Chứng thư thẩm định giá trong mua sắm hàng hóa

Trong trường hợp sử dụng phương pháp so sánh nhưng chỉ có 02 (hai) tài sản so sánh thì kết quả thẩm định giá của phương pháp so sánh chỉ được dùng để kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ các phương pháp thẩm định giá khác.

Thẩm định viên được sử dụng 01 (một) phương pháp thẩm định giá trong các trường hợp:

- Áp dụng phương pháp so sánh khi có nhiều số liệu từ các giao dịch (tối thiểu 03 giao dịch) của các tài sản so sánh trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá.

- Không có đủ thông tin để áp dụng 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở lên và đưa ra căn cứ thực tế chứng minh cho việc không thể khắc phục được những hạn chế về thông tin này.”

2. Tại Khoản 4 Mục I và Khoản 4 Mục II Tiêu chuẩn thẩm định giá số 8 – Cách tiếp cận từ thị trường ban hành kèm theo Thông tư số 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài chính quy định:

“4. Giải thích từ ngữ

Tài sản tương tự là tài sản cùng loại, tương đồng với tài sản thẩm định giá về một số đặc trưng cơ bản như mục đích sử dụng, công dụng, đặc điểm pháp lý và một số đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật chủ yếu như nguyên lý cấu tạo, tính năng kỹ thuật, tính năng sử dụng,…

Tài sản so sánh là tài sản giống hệt hoặc tài sản tương tự với tài sản thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc được chào mua hoặc được chào bán trên thị trường với địa điểm giao dịch, chào mua, chào bán tương tự với tài sản thẩm định giá vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ thị trường là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản giống hệt hoặc tương tự đã có các thông tin về giá trên thị trường.

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản so sánh để ước tính, xác định giá trị của tài sản thẩm định giá. Phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường.

Giao dịch phổ biến trên thị trườnglà hoạt động mua, bán tài sản được tiến hành công khai trên thị trường. Một tài sản được xác nhận là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 3 tài sản tương tự đã có giao dịch mua, bán trên thị trường.

(BĐT) - Chứng thư thẩm định giá - tài liệu quan trọng để lập dự toán gói thầu - cần được xây dựng bởi đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp, liêm chính. Coi nhẹ khâu thẩm định giá là nguy cơ làm giảm hiệu quả đầu tư, đẩy những người tham gia hoạt động mua sắm vào rủi ro pháp lý.

Chứng thư thẩm định giá trong mua sắm hàng hóa
Sự yếu kém về chất lượng của các chứng thư thẩm định giá lĩnh vực thiết bị y tế khiến việc xây dựng dự toán gói thầu gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Song Lê

Theo tìm hiểu của phóng viên, giai đoạn trước 2021, tình trạng thẩm định giá hình thức, không khách quan, không đủ độ tin cậy và không bám sát diễn biến thị trường, thậm chí có động cơ vụ lợi rất phổ biến trong hoạt động đấu thầu. Một số đơn vị tư vấn đấu thầu mua sắm thiết bị y tế cho biết, các chủ đầu tư phó thác hoàn toàn cho đơn vị tư vấn thẩm định giá mà không thực hiện các bước hậu kiểm, đối chiếu. Thậm chí, một số chủ đầu tư còn chỉ định đơn vị thẩm định giá nên tham khảo giá thiết bị từ các nhà thầu cung cấp.

Một giám đốc bệnh viện tại TP.HCM lý giải về giá thiết bị chụp MRI như sau: “Đây là thiết bị mới hoàn toàn tại Việt Nam. Do đó, đơn vị thẩm định giá không có nhiều kênh tham khảo. Bệnh viện chỉ có duy nhất một báo giá để đối chiếu, làm cơ sở xây dựng giá gói thầu của thiết bị”. Còn theo đơn vị tư vấn thẩm định giá, họ “không biết tham khảo giá từ nguồn nào cho khách quan ngoài chính các nhà thầu từng cung ứng cho bệnh viện này”.

Thực trạng yếu kém về chất lượng của các chứng thư thẩm định giá lĩnh vực thiết bị y tế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế quy định phải thực hiện kê khai giá. Tại Điều 44 quy định: “Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều mặt hàng chưa được các đơn vị cung cấp thực hiện kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế. Chưa có quy định, hướng dẫn rõ ràng về: xây dựng danh mục, lập thông số kỹ thuật, cấu hình, quy trình mua sắm... đối với các mặt hàng tiêu hao như: vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm. Do đó, việc xác định giá rất khó khăn.

Tại Bắc Ninh, việc mua sắm một số trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, sinh phẩm cũng gặp khó khăn do không xây dựng được giá gói thầu. Đồng thời, thông tin tham khảo giá trúng thầu của nhiều mặt hàng về đặc tính, thông số kỹ thuật chưa đầy đủ hoặc không rõ ràng, dẫn tới công tác thẩm định giá chưa hiệu quả.

TP. Đà Nẵng cho biết, việc nhiều doanh nghiệp chưa hiện kê khai giá đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất lưu hành, gây khó khăn cho công tác thẩm định giá, khó xác định được giá khi xây dựng dự toán gói thầu.

Theo các chuyên gia đấu thầu, công tác thẩm định giá thiết bị đang bị lỏng lẻo từ nhiều phía, đặc biệt là các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động thẩm định giá. Kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra hàng loạt dự án vi phạm quy định về đấu thầu đều nhấn mạnh sự yếu kém, không đủ tin cậy của các chứng thư thẩm định giá. Tình trạng thổi giá thiết bị đều bắt nguồn từ những chứng thư thẩm định giá được thẩm định, ban hành thiếu chính xác, khách quan, minh bạch.

Liên quan đến trách nhiệm giám sát hoạt động thẩm định giá, Bộ Tài chính vừa thông tin, sau khi tiến hành kiểm tra, đã phát hiện hàng loạt tồn tại của hoạt động này. Trong đó có việc không thực hiện đúng quy trình thẩm định giá, phát hành chứng thư thẩm định giá hoặc báo cáo thẩm định giá không đủ thông tin cơ bản theo hướng dẫn tại Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số thẩm định viên còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết chưa sâu về tài sản thẩm định giá và thị trường của tài sản thẩm định giá, nên chưa có những đánh giá, biện luận cần thiết để có kết luận phù hợp về giá trị của tài sản.

Bộ Tài chính yêu cầu các bên tuân thủ đúng các quy định, trước hết là Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Trong đó, thực hiện nghiêm túc quy trình khảo sát, thu thập và phân tích thông tin. Các thông tin thu thập phải ghi rõ nguồn, bảo đảm tính khách quan, trung thực và được kiểm chứng, xác minh nhằm bảo đảm độ tin cậy, chất lượng thông tin trước khi áp dụng các phương pháp thẩm định giá để ước tính giá trị tài sản.