tiếng Anh tốt nhất chính là phương pháp giao tiếp trực tiếp và luyện phản xạ với người bản ngữ.

Tổng kết

Học tiếng anh nên cho trẻ học càng sớm càng tốt, học là học nói, luyện phản xạ để học chứ không phải học viết học ngữ pháp. Nên cho học với người bản ngữ, không nên học với người không phải bản ngữ.

Chúc các bố mẹ lựa chọn được phương pháp học tốt cho con.